2.2.1.1. Thị trường đầu vào
Ngành nghề chính của UDIC là đầu tư kinh doanh bất động sản và thi công xây lắp nên thị trường đầu vào của UDIC là mặt bằng đất đai để lập dự án bất động sản và các nguyên vật liệu như cát, đá, sỏi, xi măng, sắt thép ... và các vật liệu hoàn thiện.
Với uy tín của một doanh nghiệp nhà nước lớn, đã có nhiều kinh nghiệm trong việc lập quy hoạch, thiết kế và thi công các dự án bất động sản lớn, các khu đô thị của thủ đô, với tiềm lực tài chính mạnh và một chiến lược phát triển rõ ràng; UDIC đã phát triển được một quỹ đất để liên tục đầu tư các dự án bất động sản hướng tới mục tiêu “chuyển dần từ làm thuê sang làm chủ”.
Với các nguyên vật liệu phục vụ thi công xây lắp, UDIC đã xây dựng được một đội ngũ bạn hàng cung cấp cả ở trong và ngoài nước đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu đầy đủ.
2.2.1.2. Thị trường đầu ra
Các dự án đầu tư bất động sản của UDIC tập trung chủ yếu ở Hà Nội và phạm vi hoạt động xây lắp phân bố trên khắp cả nước.
Cho đến nay các dự án BĐS do UDIC làm chủ đầu tư luôn được tiêu thụ ở mức 95% trong thời gian không quá 1 năm sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, đây là một thông số chứng tỏ thị trường đầu ra cho các sản phẩm BĐS của UDIC còn rất lớn.
Với thị trường đầu ra cho khối ngành thi công xây lắp ta sẽ phân tích qua các thông số ở bảng sau:
Bảng 2.2: Bảng kết quả đấu thầu của UDIC từ năm 2016- 2018 Năm Các công trình dự thầu Các công trình thắng thầu Tỉ lệ trúng thầu Số lượng Giá trị (tỉ đồng) Số lượng Giá trị (tỉ đồng) Số lượng (%) Giá trị (%) 2016 33 1278 24 906,7 72,7 70,9 2017 36 1294,4 23 890,5 63,9 68,8 2018 41 1317,2 22 901,6 53,6 68,4
“Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tổng hợp Tổng công ty UDIC”
Qua bảng số liệu Bảng 2.2 cho thấy giá trị tuyệt đối và tỉ lệ trúng thầu khi tham gia đấu thầu của UDIC đều giảm. Điều này được giải thích là qua từng năm loại công trình vốn nhà nước mà UDIC thường tham gia đấu thầu và thắng thầu ngày càng ít đi. UDIC tham gia đấu thầu nhiều hơn các công trình có nguồn vốn tư nhân, do đó số công trình tham gia đấu thầu nhiều lên và tỉ lệ trượt thầu cũng tăng theo.
2.2.1.3. Thị phần của UDIC
Để đánh giá thị phần của UDIC ta đánh giá qua hai thông số:
Thứ nhất là diện tích sàn nhà ở thương mại do UDIC xây dựng hàng năm ( bao gồm cả các công trình UDIC làm chủ đầu tư và các công trình làm thầu thi công xây lắp) chỉ chiếm khoảng 1% tổng diện tích sàn nhà ở thương mại trên thị trường Hà Nội.
Thứ hai là bảng so sánh:
Bảng 2.3: Bảng so sánh kết quả kinh doanh của UDIC với các công ty có cùng quy mô trên địa bàn Hà Nội từ năm 2016- 2018
Đơn vị tính:tỉ đồng
Tổng doanh thu Lợi nhuận sau thuế
UDIC HANDICO HANCORP UDI
Năm 2016 2489.5 1462.8 2670.9 212.9 327.9 103.8 Năm 2017 3046.8 1687.3 2361.1 255.1 346.2 199.5 Năm 2018 3108.7 1358.6 2143.9 784.9 363.2 84.3
“ Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính”
Qua bảng số liệu Bảng 2.3 cho thấy doanh thu và lợi nhuận của UDIC là thuộc loại tốt so với các công ty trên cùng địa bàn.
2.2.1.4. Uy tín và thương hiệu
UDIC luôn bám sát chiến lược sản xuất kinh doanh của mình thể hiện ở ý nghĩa của Logo và câu slogan "UDIC hạ tầng nâng tầm cuộc sống". Trong công tác định vị thương hiệu được lãnh đạo UDIC đưa ra là "Trong chiến lược trung hạn UDIC xác định rõ ngành nghề kinh doanh BĐS vẫn là nghề chính và tiếp tục phát triển" trên địa bàn Hà Nô ̣i và trên phạm vi cả nước chuyển dần vai trò từ làm thuê sang làm chủ. Đối với lĩnh vực thị công xây lắp "UDIC kiên định với mục tiêu với giá thành hợp lý nhất, thi công nhanh nhất, chất lượng tốt nhất" và trong dài hạn "UDIC trở thành doanh nghiệp Top 5 trong lĩnh vực BĐS và kinh doanh xây lắp trên đất nước. Khi nghe đến UDIC thì đó là sự thân thịện và tin cậy cao. UDIC luôn mong muốn là doanh nghiệp làm chủ được công nghệ trong ngành xây dựng. Có thể xây dựng các công trình cao, đẹp và các công trình trong lòng đất". (Nguồn: Bài phỏng vấn Tổng giám đốc Nguyễn Minh Quang trên báo tiền phong số báo đặc biệt kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô 10/10/1954- 10/10/2014)
Tuy nhiên, việc định vị thương hiệu UDIC mới chỉ phổ biến trong ban lãnh đạo và bô ̣ phâ ̣n làm thương hiệu. UDIC chưa có bản tuyên bố rõ ràng sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi mà UDIC đang theo đuổi để xây dựng thương hiệu UDIC. Vì thế, phần lớn người lao đô ̣ng UDIC còn mơ hồ về vấn đề này nên chưa phát huy hết được đô ̣ng lực phát triển bản thân. Do vâ ̣y, công tác định vị khách hàng mục tiêu của UDIC vẫn không rõ ràng dẫn đến công tác truyên thông thương hiệu chưa hiệu quả.