Chuyên gia về kinh tế, chính trị hay ngoại giao là một trong những nhân vật quan trọng các nƣớc phát triển hiện nay. Chuyên gia là thuật ngữ chỉ về những ngƣời ngƣời đƣợc đào tạo theo hƣớng chuyên sâu có kinh nghiệm thực hành công việc và có kỹ năng thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể hoặc có hiểu biết vƣợt trội so với mặt bằng kiến thức chung. Các chuyên gia có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua việc cho ý kiến, tham vấn) vào một công việc hay một lĩnh vực cụ thể. Chính vì có những đặc điểm khác biệt hơn so với các nhân viên bình thƣờng khác nên họ sẽ có cái nhìn thấu đáo, bao quát và toàn diện trong các lĩnh vực chuyên sâu từ đó đƣa ra những nhận định, những lời góp ý có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao…cùng nhiều hoạt động khác. Quan sát kĩ chúng ta có thể thấy, trong những cuộc tranh cử hoạt trong những chính sách của các nguyên thủ quốc gia đề ra luôn ẩn mình sau đó là sự tham vấn của chuyên gia để từ đó hạn chế tối đa sai lầm, khuyết điểm cho các chính sách. Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù còn khá mới mẻ nhƣng những chuyên gia trong các lĩnh vực đã dần xuất hiện điều đó phần nào thể hiện sự cố gắng của hệ thống chính trị và các doanh nghiệp trong việc tiến gần hơn đến với các nƣớc trong khu vực.
Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, các chuyên gia ở Việt Nam một là còn hạn chế về số lƣợng, hai là còn ít kinh nghiệm trong các chiến lƣợc ngoại giao, kinh tế với các nƣớc lớn. Điều đó phần nào do việc tham vấn ngoại giao, kinh tế mới chỉ xuất hiện thời gian gần đây chính vì vậy việc cọ xát và tìm hiểu sâu hơn về thực tế với chiến lƣợc kinh tế chính trị các nƣớc trong và ngoài khu vực còn ít nhiều hạn chế. Không ít chủ trƣơng, phƣơng hƣớng đề ra còn mắc sai lầm, khuyết điểm do đó nếu thực hiện tốt việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đội ngũ chuyên gia đứng đầu chắc chắn sẽ giải quyết tốt những vấn đề trên góp phần đƣa hoạt động ngoại giao, hội nhập kinh tế quốc tế với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới với Việt Nam ngày càng mở rộng.
Kết luận chƣơng 2
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam ngày càng phát huy vai trò lợi thế từ tiềm năng vốn có của mình nhất là trong quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Từ đây thấy rõ, cộng đồng ASEAN có vai trò, vị trí quan trọng để giúp các quốc gia trong khu vực nâng tầm giá trị và thể hiện khả năng của dân tộc mình. Riêng Việt Nam, hơn 20 tham gia vào cộng đồng ASEAN, chúng ta đã có những bƣớc tiến xa đáng kể từ nhiều lĩnh vực và nổi bật nhất là về kinh tế thông qua những thành tựu đáng tự hào nhƣng đồng thời cũng thấy đƣợc một số hạn chế cần khắc phục để trong thời gian tới hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và ASEAN không ngừng đƣợc nâng tầm.
CHƢƠNG 3
Ý NGHĨA CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGOẠI GIAO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM – ASEAN