(1) Trung tâm điều khiển giao thông: Cần nhưng chưa thật sự thành công Hà Nội đã một lần nâng cấp Trung tâm điều khiển giao thông bằng vốn vay Ngân hàng thế giới, nhưng hiệu quả thấp, không tương thích với hệ thống sẵn có, gây lãng phí lớn. Năm 2010, UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư cải tạo nâng cấp Trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông và thiết bị ngoại vi. Theo đó, chi phí tiếp theo để nâng cấp lần nữa nhằm bảo đảm công tác điều hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông của thành phố, tiến tới tự động điều khiển chu kỳ đèn phù hợp với lưu lượng phương tiện từng thời điểm.
(2) Giám sát vi phạm giao thông với CCTV: Xây dựng được nhưng duy trì, bảo quản khó
Thành công của dự án thí điểm Pháp Vân - Cầu Giẽ khiến một loạt dự án giám sát giao thông bằng CCTV đã hoặc đang xem xét triển khai. Nhiều nơi lắp đặt và đưa vào hoạt động camera ghi hình tại một số giao lộ trung tâm thành phố để thuận tiện cho việc điều tiết và phạt nguội. Tuy nhiên, các chốt này được vận hành và điều khiển độc lập, không liên kết thành một hệ thống. Do đó, công tác quản lý, tổ chức phân luồng giao thông, chống ùn tắc trên địa bàn chưa được đồng bộ.
(3) Thẻ thông minh: Cần và sắp đủ điều kiện sử dụng, nhưng dễ có nhiều loại thẻ không tương thích với nhau
Hiện nay, với sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng sang các hình thức khác ngoài xe bus (metro, MRT, BRT…), việc đưa vào sử dụng thẻ thông minh
là cần thiết. Ở các nước, thông thường một loại thẻ thông minh có thể dùng chung cho tất cả các phương tiện giao thông công cộng (và cả một số dịch vụ khác nữa) và dùng chung cho nhiều thành phố. Tuy nhiên, điều này không có gì chắc chắn trong điều kiện Việt Nam, khi có quá nhiều đầu mối có thẩm quyền phê duyệt tiêu chuẩn công nghệ thẻ.
4) Tình hình thu phí tự động: Vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét
Mặc dù việc áp dụng hình thức thu phí không dừng tạo nhiều thuận lợi, nhưng số lượng phương tiện sử dụng dịch vụ này thực tế vẫn chưa nhiều. Có thể thấy một số vấn đề như sau:
Các doanh nghiệp vận tải vẫn còn đang cân nhắc việc sử dụng. Một trong những lý do là giá thành thiết bị trên xe (OBU) hiện tại còn khá cao.
Cần ứng trước một khoản tiền vào tài khoản các OBU. Khoản tiền này không sinh lời, đây là một điều doanh nghiệp thường cố tránh.
Nhiều người chưa biết làn dành riêng cho thu phí tự động. Không hiếm trường hợp, xe không gắn thiết bị OBU vẫn đi nhầm vào làn đường dành riêng.
Vấn đề lớn nhất là các Trạm thu phí tự động là chưa liên thông. OBU của tuyến đường nào thì chỉ có thể hoạt động được cho những trạm trên tuyến đó. Điều này gây bất tiện lớn cho người sử dụng. Rõ ràng ở đây cần có chính sách nào đó để thu hút các trạm thu phí BOT trên các quốc lộ, cao tốc cùng áp dụng hình thức thu phí không dừng và liên thông với nhau để thiết bị OBU được sử dụng hiệu quả tối đa.
Nhiều nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động vẫn phải chịu bù lỗ. [9]