Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại viễn thông bắc ninh (Trang 92 - 94)

3.2.6.1. Đảm bảo tính độc lập trong hoạt động thẩm định

Hoạt động thẩm định còn bị động về mặt thời gian, nguồn tài liệu và chịu sự chi phối của chủ đầu tư. Cơ chế vận hành hiện nay là hầu hết các dự án khi đến tay cán bộ thẩm định đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, mặc dù chưa qua công tác thẩm định dự án, chưa biết hiệu quả của dự án ra sao. Điều đó có ảnh hưởng đến tính độc lập trong thẩm định các dự án đầu tư. Khi thẩm định dự án, điều quan tâm trước tiên là các dự án có nhu cầu thu hút nguồn tài chính và có khả năng tạo ra các lợi ích tài chính. Trên cơ sở phân tích dòng tiền sẽ đánh giá được tiềm năng sinh lời, nhu cầu tài chính, khả năng trả nợ… Vì vậy, khi thẩm định các dự án,

nếu theo đúng quy trình với nội dung và quan điểm của cán bộ thẩm định, thì kết quả có thể là không nên đầu tư và như vậy là tạo thế đối lập với lãnh đạo mà việc lý giải không phải dễ dàng. Muốn phát huy tính chủ động và độc lập trong quá trình thẩm định dự án đầu tư cần thực hiện một số vấn đề chủ yếu sau:

+ Lãnh đạo và cán bộ thẩm định giữ vững vai trò độc lập khi xem xét thẩm định dự án đầu tư.

+ Phân biệt rõ chức năng hoạt động đúng chuyên môn của các phòng. Quy trình thẩm định dự án đầu tư được tiến hành có sự tham gia của chuyên viên thuộc các phòng chức năng. Các phòng cần phối hợp với nhau để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tiến độ thẩm định dự án nhưng vẫn phải đảm bảo tính độc lập giữa các phòng chức năng. Các phòng sau khi tiến hành thẩm định về tài chính, kỹ thuật... một cách độc lập theo đúng mục tiêu của dự án thì sẽ báo cáo kết quả thẩm định trình lãnh đạo theo đúng mục tiêu quy mô, năng lực của dự án. Kết quả thẩm định hoàn toàn độc lập, rõ ràng, khách quan không chịu sự tác động giữa các phòng chức năng với nhau và tác động theo ý chủ quan của cấp lãnh đạo.

3.2.6.2. Tạo cơ chế giám sát và đánh giá thường xuyên

Việc xây dựng được cơ sở dữ liệu chất lượng cao cũng như xây dựng được qui trình thực hiện chuẩn mực, bài bản, hiệu quả đối với công tác thẩm định dự án đầu tư đã là một thành công đối với đơn vị. Tuy nhiên, để có thể duy trì được việc thực hiện cũng là một khâu rất quan trọng đòi hỏi sự quan tâm, chú trọng của Lãnh đạo, sự bền bỉ, kiên trì của các bộ phận thực hiện.

Về giám sát đánh giá việc xây dựng cơ sở dữ liệu: Do sự biến động không ngừng của nguồn thông tin, của cơ chế chính sách, của thị trường nên việc thường xuyên giám sát, đánh giá và hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu là cần thiết.

Về giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư: Do các dự án đầu tư thường có lượng vốn lớn, quá trình đầu tư xây dựng thường kéo dài từ lúc bỏ đồng vốn đầu tiên cho tới khi đưa vào hoạt động, suốt thời gian đó lượng vốn đầu tư bị ứ đọng, tách ra khỏi luân chuyển. Trong khi đó lượng vốn lại có hạn vì vậy việc giám sát, phân tích đánh giá xác định hiệu quá của dự án đầu tư là một vấn đề rất cần thiết nhằm giúp

nhà quản lý xem xét hiệu quả của các hoạt động từ thu thập thông tin đến thẩm định dự án. Việc giám sát và đánh giá dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng để đồng vốn đầu tư được sử dụng đúng mục tiêu và đảm bảo sự tăng trưởng chung.

Hiện nay trong công tác giám sát và đánh giá xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin và giám sát hiệu quả dự án đầu tư tại Viễn thông Bắc Ninh vẫn tồn tại một số hạn chế như: Việc giám sát, đánh giá chưa quan tâm đúng mức, vẫn còn hình thức; quy trình và phương pháp thực hiện công việc giám sát, đánh giá đầu tư còn nhiều điểm bất cập. Vì thế, Viễn thông Bắc Ninh cần khắc phục các nhược điểm này để hoàn thiện hơn trong công tác đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại viễn thông bắc ninh (Trang 92 - 94)