Về khái niệm biểu trưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ phương tiện nghề cá ở kiên giang dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 97 - 99)

8. Cấu trúc của đề tài

3.3.1. Về khái niệm biểu trưng

Bên cạnh chức năng định danh, vốn từ chỉ phương tiện nghề cá ở Kiên Giang còn có khả năng khơi gợi những liên tưởng sâu xa thú vị trong ý thức mỗi người dân. Những liên tưởng này gắn với một đặc điểm, thuộc tính nào đó của đối tượng tạo ra những ý nghĩa biểu trưng của từ. Biểu trưng (symbol – tiếng Anh, symbole – tiếng Pháp) có nguồn gốc từ tiếng Latin có nghĩa là dấu hiệu. Hiện nay, có nhiều quan niệm về biểu trưng. Chẳng hạn:

Theo Từ điển tiếng Việt, biểu trưng có nghĩa là “biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất” [45, tr. 66].

94

niệm như sau: “Biểu trưng là một sự vật mang tính chất thông điệp được dùng để chỉ ra một cái ở bên ngoài, theo một quan hệ ước lệ, tức võ đoán (không tất yếu) giữa sự vật trong thông điệp và sự vật bên ngoài. [58, tr. 84-85]

Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đó mang tính trừu tượng. Đó là hiện tượng phổ biến khá quen thuộc phản ánh quan niệm “ngây thơ” dân gian của mỗi tộc người đôi khi được cố định hóa trong ngôn ngữ. Khi một sự vật, hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó (và kèm theo tên gọi của nó) sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững” [57, tr. 378].

Theo Lê Quang Thiêm: “Nghĩa biểu trưng là nghĩa biểu đạt một cách tượng trưng âm thanh hay hình dáng mà từ gợi ra, người nói, người nghe có thể hình dung, liên tưởng đến” [53, tr. 214]

Từ những quan niệm trên, có thể hiểu biểu trưng chính là lấy hình ảnh của một sự vật cụ thể để chỉ một ý niệm trừu tượng. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng cách hiểu của Hoàng Trọng Canh về biểu trưng. Theo ông, biểu trưng là “một loại chuyển nghĩa được tạo ra trên cơ sở quan hệ tương đồng hay tương cận, có tính chất hàm ẩn, biểu hiện khái quát, trừu tượng nhờ vào sự liên tưởng gắn với tên gọi của từ và ngữ khi từ ngữ được sử dụng. Hình ảnh quen thuộc với những thuộc tính đặc trưng mà tên gọi của từ ngữ gợi ra, tạo nên mối liên tưởng chuyển nghĩa biểu trưng cho nhiều đặc điểm, tính chất tâm lí, đời sống con người” [11, tr. 17].

Do cách thức tiếp nhận thế giới khách quan của các cộng đồng dân cư khác nhau nên sự liên tưởng, sự tri nhận và sự vận dụng vào quá trình giao tiếp ở mỗi cộng đồng cũng khác nhau; có nghĩa là ý nghĩa của từ sẽ mang những đặc trưng về điều kiện địa lí, tự nhiên, về lịch sử, kinh tế, kinh nghiệm, … của cộng đồng ấy. Như vậy, có thể nói đặc trưng văn hóa được thể hiện rõ

nét ở hình ảnh, đặc trưng lựa chọn biểu trưng, ở ý nghĩa biểu trưng của từ. Hình ảnh biểu trưng gắn với định danh của từ và phải mang tính quen thuộc với mọi người. Vì thế, biểu trưng của từ thường có tính ổn định và có tính cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ phương tiện nghề cá ở kiên giang dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)