Ngoại giao trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao và ý nghĩa của nó đối với hoạt động ngoại giao việt nam với hiệp hội các quốc gia đông nam á ( ASEAN) giai đoạn hiện nay (Trang 27)

Vấn đề dân tộc nói chung, các quyền dân tộc cơ bản nói riêng, đã đƣợc nêu ra từ rất lâu thế nhƣng nó chỉ đƣợc xác định rõ nét nhất khi đất nƣớc chúng ta đã quyết đấu tranh không khoan nhƣợng với mục đích duy nhất là giành lại các quyền dân tộc cơ bản. Đây cũng chính là mục tiêu phấn đấu cả đời mà chủ tịch Hồ Chí Minh tâm huyết. Hơn thế nữa công cuộc đấu tranh giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc mà Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng Việt Nam đạt đƣợc còn có sự gắn kết sâu sắc với phong trào dân

tộc bị áp bức ở các nƣớc khác góp phần thực hiện đầy đủ hơn các quyền dân tộc trên phạm vi thế giới.

Trong “Tuyên ngôn độc lập” của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 tại quảng trƣờng Ba Đình lịch sử Ngƣời đã kế thừa từ bản Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 bằng đoạn trích cơ bản nhất của văn kiện này: “Tất cả mọi ngƣời sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thế xâm phạm đƣợc, trong những quyền ấy, có quyền đƣợc sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc”.[33, tr.1]. Qua đó ta thấy rằng trong tƣ tƣởng ngoại giao Hồ Chí Minh thì các quyền dân tộc cơ bản đƣợc xem là một khía cạnh đáng quan tâm, nổi bật và quan trọng. Các quyền dân tộc cơ bản đó bao gồm: độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nƣớc và quyền dân tộc tự quyết.

Ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã xác định cho con đƣờng cách mạng Việt Nam hƣớng đi đúng đắn khi nhận định đúng mâu thuẫn chủ yếu nhất của xã hội Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ XX là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai điều đƣợc rút ra từ chính tƣ duy nhạy bén riêng biệt sau khi Ngƣời đọc đƣợc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cƣơng về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. Chính vì vậy, Ngƣời đã giành trọn cuộc đời và trí tuệ của mình cho việc giành lại các quyền dân tộc cơ bản cho nhân dân Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận và thực tiễn đấu tranh của các dân tộc.

Vào tháng 1/1919 tại Hội nghị Véc-xây lãnh tụ vĩ đại của chúng ta đã gửi Bản yêu sách 8 điểm đòi công nhận các quyền tự do, dân chủ và tự quyết sơ đẳng cho nhân dân Việt Nam. Bắt đầu từ đó Ngƣời đã không

ngừng ra sức trang bị cho mình hệ thống lý luận cùng những kiến thức về thế giới và sách lƣợc ngoại giao để lãnh đạo cách mạng Việt Nam bằng những kinh nghiệm thực tiễn trong suốt quá trình bôn ba tìm đƣờng cứu nƣớc.

Cái hay trong phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh không chỉ là ở tài năng mà còn là ở việc tìm hiểu thấu đáo để đánh lại kẻ thù bằng chính lý lẽ của chúng. Trong Tuyên ngôn độc lập của mình Ngƣời còn trích dẫn cả Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp về quyền con ngƣời và đi đến khẳng định: “Các nƣớc đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng…quyết không thể không công nhận quyền độc lập của nhân dân Việt Nam”. “Nƣớc Việt Nam có quyền hƣởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nƣớc tự do, độc lập”.

Không một quốc gia dân tộc độc lập nào lại không mong muốn có đƣợc các quyền dân tộc cơ bản nhất là quyền dân tộc tự quyết. Chính vì vậy mà bằng tài năng của mình Hồ Chí Minh đã buộc Pháp thừa nhận trong Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 một số quyền dân tộc của Việt Nam và mở ra con đƣờng để quốc tế thừa nhận ta là một quốc gia độc lập. Tiếp sau đó là những lần kí hiệp định Giơnevơ rồi đến hiệp định Paris đều nhằm đến mục đích duy nhất là từng bƣớc để các nƣớc công nhận quyền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Chúng ta sẽ chẳng có tiếng nói, sẽ chẳng thực sự độc lập và bình đẳng với các nƣớc khác nếu nhƣ những cả những quyền cơ bản nhất chúng ta cũng không có đƣợc. Chính vì thế Hồ Chí Minh dành trọn tâm huyết và sức lực của mình để dấn thân ra đi và tìm một con đƣờng đúng đắn nhất cho cách mạng Việt Nam đòi lại những điều đáng lẽ ra chúng ta phải có từ lâu.

1.2.3 Tự lực, tự chủ, tự cường gắn với đoàn kết quốc tế

Trong tƣ tƣởng ngoại giao Hồ Chí Minh có một nguyên tắc chủ yếu mà trong nhiều hoàn cảnh cụ thể đƣợc Ngƣời nêu ra đó là “Muốn ngƣời ta giúp cho, thì trƣớc hết mình phải tự giúp lấy mình đã”.[31, tr.293]. Tƣ tƣởng ấy thể hiện tinh thần tự lực, tự chủ, tự cƣờng trong tất cả các lĩnh vực và ngoại giao cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó tinh thần tự chủ tự cƣờng còn gắn với một khía cạnh là sự đoàn kết quốc tế bởi lẽ chính tinh thần đoàn kết mà các nƣớc bạn bè anh em đã giúp đỡ và hỗ trợ Việt Nam rất nhiều từ thời chiến đến thời bình. Điểm chủ yếu trong tƣ tƣởng này là việc nhìn nhận các vấn đề liên quan đến lợi ích chủ quyền quốc gia đều phải tự mình dựa vào sức mình mà giải quyết đừng trông chờ, ỷ lại. Nói nhƣ thế lại không có nghĩa là xem thƣờng hay từ chối sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế nhƣng nó chỉ là yếu tố phụ, cái chính vẫn là ở sức mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng trả lời một bài phỏng vấn vào tháng 5/1947 về quan niệm độc lập rằng: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”[34, tr.136]. Độc lập tự chủ theo quan niệm Hồ Chí Minh là tƣ duy sáng tạo, không có sự rập khuôn máy móc hay thụ động, ỷ lại mà phải bằng việc nhạy bén, nắm bắt thời cơ, hành động kịp thời. Ý thức tự lực, tự chủ, tự cƣờng còn có nghĩa là dân tộc Việt Nam phải tự mình hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách đối nội và đối ngoại; phải vạch rõ những phƣơng pháp và những biện pháp của riêng mình. Đƣờng lối đó phải phục vụ lợi ích quốc gia nhƣ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nƣớc, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Vận dụng hợp lý từ quan điểm mácxit về vai trò của nhân tố bên trong và bên ngoài trong giải quyết mâu thuẫn, Hồ Chí Minh chủ trƣơng

phát huy tối đa sức nội lực bên trong của tinh thần dân tộc bao gồm chủ nghĩa yêu nƣớc, đoàn kết, tinh thần tƣơng thân tƣơng ái cùng những truyền thống nhân nghĩa cốt lõi khác. Ở thời đại Hồ Chí Minh những giá trị truyền thống của dân tộc đƣợc nâng tầm giá trị mới, nó trở thành một hệ thống tƣ tƣởng tạo thành chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do”; “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ”. Chính từ tinh thần nội lực bên trong đó là nguồn sức mạnh tiềm tàng giúp chúng ta vƣợt qua hết mọi khó khăn thử thách, đứng dậy vƣơn mình sau những lần thất bại, làm lành cả những vết thƣơng chiến tranh và nâng tầm giá trị dân tộc. Đây là cơ sở tiền đề cho mở rộng quan hệ đoàn kết quốc tế với bạn bè thế giới theo quan điểm: “Nƣớc ta là một bộ phận của thế giới. Tình hình của nƣớc ta có ảnh hƣởng đến thế giới, mà tình hình thế giới cũng có quan hệ đến nƣớc ta.”[35, tr.173]. Độc lập tự chủ, tự lực, tự cƣờng nhằm bảo đảm việc thực hiện các quyền dân tộc chính đáng trong điều kiện các quyền lợi chồng chéo của các quốc gia. Tuy nhiên, độc lập, tự chủ, tự cƣờng khác xa so với chủ nghĩa dân tộc cực đoan; đó là việc thể hiện lòng tự tôn dân tộc, yêu quý và bảo vệ lợi ích cho dân tộc mình lại xem thƣờng và gây ảnh hƣởng đến lợi ích các dân tộc khác, bất chấp ảnh hƣởng và mối quan hệ quốc tế sâu rộng để đạt đƣợc lợi ích cuối cùng.

Bối cảnh thời đại mới ngày nay, một đất nƣớc muốn phát triển bền vững ngoài những yếu tố thuộc tự lực, tự chủ còn đòi hỏi tăng cƣờng đoàn kết và tranh thủ sự hợp tác quốc tế, coi đây là vấn đề mang tính chiến lƣợc hàng đầu trong chủ trƣơng trong quan hệ ngoại giao của cách mạng Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh. Ngƣời từng phát biểu “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mạng thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân An Nam cả” [30, tr.301]. Gắn

cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới góp phần liên hiệp các dân tộc bị áp bức nói chung, đặc biệt ở phƣơng Đông nói riêng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trên cơ sở thêm bạn bớt thù, tránh đối đầu và không gây thù oán với một ai, Hồ Chí Minh cho rằng cần tìm ra những điểm tƣơng đồng để khai thác mọi khả năng liên kết tập hợp lực lƣợng. Sự nghiệp cách mạng là riêng biệt ở mỗi quốc gia, nhƣng cần gắn cái riêng đó vào ngôi nhà chung của cách mạng thế giới, kết hợp tinh thần dân tộc với bản chất quốc tế, sức mạnh yêu nƣớc với ý chí quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài tạo nên sức mạnh tổng hợp. Muốn càng có nhiều sự hợp tác, ủng hộ thì càng cần có tiềm lực vững chắc về kinh tế, chính trị do vậy việc nâng cao giá trị kinh tế cũng nhƣ nâng tầm chính trị là một trông những điều kiện thuận lợi góp phần thành công cho quan hệ đoàn kết quốc tế đúng nhƣ câu “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”[33, tr.126]. Đoàn kết quốc tế không đơn thuần chỉ là mối quan hệ một chiều mà là sự tác động qua lại giữa một quốc gia với các nƣớc khác trên thế giới. Việt Nam là một bộ phận đƣợc bạn bè thế giới quan tâm giúp đỡ thì ngƣợc lại chúng ta phải có nghĩa vụ đóng góp vào sự nghiệp cách mạng chung đó bằng sức ngƣời, sức của và cả những đƣờng lối chiến lƣợc đấu tranh.

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, tự cƣờng gắn với đoàn kết là hệ thống quan điểm thể hiện các nội dung về kết hợp sức mạnh trong nƣớc với sức mạnh quốc tế; về mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực và các phƣơng châm, phƣơng pháp nhằm phát huy hiệu quả của kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nƣớc ta.

1.2.4 Kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại, phát triển mối quan hệ với bạn bè thế giới bạn bè thế giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của tƣ duy, phƣơng pháp cũng nhƣ cách thức ngoại giao độc đáo, sáng tạo và đầy linh hoạt. Ngƣời cũng là tƣợng trƣng cho sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nƣớc chân chính với tinh thần quốc tế trong sáng mang yếu tố dân tộc và thời đại. Suốt cuộc đời Ngƣời phấn đấu và hi sinh không chỉ vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc, ấm no cho nhân dân mà còn vì tình đoàn kết, hữu nghị, thân ái và chân thành với các dân tộc trên thế giới. Việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một tƣ tƣởng lớn trong hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.

Sức mạnh dân tộc theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh kiên cƣờng, phẩm chất đạo đức cùng những giá trị truyền thống quý báo về lịch sử, văn hóa…Những nhân tố đó tạo nên một sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn hình thành nên nội lực của dân tộc. Sức mạnh dân tộc đƣợc thể hiện thông qua bản thân mỗi con ngƣời vì vậy yếu tố con ngƣời với đầy đủ năng lực, trí tuệ và phẩm chất mang giá trị vô cùng quý giá. Sớm nhận thấy đƣợc vai trò quan trọng của yếu tố con ngƣời Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch “trồng ngƣời” theo mục tiêu trăm năm để chăm lo đào tạo và bồi dƣỡng thế hệ kế thừa cho cách mạng Việt Nam; một thế hệ vừa hồng vừa chuyên vừa vững vàng chính trị, vừa có tri thức và đạo đức.

“Sức mạnh thời đại, trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh bao gồm trƣớc hết sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới và các Đảng tiên phong của nó; là sức mạnh của chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết cách mạng và khoa học; là sức mạnh của khối liên minh chiến đấu giữa lao động ở các thuộc địa với vô sản

ở chính quốc. Dần dần, cùng với sự phát triển của lịch sử, nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại đƣợc bổ sung những nhân tố mới. Đó là sức mạnh của sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nƣớc trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, sự phối hợp và ủng hộ lẫn nhau giữa các phong trào vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên thế giới”. [44, tr.566].

Quan điểm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là một quan điểm lớn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Ngƣời luôn coi cách mạng nƣớc ta là một phần của cách mạng thế giới; nhiều lần Ngƣời nói, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, ai làm cách mạng trên thế giới đều là bạn của Việt Nam. Quan điểm đó một mặt thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với các nƣớc trên thế giới để cùng nhau chung tay giải phóng dân tộc, giải phóng con ngƣời khỏi áp bức bóc lột; mặt khác thể hiện sự ủng hộ chia sẻ của bạn bè thế giới đối với con đƣờng cách mạng của Việt Nam đi đến thắng lợi. Một nôi dung nữa trong vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại theo Hồ Chí Minh đó là việc hài hòa giữa chủ nghĩa yêu nƣớc với tinh thần quốc tế trong sáng. Để làm đƣợc điều đó đòi hỏi bản thân mỗi ngƣời làm cách mạng cần thấm nhuần và ghi nhớ tránh rơi vào tình trạng cá nhân dân tộc vị kỉ, dân tộc hẹp hòi; Ngƣời hay nhắc nhở: “Không vì thắng lợi của cách mạng nƣớc mình mà làm tổn hại đến cách mạng nƣớc bạn” và “dù màu da có khác nhau, nhƣng những ngƣời nô lệ cần đoàn kết lại để chống áp bức”.

Mặc dù kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại thế nhƣng Hồ Chí Minh cũng luôn nhấn mạnh việc cần thiết của ý thức tự chủ dựa vào sức mình là chính tránh tình trạng ỷ lại mà phải biết dung hòa hợp lí kết hợp sức mạnh thời đại cùng sự giúp đỡ quốc tế sao cho phù hợp. Dựa

trên tinh thần quốc tế trong sáng việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại mở rộng ra có nghĩa là Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác đáng tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vừa hợp tác vừa hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đặc biệt hơn cả là sự gắn bó với bạn bè láng giềng hữu nghị; trong mối thâm tình với các nƣớc trên thế giới phải kể đến là Nga (Liên Xô trƣớc đây), Cu Ba, Trung Quốc, Lào, Campuchia…trong khó khăn của thời chiến luôn dành sự quan tâm và hết lòng hỗ trợ Việt Nam về sức ngƣời sức của. Mối quan hệ bạn bè có gắn bó, tình hữu nghị đƣợc tăng cƣờng thì mới thúc đẩy hơn việc phát huy sức mạnh dân tộc và thời đại nhằm mục đích duy nhất là làm cho đất nƣớc Việt Nam phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao và ý nghĩa của nó đối với hoạt động ngoại giao việt nam với hiệp hội các quốc gia đông nam á ( ASEAN) giai đoạn hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)