Tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực thanh oai chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 45)

vực Thanh Oai Chương Mỹ

Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ được sát nhập từ 2 chi cục thuế cũ là: Chi cục thuế Huyện Thanh Oai và chi cục thuế Huyện Chương Mỹ từ ngày 05/08/2019. Vì vậy tình hình thu nộp ngân sách từ năm 2016 đến tháng 8/2019 được kế thừa kết quả của 2 chi cục: Huyện Thanh Oai và Huyện Chương Mỹ.

2.2.2.1. Tình hình nộp thuế trên địa bàn Huyện Thanh Oai

Hàng năm cùng với các khu vực kinh tế khác, khu vực doanh nghiệp đã đóng góp số thu lớn vào ngân sách huyện nhà.

Năm 2016 số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là 935 doanh nghiệp, đóng góp vào ngân sách nhà nước 151 tỷ đồng chiếm 23% tổng số thu của chi cục thuế huyện Thanh Oai. Trong đó số nộp thuế GTGT là: 53 tỷ đồng, thuế TNDN là 7 tỷ đồng, thuế TTĐB là: 91 tỷ đồng. Số nộp lớn nhất rơi vào một số công ty sản xuất bia, rượu, công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Năm 2017 có 1.099 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp vào ngân sách 172 tỷ đồng chiếm 16% tổng số thu của chi cục thuế huyện Thanh Oai. Trong đó số nộp thuế GTGT là: 64 tỷ đồng, thuế TNDN là 10 tỷ đồng, thuế TTĐB là: 98. Số nộp lớn nhất là của công ty cổ phần bia Hà Nội Kim Bài.

Năm 2018 với 1309 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp vào ngân sách 181 tỷ đồng chiếm 26% tổng số thu của chi cục thuế quản lý địa bàn huyện Thanh Oai . Trong đó số nộp thuế GTGT là: 56 tỷ đồng , thuế TNDN là 13 tỷ đồng, thuế TTĐB: 112 tỷ đồng.

Năm 2019 có 1.584 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp vào ngân sách 222 tỷ đồng, chiếm 31% tổng số thu của địa bàn thu thuế huyện Thanh Oai. Trong đó số nộp thuế GTGT là: 76 tỷ đồng, thuế TNDN là 20 tỷ đồng, thuế TTĐB: 126 tỷ đồng. Trong đó nguồn thu chủ yếu tập trung từ các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng bia, rượu, xây dựng, kinh doanh thiết bị y tế…

Bảng 2.7. Tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp theo sắc thuế

Đơn vị tính: triệu đồng

Sắc thuế Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Thuế GTGT 53.000 64.000 56.000 76.000 Thuế TNDN 7.000 10.000 13.000 20.000 Thuế TTĐB 91.000 98.000 112.000 126.000 Thuế tài nguyên 200 300 400 500 Phí môn bài 1.800 2.100 2.500 2.900 Thuế TNCN 1.500 1.800 1.000 1.500 Tổng 154.500 176.200 184.900 226.900

Nguồn: Chi cục thuế Khu Vực Thanh Oai Chương Mỹ

Nhận thấy, số lượng doanh nghiệp năm sau tăng so với năm trước, và thực hiện thu ngân sách các năm sau đều tăng so với năm trước. Trong đó năm 2019 số thu tăng cao nhất so với các năm với tỷ lệ tăng so với cùng kỳ là 22,7%.

2.2.2.2. Tình hình nộp thuế trên địa bàn Huyện Chương Mỹ

Xét về tổng số DN trên địa bàn huyện, năm 2019 tăng 16,7% so với năm 2018; Năm 2018 tăng 15,9% so với năm 2017. Tính riêng cho từng loại hình thì công ty cổ phần và công ty TNHH vẫn là 2 loại hình DN có tỷ lệ tăng về số lượng cao trong giai đoạn 2016 -2019. Do ngày nay, cơ chế thị trường mở cửa, có nhiều công ty TNHH được thành lập mới, cộng với việc có nhiều DN nhà nước tiến hành cổ phần hóa. Do vậy, các công ty TNHH có tỷ lệ tăng nhiều nhất. Năm 2019, số lượng công ty TNHH tăng 23,7% so với năm 2018, năm 2018 tăng 18,1% so với năm 2017. Còn công ty cổ phần, năm 2019 tăng 15,2% so với năm 2018, năm 2018 tăng 11,6% so với năm 2017. Các loại hình khác tăng không đáng kể hoặc không tăng hoặc giảm nhẹ.

Bảng 2.8: Kết quả thu ngân sách của khu vực doanh nghiệp trong 4 năm của Huyện Chương Mỹ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Thu từ các doanh nghiệp và

tổ chức kinh doanh 82,750 95,877 120,700 122,277 143,100 138,347 124,400 112,891

- Thuế giá trị gia tăng 67,500 76,054 95,000 91,224 106,000 106,499 85,000 79,922 - Thuế tiêu thụ đặc biệt 70 100 72 110 30 - Thuế thu nhập doanh nghiệp 12,000 16,352 20,900 26,110 32,000 25,864 32,000 25,798 - Thuế tài nguyên 1 71 174 141 - Thu phí môn bài 1,900 2,000 2,900 2,900 3,000 3,200 4,000 3,800 - Thu thuế TNCN 1,350 1,400 1,800 1,900 2,100 2,500 3,400 3,200 DỰ TOÁN TH CẢ NĂM DỰ TOÁN TH CẢ NĂM DỰ TOÁN TH CẢ NĂM DỰ TOÁN TH CẢ NĂM Sắc thuế

NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019

Nguồn: Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Trong 2 năm 2018 và 2019 số thu ngân sách của địa bàn Huyện Chương Mỹ không hoàn thành kế hoạch giao dự toán, mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới đều tăng. Nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch thu ngân sách do công ty cổ phần Phú Mỹ không thanh lý được tài sản trên đất, dẫn đến số thuế nộp ngân sách giảm so với dự toán ước thực hiện của năm liền kề.

2.3. Thực trạng quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

2.3.1. Quản lý các thủ tục hành chính thuế

2.3.1.1. Đăng ký thuế của các doanh nghiệp

Quản lý về đăng ký thuế và thông tin doanh nghiệp là bước đầu tiên để triển khai công tác thu thuế. Việc kiểm soát đăng ký thuế và thay đổi thông tin doanh nghiệp giúp cơ quan thuế nắm bắt cụ thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các thông tin tài chính cơ bản của doanh nghiệp để có phương thức quản lý phù hợp. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp được cấp mã số thuế cùng với giấy chứng

nhận kinh doanh tại Sở Kế hoạch và đầu tư. Hiện nay, với cơ chế “một cửa liên thông”, những thông tin khi doanh nghiệp thay đổi theo nội dung đăng ký kinh doanh, sẽ tự động chuyển đến hệ thống thông tin quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế.

Số doanh nghiệp thay đổi thông tin đăng ký thuế cũng được cập nhật nhanh chóng, kịp thời đảm bảo dữ liệu về nghĩa vụ kê khai thuế, thông tin doanh nghiệp chính xác, thuận tiện cho giao dịch của doanh nghiệp với cơ quan thuế. Nhìn chung công tác quản lý thông tin doanh nghiệp diễn ra khá thuận lợi, thủ tục đã được cắt giảm nhiều giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian đi lại và chi phí nhất. Trước đây, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải gửi đơn xin tạm nghỉ đến cơ quan thuế và chờ cơ quan thuế xác nhận tình trạng nợ thuế, sau đó ra Sở kế hoạch đầu tư hoàn tất thủ tục mới được tạm nghỉ thì giờ doanh nghiệp chỉ phải ra Sở kế hoạch đầu tư làm thủ tục tạm nghỉ. Thông tin tạm nghỉ của doanh nghiệp sẽ được tự động chuyển về hệ thống quản lý của cơ quan thuế. Cán bộ thuế theo dõi trên ứng dụng là có thể nắm được doanh nghiệp tạm ngừng nghỉ, hoạt động trở lại hay thay đổi thông tin có liên quan tới đăng ký thuế. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, chỉ phải khai báo thông tin một nơi. Đồng thời cơ quan thuế gặp thuận lợi khi nắm bắt kịp thời những thông tin thay đổi của người nộp thuế.

2.3.1.2. Tình hình tuân thủ trong kê khai thuế của các doanh nghiệp

Kê khai doanh thu, số thuế phát sinh phải nộp là hoạt động định kỳ để doanh nghiệp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đồng thời cơ quan thuế nắm được nguồn thu trong tháng, trong quý để có biện pháp đôn đốc nộp kịp thời cho ngân sách nhà nước. Hàng tháng, doanh nghiệp căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự kê khai giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào và tự tính số thuế phải nộp, theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế trước ngày 20 của tháng sau tháng sản xuất kinh doanh. Hiện nay do những thay đổi về chính sách thuế nên phương pháp kê khai và hình thức kê khai cũng khác so với trước. Năm 2012 trở về trước tất cả doanh nghiệp thực hiện kê khai theo phương pháp khấu trừ và nộp tờ khai hàng tháng. Nhằm

giảm thiểu số hồ sơ khai thuế phải nộp cho doanh nghiệp, từ 01/7/2013 các đơn vị có doanh thu dưới 20 tỷ của năm trước liền kề thì thực hiện kê khai theo quý, tức là thời gian nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng tiếp theo. Chính sách thuế tiếp tục thay đổi, từ ngày 1/10/2014 nếu doanh thu năm trước liền kề của các đơn vị dưới 50 tỷ thì thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Cũng theo hướng dẫn mới này doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mà chỉ phải nộp tờ khai quyết toán TNDN và báo cáo tài chính. Năm 2020 tiếp tục những chính sách nhằm cắt giảm thủ tục cho người nộp thuế về thời gian kê khai, số hồ sơ khai thuế phải nộp cho cơ quan thuế. Từ 1/7/2020 thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo quý chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo. Việc này đã làm giảm áp lực cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ khai thuế cũng như giúp cơ quan thuế giảm bớt khối lượng công việc khi theo dõi và xử lý hồ sơ khai thuế. Kết quả kê khai nộp thuế trong thời gian qua được thể hiện trong Bảng 3.4 như sau: Tỷ lệ đơn vị kê khai thuế, nộp thuế so với số đơn vị phải nộp hồ sơ khai thuế là 94% năm 2016; 95% năm 2017; 96% năm 2018; 97% năm 2019.

Như vậy tỷ lệ đơn vị kê khai thuế, nộp thuế giai đoạn 2016 - 2019 tăng dần.

Bảng 2.9. Số lượng đơn vị kê khai so với số lượng đơn vị phải nộp hồ sơ khai thuế

Phải nộp HSKT Khai thuế Khai thuế/Phả i nộp Phải nộp HSKT Khai thuế Khai thuế/Phả i nộp Phải nộp HSKT Khai thuế Khai thuế/Phả i nộp Phải nộp HSKT Khai thuế Khai thuế/Phả i nộp 1,853 1,741 94% 2,172 2,063 95% 2,637 2,531 96% 3,249 3,151 95% 2016 2017 2018 2019

Nguồn: Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì công tác quản lý kê khai thuế còn thể hiện một số hạn chế. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm lỗi kê khai tờ khai, báo cáo tài chính, quyết toán thuế khá lớn chiếm 11,5% tổng số doanh nghiệp. Những lỗi sai này đa phần gặp ở những đơn vị nhỏ, nhân viên đa nhiệm, trình độ kế toán chưa cao, khả năng nắm bắt những thay đổi về chính sách chậm. Đặc biệt trong hai năm

quý và phương pháp kê khai khấu trừ, trực tiếp, nhiều doanh nghiệp nắm bắt chưa kịp thời nên tình trạng kê khai nhầm lẫn xảy ra nhiều. Có tới 30,6% số doanh nghiệp kê khai sai tờ khai tháng và tờ khai quý, 21,5% số doanh nghiệp kê khai sai phƣơng pháp khấu trừ và trực tiếp và 17,8% doanh nghiệp kê khai sai lỗi số học. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình lập bộ trong tháng, trong quý do tờ khai lỗi không nhận vào hệ thống quản lý thuế được.

Hình 2.2. Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai sai tờ khai

Nguồn: Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng để quản lý kê khai thuế còn yếu, đặc biệt là phối hợp giữa bộ phận quản lý kê khai thuế với bộ phận kiểm tra để đảm bảo đôn đốc doanh nghiệp kê khai đúng còn lỏng lẻo.

2.3.2. Giám sát việc tuân thủ pháp luật về thuế

2.3.2.1. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Kiểm tra thuế được Chi cục thuế khu vực xác định là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý thu thuế, góp phần tăng cường chống thất thu ngân sách Nhà nước, thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý thuế.

Mục đích chủ yếu của kiểm tra thuế là phát hiện ra các đối tượng vi phạm để xử lý, kịp thời buộc doanh nghiệp phải tuân thủ, hoặc ấn định các hình thức phạt do bị

phát hiện trốn thuế. Ngoài ra, kiểm tra thuế còn nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế, dự báo các hành vi tuân thủ của doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp có hiệu lực thúc đẩy sự tuân thủ thuế.

Để thực hiện được bước kiểm tra trước tiên cán bộ Đội kiểm tra của Chi cục Thuế thực hiện việc phân tích hồ sơ khai thuế nhằm phát hiện những sai phạm trong quá trình kê khai từ đó yêu cầu người nộp thuế giải trình. Nếu sau 10 ngày làm việc theo thông báo giải trình mà người nộp thuế không giải trình được các sai sót thì cán bộ kiểm tra sẽ đề xuất cách thức kiểm tra hiệu quả, nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận thuế.

Về tần suất kiểm tra và xác định đối tượng kiểm tra, Chi cục Thuế tuân thủ theo Luật Quản lý thuế. Trước ngày 20/12 chi cục thực hiện lập kế hoạch kiểm tra cho năm tiếp theo, kế hoạch dựa trên đánh giá rủi ro hồ sơ khai thuế bằng công nghệ thông tin, đồng thời dựa trên phân tích hồ sơ khai thuế qua nhận định rủi ro của cán bộ quản lý địa bàn. Trong năm sẽ thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và tại cơ quan thuế dựa trên kế hoạch đã được lập. Đồng thời ngoài ra có thêm tỷ lệ kiểm tra ngoài kế hoạch, có dấu hiệu rủi ro, và giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc theo yêu cầu của người nộp thuế.

Về xác định đối tượng kiểm tra thuế, hiện nay phương pháp thống nhất chung là theo mô hình phân tích và đánh giá rủi ro. Theo đó, xác định doanh nghiệp cần kiểm tra phải căn cứ vào cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp để đánh giá rủi ro về số thu, về mức độ tuân thủ pháp luật thuế. Chính sách kiểm tra dựa trên đánh giá rủi ro là tất yếu của cơ chế tự khai tự nộp, giảm gánh nặng kiểm tra cho ngành thuế và giảm đáng kể thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là dựa vào cơ sở nào để đánh giá rủi ro về thuế của doanh nghiệp một cách khách quan. Cơ quan thuế hiện đang thiếu những phương pháp hợp lý để phản ánh độ rủi ro về thuế mà có tính đến những đặc điểm về tuân thủ thuế và tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Do đó, lựa chọn doanh nghiệp để lập kế hoạch kiểm tra thuế trên địa bàn vẫn mang tính chủ quan và dựa trên cơ sở sau:

Một là, các doanh nghiệp kê khai thuế phải nộp thấp, kê khai không tương xứng với các doanh nghiệp cùng loại trên địa bàn, hay kê khai thuế GTGT đầu ra âm liên tục nhưng không đề nghị hoàn thuế thì sẽ bị kiểm tra, xác minh hồ sơ, đối chiếu các nơi có giao dịch với doanh nghiệp để xác định tính trung thực của tờ khai, qua đó phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp, để ấn định và xử phạt các vi phạm thuế.

Hai là, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tổng hợp có ít nhất từ 2 ngành trở lên; doanh nghiệp có phạm vi kinh doanh rộng (có doanh thu và có số thu lớn được phân loại theo đặc điểm của từng địa phương, có đơn vị hạch toán phụ thuộc tại các huyện khác hoặc tỉnh khác với trụ sở chính) sẽ được tiến hành kiểm tra.

Ba là, nhận diện các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Thể hiện rõ ở các đặc điểm như sau: Trong một năm hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện chuyển địa điểm 2 lần, vốn chủ sở hữu thấp, doanh thu phát sinh cao, không tương xứng với vốn theo đăng ký kinh doanh. Doanh thu các tháng, quý tương đương với giá trị hàng hóa mua vào trong kỳ, doanh thu phát sinh đột biến. Khi thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế và kiểm tra địa điểm hoạt động sản xuất của DN, có dấu hiệu DN không có nhà máy, kho hàng, xưởng sản xuất; phương tiện vận tải; cửa hàng và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực thanh oai chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 45)