Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tổ chức bộ máy thu thuế và hỗ trợ người nộp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực thanh oai chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 34)

người nộp thuế

- Số doanh nghiệp bình quân trên số cán bộ thuế quản lý

- Số bài viết tuyên truyền về thuế của công chức bộ phận tuyên truyền hỗ trợ

- Số lượt doanh nghiệp được giải đáp vướng mắc trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ

- Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ.

1.5. Kinh nghiệm quản lý thuế tại một số địa phương trong cả nước và bài học cho chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

1.5.1. Kinh nghiệm của một số địa phương a. Kinh nghiệm của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh có số thu luôn nằm trong tốp đầu của cả nước về tình hình thu nộp NSNN, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch giao năm sau cao hơn năm trước. Năm 2019, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 46.546 tỷ đồng, bằng 119% dự toán giao và đứng thứ 7 toàn quốc. Quảng Ninh luôn tích cực thực hiện tốt công tác quản lý thuế từ khâu đăng ký thuế, quản lý hồ sơ khai thuế, quản lý nợ thuế...đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra thuế chống thất thu thuế luôn đươc chú trọng. Tỉnh Quảng Ninh chủ yếu tập trung mũi nhọn vào ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn...; bởi vậy Cục thuế đã đưa ra nhiều phương pháp nhằm quản lý chặt nguồn thu như như tuyên truyền, tổ chức nhiều lớp tập

huấn, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật cho các đối tượng này. Đại diện Cục thuế tỉnh đã phổ biến những điểm mới về chính sách thuế GTGT, các quy định về chứng từ hóa đơn hợp pháp, hợp lệ; những điểm cần chú ý ở Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT; Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN; Nghị định số 119/2018/NĐ- CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ....từ đó nhận thức của Người nộp thuế được nâng cao.

Tăng cường công tác quản lý thuế nhằm chống thất thu thuế. Cục thuế tỉnh Quảng Ninh cũng phối hợp với UBND tỉnh thành lập đoàn liên ngành kiểm tra các dịch vụ trên địa bàn theo Quyết định số 769 nhằm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế, giá, điều kiện kinh doanh. Từ đó phát hiện những vi phạm xử lý nghiêm minh nhằm tăng thu NSNN.

b. Kinh nghiệm quản lý thuế tại quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

Năm 2019, Chi cục Thuế quận Tây Hồ được giao nhiệm vụ thu 1.592 tỷ đồng, với tinh thần quyết tâm, nỗ lực phấn đấu thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, tăng cường chống thất thu thuế nên công tác khai thác nguồn thu đạt hiệu quả. Kết quả thu ngân sách năm 2019 là: 1.927 tỷ đồng, bằng 121% dự toán pháp lệnh giao. Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, Chi cục đã chỉ đạo quyết liệt các đội thuế, triển khai thực hiện đồng bộ hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm và các nhóm giải pháp.

Phát động thi đua trong toàn Chi cục đề xuất, nêu sáng kiến cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) thuế tạo thuận lợi cho người nộp thuế (NNT), nhất là đơn giản hóa tiếp nhận hồ sơ. Chi cục niêm yết công khai các TTHC thuế và chính sách thuế mới; khuyến khích các NNT kê khai thuế qua mạng, đăng ký nộp thuế điện tử.

Tuyên truyền chính sách thuế đến 100% NNT bằng nhiều hình thức và đã tổ chức 11 lớp tập huấn và đối thoại với NNT tháo gỡ vướng mắc khó khăn; trả lời 506 cuộc điện thoại; giải đáp trực tiếp 331 trƣờng hợp; phát thanh trên hệ thống loa phường 160 buổi. Đôn đốc khai thuế điện tử đạt 100%; đôn đốc DN thực hiện nộp thuế điện tử đạt 96%, DN thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử đạt 87%. Chi cục tập

trung, chú trọng kiểm tra hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính để phát hiện, đấu tranh đề nghị điều chỉnh kê khai và nộp thuế kịp thời. Phân tích thông tin 100% cơ sở trọng điểm, số thu lớn để khai thác nguồn thu. Qua kiểm tra 23.931 lượt hồ sơ, điều chỉnh 113 lượt hồ sơ, tăng 10.118 triệu đồng, giảm lỗ 20.821 triệu đồng, đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT 88 hồ sơ và chờ giải trình 107 lượt hồ sơ.

Tăng cường kiểm tra tại trụ sở NNT và qua kiểm tra 473 NNT, truy thu, hoàn và phạt là 12.230 triệu đồng; giảm kê khai khấu trừ 3.580 triệu đồng; giảm lỗ kê khai 16.571 triệu đồng. Đôn đốc NNT gửi báo cáo liên quan đến hóa đơn và kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn qua hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế... Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT giao dịch với cơ quan thuế tại bộ phận một cửa, Chi cục bố trí cán bộ thuế có năng lực, phẩm chất đạo đức, văn hóa ứng xử, trình độ chuyên môn tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC; đồng thời sắp xếp nơi làm việc khang trang, tiện ích.

Chi cục phối hợp với các cơ quan chức năng quyết liệt trong công tác đôn đốc thu nợ, cưỡng chế nợ thuế. Ban hành 100% thông báo nợ, tiền phạt nộp chậm; thường xuyên đôn đốc, tập trung những NNT nợ thuế nhiều, có biểu hiện chây ỳ, nhất là nợ tiền thuê đất bằng nhiều hình thức. Tập trung rà soát cơ sở dữ liệu nợ, tham mưu có hiệu quả với Ban chỉ đạo chống thất thu, thu hồi nợ đọng. Do đó, đã nâng số thu nợ thuế, phí và các khoản về đất 230.059 triệu đồng.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý Thuế các doanh nghiệp cho Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Từ thực tiễn áp dụng Quản lý thuế đạt hiệu quả cao của các địa phương tại Việt Nam có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ như sau:

- Cần phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện các cơ sở pháp lý, xây dựng các qui trình tổ chức quản lý thu thuế; xây dựng hệ thống luật thuế, tờ khai thuế rõ ràng, dễ hiểu. Quy định rõ các trường hợp vi phạm và xử phạt vi phạm về thuế, xây dựng quy trình khiếu nại nhằm đảm bảo công bằng cho NNT.

- Quan tâm đến công tác luân chuyển cán bộ, luân phiên công việc, trên cơ sở bố trí cán bộ phù hợp với năng lực sở trường công tác. Kiện toàn lực lượng cán bộ công chức đủ đảm đương công tác kiểm tra của ngành, thường xuyên kiểm tra tờ khai thuế để xác định kịp thời nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tiếp tục thực hiện trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin, phân loại rủi ro theo quy định của Luật QLT. Công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng được thực hiện định kỳ, thường xuyên, có kế hoạch cụ thể và tổ chức kiểm tra những kiến thức đã đào tạo cho toàn thể cán bộ công chức tại chi cục.

- Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, giải đáp các vướng mắc cho người nộp thuế nhẹ nhàng, chuyên nghiệp, thể hiện sự thân thiện với người nộp thuế, lấy được lòng tin tưởng từ phía người nộp thuế.

- Tăng cường sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác của Nhà nước để thực hiện nghiêm Luật quản lý thuế, xử lý đối với những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật.

- Xây dựng mô hình tổ chức Kiểm tra thuế theo hướng chuyên môn hoá cao, cơ cấu theo hướng chuyên môn sâu, hình thành các bộ phận nhỏ chịu trách nhiệm một hoặc một vài khâu trong quy trình Kiểm tra thuế.

- Trao chức năng điều tra tội phạm về thuế cho CQT.

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích rủi ro một cách khoa học. - Áp dụng các chuẩn mực trong công tác Quản lý thuế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC THANH OAI

CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

2.1.1. Một số thông tin về các doanh nghiệp trên địa bàn chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Do đặc thù của cơ quan quản lý thuế và do giới hạn về thời gian nên luận văn xin nghiên cứu 3 đối tượng nộp thuế chính trên địa bàn chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ: Công ty cổ phần (CTCP); Công ty TNHH (TNHH); Doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Tổng quan về số lượng DN tại thời điểm 31/12/2016; 31/12/2017; 31/12/2018; 31/12/2019.

Bảng 2.1. Tình hình quản lý doanh nghiệp theo loại hình

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Loại hình Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Công ty TNHH 809 1.112 1.563 2.151 Công ty cổ phần 579 591 601 621 Doanh nghiệp tư nhân 413 417 418 421 Hợp tác xã 52 52 55 56 Hành chính sự nghiệp 272 272 272 272 Tổng 2.125 2.444 2.909 3.521

Nguồn: Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Hiện nay, Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ đang quản lý 3.767 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng tăng, năm 2019 so

với năm 2018 đã tăng 21%. Trong đó, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có số tăng nhanh và chiếm tỷ trọng nhiều nhất (61,1%) trong tổng số các doanh nghiệp.

Hình 2.1. Tỷ trọng loại hình DN trên địa bàn khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Nguồn: Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới, số doanh nghiệp giải thể, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, số lượng doanh nghiệp rời địa bàn chuyển đi nơi khác kinh doanh cũng được quản lý chặt chẽ. Năm 2019 số doanh nghiệp giải thể là 18 đơn vị, số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn là 147, số doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích: 202. Năm 2018 số doanh nghiệp giải thể ít hơn, có 13 doanh nghiệp giải thể….. Chi tiết số liệu về tình hình doanh nghiệp cấp mới, doanh nghiệp tạm nghỉ, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp chuyển đi, chuyển đến được thể hiện chi tiết ở bảng dưới.

Bảng 2.2. Tình hình quản lý tình trạng doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Cấp mới 248 235 252 291 Giải thể 10 15 13 18 Tạm nghỉ 125 130 132 147 Không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký 201 215 230 246 Chuyển đi, đến 25 29 31 33

Nguồn chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Các doanh nghiệp trên địa bàn chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ chủ yếu là các doanh nghiệp xuất phát điểm từ hộ kinh doanh làng nghề như: Làng nghề cơ khí ở Xã Thanh Thùy, làng nghề tiểu thủ công truyền thống ở Xã Phương Trung, làng nghề thủ công mỹ nghệ, mây tre đan ở xã Phú Nghĩa….Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng các lĩnh vực ngành nghề và mang tính tự phát cao, nên việc quản lý các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn. Về quy mô, đa phần các doanh nghiệp đều thuộc dạng siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Tức là tổng nguồn vốn dưới 100 tỷ và số lao động nhỏ hơn 300 người. Đây là điểm bất lợi trong xu thế cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế nhiều thành phần khi doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn đầu tư và khả năng vươn ra thị trường quốc tế là thấp. Tuy nhiên quy mô nhỏ, cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt lại giúp các doanh nghiệp dễ dàng thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện khá đa dạng, phổ biến là lĩnh vực thương mại (476 doanh nghiệp chiếm 41% tổng số doanh nghiệp), xây dựng (290 doanh nghiệp chiếm 25% tổng số doanh nghiệp), dịch vụ (112 doanh

nghiệp chiếm 9% tổng số doanh nghiệp), sản xuất (276 doanh nghiệp chiếm 25% tổng số doanh nghiệp)…Sự đa dạng về ngành nghề sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhưng cũng là bài toán khó cho công tác quản lý khi mà trình độ cán bộ thuế chưa được nâng cao mà các hành vi gian lận thuế, trốn thuế ngày càng tinh vi hơn. Chính vì vậy việc quản lý các sắc thuế liên quan như thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNDN là việc chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ phải làm tốt.

2.1.2. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Để nghiên cứu, phân tích thực trạng các doanh nghiệp trên địa bàn, luận văn tiến hành điều tra các DN trên địa bàn huyện thuộc quyền quản lý của Chi cục Thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ.

Theo kết quả điều tra cho thấy, số năm hoạt động trung bình của các doanh nghiệp tư nhân là nhiều nhất, bình quân các doanh nghiệp tư nhân thành lập được 7,4 năm, trong khi đó các công ty trách nhiệm hữu hạn có số năm hoạt động thấp nhất chỉ có 3,74 năm. Nhận định, trong những năm gần đây, số công ty TNHH mới được thành lập chiếm tỷ lệ lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Đối với công ty cổ phần số năm hoạt động trung bình là 5,03 năm, số năm hoạt động nhiều nhất của công ty TNHH là 10 năm.

Bảng 2.3: Số năm hoạt động của các doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực

Thanh oai Chương Mỹ

Loại doanh nghiệp

Số năm hoạt động trung bình (năm) Số năm hoạt động nhiều nhất (năm) Số năm hoạt động ít nhất (năm) Công ty Cổ phần 5,03 10 2 Công ty TNHH 3,74 15 2

Doanh nghiệp tư nhân 7,4 12 2

Qua kết quả bảng 2.3 cho thấy, công ty TNHH được thành lập sớm nhất trong các doanh nghiệp điều tra và trong những năm gần đây được thành lập mới nhiều nhất.

Bảng 2.4: Thông tin về chủ công ty cổ phần tại chi cục thuế khu vực Thanh oai Chương Mỹ Loại DN Giới tính (n=30) (%) Tuổi bình quân (n=30) Trình độ văn hóa (n=26) (%) Trình độ đào tạo (n=16) (%) Thời gian làm giám đốc (n=28) (năm) Nam Nữ Tốt nghiệp PTTH Chưa tốt nghiệp PTTH Đại học/cao đẳng Trung cấp Khác Công ty Cổ phần 76,67 23,33 41,73 88,46 11,54 31,25 18,75 50,00 4,25

Nguồn: Số liệu điều tra

Đối với các công ty Cổ phần, chủ doanh nghiệp phần lớn là nam giới chiếm tỷ lệ 76,67%, trong khi đó nữ giới chỉ chiếm tỷ lệ có 23,33%. Do đó tuổi bình quân của các chủ công ty Cổ phần còn đang rất trẻ, đều trong độ tuổi lao động với độ tuổi bình quân là 41,73, trong đó độ tuổi lớn nhất là 63 tuổi và thấp nhất là 29 tuổi.

Trình độ văn hóa của các chủ công ty cả phần tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH) chiếm tỷ lệ 88,46% còn lại 11,54% là chưa tốt nghiệp. Cùng với đó trình độ đào tạo đại học, cao đẳng chiểm tỷ lệ 31,25%, trung cấp là 18,75% còn lại là đào tạo theo các hình thức khác chiếm tỷ lệ 50,00%. Bình quân thời gian làm giám đốc của các công ty Cổ phần là 4,25 năm, trong đó số năm nhiều nhất làm giám đốc của công ty Cổ phần là 9 năm.

Bảng 2.5: Thông tin về chủ công ty TNHH tại chi cục thuế khu vực Thanh oai Chương Mỹ Loại DN Giới tính (n=50) (%) Tuổi bình quân (n=42) Trình độ văn hóa (n=44) (%) Trình độ đào tạo (n=38) (%) Thời gian làm giám đốc (n=47) (năm) Nam Nữ Tốt nghiệp PTTH Chưa tốt nghiệp PTTH Đại học/cao đẳng Trung cấp Khác Công ty TNHH 62,00 38,00 40,76 86,36 13,64 55,26 26,32 18,42 3,38

Đối với công ty TNHH thông qua bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ nam giới làm chủ doanh nghiệp chiếm tỷ lệ là 62% và 38% là nữ giới. Tuổi bình quân của chủ doanh nghiệp là 40,76 tuổi, trong đó chủ doanh nghiệp công ty TNHH có độ tuổi cao nhất là 59 và độ tuổi thấp nhất là 24.

Về trình độ văn hóa của chủ các công ty TNHH có 86,36% là tốt nghiệp PTTH, còn lại là 13,64% chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, qua đó cho thấy với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực thanh oai chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 34)