Một số đặc điểm của thị trường xây dựng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC (Trang 31 - 33)

1.3.3.1 Đặc điểm về quan hệ cung cầu trong thị trường xây dựng

Trong hoạt động thi công xây dựng, doanh nghiệp xây dựng đóng vai trò vừa là bên cung vừa là bên cầu. Vai trò bên cung trong quan hệ với Chủ đầu tư (bên cầu); vai trò bên cầu khi quan hệ với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị (bên cung);

Cung cầu trong xây dựng xảy ra tương đối gián đoạn hơn so với các ngành khác vì nhu cầu đầu tư xây dựng công trình không thể xảy ra thường xuyên nếu nhìn nhận theo từng chủ đầu tư riêng lẻ. Điều này làm cho các doanh nghiệp xây dựng khó kiếm được việc làm thường xuyên và phải mở rộng địa bàn hoạt động;

Cung cầu trong xây dựng phụ thuộc vào chu kỳ suy thoái hay hưng thịnh của nền kinh tế. Ở thời kỳ hưng thịnh thì nhu cầu đầu tư xây dựng của xã hội rất cao, còn thời kỳ suy thoái thì nhu cầu này thường rất thấp.

1.3.3.2 Đặc điểm về hình thức cạnh tranh

Theo Luật Đấu thầu, có 5 hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp và chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa. Riêng đối với lĩnh vực xây lắp có 3 hình thức: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu.

1.3.3.3 Đặc điểm về quá trình tiêu thụ sản phẩm

Quá trình tiêu thụ sản phẩm xây dựng có một số đặc điểm sau:

Xảy ra trước khi sản phẩm xây dựng (công trình xây dựng) ra đời, tức là được bắt đầu khi chủ đầu tư công bố đấu thầu xây dựng.

Quá trình xây dựng xảy ra kéo dài kể từ khi chủ đầu tư công bố đấu thầu, trải qua các quá trình thanh toán khối lượng hoàn thành đến khi nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán công trình.

Quá trình mua bán xảy ra trực tiếp giữa người mua và người bán thông qua đấu thầu không qua đại lý bán hàng, trừ trường hợp có sự tham gia của các nhân viên môi giới bất động sản cho các nhà kinh doanh bất động sản.

Số người tham gia mua bán lớn, bao gồm chủ đầu tư có sự tham gia của các tổ chức tư vấn và nhà thầu xây dựng có sự huy động nhân lực, thiết bị để thực hiện hợp đồng.

Người mua (chủ đầu tư) phải tạm ứng tiền cho người bán (nhà thầu xây dựng) trong quá trình thực hiện hợp đồng thi công xây dựng (trừ trường hợp nhà thầu xây dựng muốn thắng thầu đã tự nguyện tạm ứng vốn trước)

Người mua (chủ đầu tư) đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn người bán (nhà thầu xấy dựng) và trong việc định giá bán.

1.3.3.4 Đặc điểm về giá cả

Giá cả sản phẩm xây dựng có tính cá biệt cao vì nó phụ thuộc vào đều kiện địa phương có công trình xây dựng, vào yêu cầu kỹ thuật, vào phương án tổ chức thi công xây dựng của từng công trình, vào thời điểm và thời gian xây dựng cũng như ý muốn của chủ đầu tư.

Người ta không thể định giá sẵn cho một sản phẩm cuối cùng (công trình xây dựng), mà chỉ có thể định sẵn phương pháp tính toán giá, cũng như định sẵn một số định mức và đơn giá để tính nên giá của toàn công trình.

Quá trình hình thành giá công trình xây dựng kéo dài kể từ thời điểm đấu thầu cho đến khi kết thúc xây dựng công trình và thanh quyết toán, vì trong quá trình xây dựng rất có thể phát sinh các chi phí mới ngoài dự kiến của chủ đầu tư.

Trong xây dựng có nhiều loại giá như: giá gói thầu, giá dự thầu, giá hợp đồng, giá thanh quyết toán công trình.

Giá xây dựng công trình hình thành chủ yếu thông qua đấu thầu và đàm phán. Bên mua (tức chủ đầu tư) giữ vai trò quyết định đối với mức giá công trình thông qua giai đoạn lựa chọn nhà thầu.

Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá cả các công trình xây dựng thông qua các định mức, đơn giá, phương pháp tính toán chi phí xây dựng và các tiêu chuẩn quy phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)