Phép đo tính chất từ của vật liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang, từ của vật liệu tổ hợp nền bifeo3 (Trang 36 - 38)

6. Nội dung nghiên cứu

2.2.3. Phép đo tính chất từ của vật liệu

Các phép đo đường cong từ hóa ban đầu và đường cong từ trễ M(H)

nhằm xác định trạng thái từ, giá trị mômen từ bão hoà Ms, lực kháng từ Hc và trong một vài trường hợp được tính toán để xác định giá trị tuyệt đối của từ thẩm |r|. Các phép đo này được thực hiện trên hệ đo từ kế mẫu rung (VMS) tại Phòng thí nghiệm Vật liệu Từ và Siêu dẫn, Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn lâm và Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hệ đo này có khả năng đo từ độ phụ thuộc vào từ trường ngoài và nhiệt độ với độ nhạy là 10-4 emu. Phép đo được thực hiện dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, trong đó sự thay đổi từ thông do mẫu sinh ra được chuyển thành tín hiệu điện.

Hình 2.5. Thiết bị đo từ kế mẫu rung

Hình 2.6. Sơ đồ cấu tạo của hệ đo từ kế mẫu rung VSM

Khi thực hiện phép đo sự phụ thuộc của từ độ mẫu vào từ trường ngoài, hướng mẫu rung được chọn là hướng Z vuông góc với hướng từ hóa mẫu X. Các cuộn thu tín hiệu (pick – up) được thiết kế theo cấu hình ngang, chúng được đặt cố định trên mặt phẳng YZ và dọc theo trục X (hướng của từ trường

từ hóa mẫu). Các tín hiệu lấy từ cuộn pick – up được khuếch đại lọc lựa tần số nhạy pha và số hóa rồi chuyển đổi sang giá trị từ độ theo hệ số chuẩn của hệ đo. Việc ghép nối các thiết bị của hệ đo với máy tính cho phép các số liệu của hệ đo được số hóa và được thu nhận một cách chính xác, đầy đủ. Trong thời gian đo đạc, các kết quả đo có thể được quan sát trực tiếp trên màn hình máy tính và được lưu trữ trong các file số liệu hoặc được in trực tiếp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang, từ của vật liệu tổ hợp nền bifeo3 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w