Nhƣ đã phân tích ở những nội dung trên, Việt Nam gặp khó khăn và hạn chế trong việc gia tăng sức đề kháng khi cạnh tranh về mặt kinh tế, chính trị, quân sự…so với các nƣớc khác trong khu vực. Một phần của hạn chế trên là do tiềm lực về kinh tế của nƣớc ta chƣa theo kịp cũng nhƣ chƣa thật sự vững chắc để đảm bảo cho nhu cầu thay đổi cơ cấu, kỹ thuật, trình độ, khoa học công nghệ diễn ra liên tục. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam ở vị trí 77. So sánh trong ASEAN, thì Việt Nam đứng sau hầu hết các nƣớc, chỉ trên Lào và Campuchia. Nguyên nhân của hạn chế một phần còn là do sự bùng lên của cuộc cách mạng 4.0, khoa học công nghệ phủ sóng trên mọi mặt trận chính vì vậy ai chƣa theo kịp thì sẽ nằm lại ở top sau.
Bên cạnh đó, mặc dù có những nổi bật trong hoạt động ngoại giao nhƣng có lúc có nơi tại các diễn đàn và hội nghị chúng ta chƣa thật sự phát huy hết khả năng cùng tiềm lực vốn có của mình. Sau mỗi diễn đàn, khả năng liên kết, mở rộng hợp tác và tăng cƣờng trao đổi giữa chính phủ và các doanh nghiệp còn hạn chế hơn so với những cơ hội đƣợc tạo ra. Các doanh nghiệp chƣa nắm bắt kịp thời cơ hội trong các cuộc gặp gỡ do thiếu nhạy bén cũng nhƣ chƣa đáp ứng đủ nhƣ cầu nhƣ mong muốn của các công ty liên kết. Ngoại giao mềm dẻo, thiết thực, phù hợp nhƣng có lúc còn chƣa thực sự linh hoạt, năng động và hiệu quả chƣa cao. Nguyên nhân của hạn
chế về năng lực cạnh tranh hay khả năng ngoại giao chƣa cao xuất phát từ thực tế chúng ta quen với nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, chƣa tập trung, chƣa quen với cơ chế thay đổi và cạnh tranh liên tục của kinh tế thị trƣờng nhiều biến động. Tuy nhiên, nguyên nhân hạn chế này có thể đƣợc khắc phục nếu chúng ta biết thích nghi và thay đổi, biết nắm bắt thời cơ và vận dụng chính sách ngoại giao phù hợp.