Trong mục này, các yêu cầu cơ bản đối với thiết bị trên xe (OBU), thiết bị bên đường (RSU) sẽ được thảo luận. Theo “Bộ TTTT, 2013” có hai Quy chuẩn quốc gia đối với các thiết bị này là:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ thấp dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải. Ký hiệu QCVN 75:2013/BTTTT. Các quy định kỹ thuật và phương pháp đo của QCVN 75:2013/BTTTT phù hợp với tiêu chuẩn ES 200 674-2 V1.1.1 (1999-02) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI);
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải. Ký hiệu QCVN 76:2013/BTTTT. Các quy định kỹ thuật và phương pháp đo của QCVN 76:2013/BTTTT được xây dựng trên cơ sở chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn ETSI ES 200 674-1 v2.2.1 (2011-02) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI). Hai quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng cho các thiết bị truyền dẫn dữ liệu băng tần 5,8 GHz sử dụng trong giao thông:
Có kết nối đầu ra vô tuyến và anten hoặc có anten tích hợp;
Chỉ dùng cho truyền dữ liệu;
Tốc độ dữ liệu hướng lên và hướng xuống lên đến 31,5 kbit/s;
Quy chuẩn này áp dụng chung cho các thiết bị đặt ở vị trí cố định (RSU) và thiết bị đặt trên một phương tiện giao thông (OBU) có máy thu phát và bộ phát đáp. Về cơ bản, hai Quy chuẩn kỹ thuật này giống nhau, trừ:
QCVN 75:2013: thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ thấp (tốc độ dữ liệu hướng lên và hướng xuống lên đến 31,5 kbit/s), và cho thiết bị tương ứng trong giao thông đường bộ.
QCVN 76:2013: thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao (tốc độ dữ liệu hướng lên và hướng xuống lên đến 1 Mbit/s), và cho thiết bị tương ứng trong giao thông vận tải nói chung. [2]