Ngoại giao là mặt trận quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao và ý nghĩa của nó đối với hoạt động ngoại giao việt nam với hiệp hội các quốc gia đông nam á ( ASEAN) giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 74)

Ngoại giao đƣợc xem là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Thông qua hoạt động ngoại giao chúng ta sẽ phát huy đƣợc tiềm năng, lợi thế của đất nƣớc do những điều kiện thuận lợi về địa kinh tế, địa chính trị mang lại; đồng thời tận dụng đƣợc sức mạnh của các nƣớc trong khu vực để hợp tác cùng phát triển thúc đẩy sự đi lên của quốc gia dân tộc.

Chặng đƣờng lịch sử Việt Nam từ khi giành đƣợc độc lập đến tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhƣ hiện nay ta thấy rằng ngoại giao luôn giữ vai trò vị trí quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới ngoại giao, theo Ngƣời ngoại giao đƣợc xem và đƣa vào vận dụng nhƣ một mặt trận. Đây là “mặt trận không tiếng súng” nhƣng không kém phần gay go và quyết liệt đòi hỏi từng cán bộ hoạt động phải giữ lập trƣờng, quan điểm vững vàng, bản lĩnh và sự linh hoạt. Coi ngoại giao nhƣ một mặt trận có nghĩa là ngoại giao cũng đƣợc quan tâm ngang hàng cùng tất cả các lĩnh vực khác nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…nằm trong khối chỉnh thể của nhà nƣớc và phải không ngừng đƣợc quan tâm nhƣ là nhiệm vụ cách mạng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngoại giao đƣợc kết hợp cùng với quân sự, kinh tế lại càng thúc đẩy quá trình cách mạng nhanh đi đến thắng lợi. Đi kèm với bƣớc tiến trên mặt trận ngoại giao luôn là sự giành ƣu thế nào đó từ quân sự và kinh tế. Chính vì thế làm sao để phát huy

sức mạnh nội lực tổng hợp tối đa ở tất cả các ngành các lĩnh vực để đem lại thắng lợi ngoại giao là điều cần thiết. Trên mặt trận ngoại giao đòi hỏi sự quan tâm của tất cả hệ thống chính trị, có làm tốt công tác ngoại giao mới thức đẩy kinh tế xã hội từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng và đi lên. Trên mặt trận này cũng đối mặt không ít khó khăn, từng hƣớng đi cách làm phải linh hoạt, nhạy bén và chính xác bởi lẽ sự thay đổi một chính sách hay phƣơng pháp ngoại giao chƣa phù hợp sẽ ảnh hƣởng đến cả mọi tiến trình chung của con đƣờng cách mạng. Trên mặt trận ngoại giao cán bộ lãnh đạo cũng là chiến sĩ, mặc dù là chiến trƣờng không tiếng súng nhƣng không vì thế mà mặt trận này kém phần nguy hiểm và phức tạp, ngƣợc lại nó đầy trẩy khó khăn thử thách. Trong những năm qua, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của mặt trận ngoại giao Đảng và Nhà nƣớc ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác thúc đẩy phát triển ngoại giao nhất là với các nƣớc láng giềng hữu nghị lâu đời và khối ASEAN.

Kế thừa quan điểm ngoại giao Hồ Chí Minh về vị trí , vai trò quan trọng của công tác ngoại giao, trong từng mối quan hệ ngoại giao với các nƣớc mà đặc biệt là ASEAN, Việt Nam luôn xem trọng công tác ngoại giao và coi đây là kim chỉ nam gắn kết mối quan hệ. Từ đó phát triển trên mọi lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao và ý nghĩa của nó đối với hoạt động ngoại giao việt nam với hiệp hội các quốc gia đông nam á ( ASEAN) giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 74)