Đối với Bệnh viện:

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 67)

- Bổ sung thêm nhân lực phục vụ cho công tác thăm khám và tư vấn điều trị cho người bệnh.

- Tổ chức hoạt động có hiệu quả câu lạc bộ có mời các chuyên gia về dinh dưỡng đái tháo đường để tư vấn cho người bệnh.

- Phòng Công tác xã hội, chủ động liên lạc và nhắc nhở định kỳ cho người bệnh để người bệnh tuân thủ điều trị.

- Cần có các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá tuân thủ điều trị ở người bệnh ĐTĐ type 2 (nội trú). Đặc biệt cần nghiên cứu sâu về tuân thủ điều trị.

- Nên tổ chức các buổi tư vấn và khám sàng lọc để phát hiện sớm người bệnh có Đái tháo đường để kịp thời tư vấn điều trị.

- Áp dụng công nghệ trong quản lý NB và khám chữa bệnh để tăng năng xuất lao động cho CBYT, giảm bớt các thủ tục hành chính để NVYT dành nhiều thời gian cho công tác tư vấn NB. Nâng cấp, trang bị truyền thông công nghệ số tại Khoa Khám bệnh để truyền thông cho NB một cách hiệu quả nhất.

- Có phòng tư vấn, truyền thông GDSK. Từ các hướng dẫn của Bộ Y tế, BV có các hình thức tuyên truyền cụ thể như: in tờ rơi hình ảnh các bữa ăn cụ thể, hướng dẫn cách chế biến thức ăn, hình ảnh các thực phẩm nên ăn và không nên ăn, hoạt động thể lực… để NB dễ tiếp cận.

- Nhân viên y tế được tập huấn về bệnh đái tháo đường và phương pháp giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Đặc biệt là kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị ở NB đái tháo đường type 2.

2. Đối với NVYT

- NVYT trong BV, đặc biệt là NVYT tại Phòng khám Xương khớp - Nội tiết cần chú trọng đến tư vấn và GDSK cho người bệnh ĐTĐ type 2 về tuân thủ điều trị ngoại trú. Nội dung tư vấn tập trung vào những kiến thức và thực hành còn thấp như kiến thức về hoạt động thể lực, kiến thức về lựa chọn các thực

phẩm hạn chế và cần tránh cho người bệnh đái tháo đường type 2, kiến thức về các biến chứng do không tuân thủ điều trị, thực hành hoạt động thể lực, thực hành đo đường huyết tại nhà. Đặc biệt tập trung vào những đối tượng là người cao tuổi, có trình độ học vấn thấp và bệnh nhân mới phát hiện bệnh.

- NVYT cần khích lệ, động viên và tạo mọi điều kiện để người bệnh đi khám và theo dõi sức khỏe đều đặn tại cơ sở y tế, thường xuyên nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đo đường huyết tại nhà. Đồng thời giải thích cho người bệnh biết được các rào cản của việc đo đường huyết như đau, mất chi phí…, từ đó giúp họ tìm được các biện pháp khắc phục việc kiểm soát đường huyết tại nhà.

- Nghiêm túc học tập, trang bị những kiến thức sâu hơn về chuyên môn; chuyên nghiệp hơn về nghiệp vụ tư vấn, truyền thông GDSK cho người bệnh.

- Cập nhật ứng dụng kỹ thuật công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

- Nâng cao kĩ năng giao tiếp, thuyết phục, tạo sức ảnh hưởng đối với người nghe, đặc biệt khi đối tượng giao tiếp là NB.

3. Đối với người bệnh

- Luôn theo dõi tình trạng bệnh: NB nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà, để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sĩ, không nên tự điều trị.

- Lối sống và thái độ ăn uống: Những điều chỉnh lối sống NB đái tháo đường cần tuân thủ điều trị để kiểm soát bệnh. Duy trì mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm đến mức hợp lý.(Nếu cân nặng vượt quá 10% số cân nặng lý tưởng là quá béo; còn nếu cân nặng ít hơn 15% cân nặng lý tưởng là quá gầy).

- Tham gia các câu lạc bộ sức khỏe để tăng cường kiến thức, cũng như có các kỹ năng tự chăm sóc, phòng biến chứng.

- Thực hiện tuân thủ điều trị: dinh dưỡng, thuốc, hoạt động thể lực thường xuyên, kiểm tra đường huyết và tái khám định kì.

- Tham gia các câu lạc bộ sức khỏe để tăng cường kiến thức, cũng như có các kỹ năng tự chăm sóc, phòng biến chứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Tạ văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam - các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Tạ Văn Bình (2007), Làm gì để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Tạ Văn Bình (2007), Người bệnh đái tháo đường cần biết, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

4. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2011), Quyết định số 3280/QĐ-BYT ngày 09/09/2011 về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường typ 2, Bộ Y tế, Hà Nội.

6. Nguyễn Mạnh Dũng (2007), "Đánh giá nhận thức của người bệnh đái tháo đường về chế độ ăn uống và tập luyện thể lực", Tạp chí Y học thực hành, Số 731, tr 191 - 195.

7. Lê Thị Hương Giang (2013), Đánh giá tuân thủ điều trị đái tháo đường typ 2 và một số yếu tố liên quan của người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện 198, năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

8. Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Lâm (2008), Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường theo đơn vị chuyển đổi thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

9. Phạm Văn Khôi (2011), Thực trạng tư vấn dinh dưỡng, nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Trung Kiên và Lưu Thị Hồng Vân (2010), "Nghiên cứu kiến thức, thực hành về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh

viện Hòa Bình - Tỉnh Bạc Liêu năm 2010", Y học Thực hành, Số 736 (5), tr 20 - 23.

11. Trần Chiêu Phong và Lê Hoàng Ninh (2005), "Kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng biến chứng đái tháo đường của bệnh nhân đái tháo đường tại Trung tâm Y tế quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Số 1 (10), tr 33 - 36.

12. Nguyễn Vinh Quang và Phạm Thúy Hường (2010), "Mô tả kiến thức, thái độ thực hành về bệnh đái tháo đường của người dân tại Hải Hậu, Nam Định năm 2010", Tạp chí Y học Việt Nam. Số 383(1), tr. 31 - 35.

13. Nguyễn Minh Sang, Nguyễn Khoa Diệu Vân và Nguyễn Quang Bảy (2007), "Thực trạng kiểm soát đường huyết của các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 nhập viện điều trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Nghiên cứu Y học, Số 53(5), tr 17 - 23.

14. Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Kim Lương và Nguyễn Khang Sơn (2012), "Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên", Tạp chí Y học thực hành.

15. Bùi Khánh Thuận (2009), Kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và luyện tập ở người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viên Nhân Dân 115, Luận văn thạc sỹ Y học, trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Đỗ Quang Tuyển (2012), Mô tả kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

17. WHO (2003), Tuyên bố Tây Thái Bình Dương về bệnh đái tháo đường-Kế hoạch hành động giai đoạn 2000-2025, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Tiếng Anh

18. Alan M (2006), "Improving Patient Adherence", Clinical diabetes Vol. 24 (2), pg. 71 - 76.

19. American Diabetes Association (2011), "Diagnosis and Classification of Diabetes mellitus", Diabetes care. 34 (1), pg. S62 - S69.

American Diabetes Association (2011), "Standard of Medical care in diabetes - 2011", Diabetes care. Vol. 34 (1).

20. Ciechanowski PS & et al. (2001), "The patient-provider relationship: attachment theory and adherence to treatment in diabetes", The American Journal of Psycochiatry, Vol. 158(1), pg. 29 - 35.

21. Chua SS and Chan SP (2011), "Medication adherence and achievement of glycaemic targets in ambulatory typ 2 diabetic patient", Journal of Applied Pharmaceutical Science, Vol. 1 (4), pg. 55 - 59.

22. Hanko B & et al. (2007), "Self-reported medication and lifestyle adherence in Hungarian Patients with Typ 2 diabetes". Vol. 29 (2), pg. 58 -66.

23. Juma Al-Kaabi & et al. (2009), "Physical Activity and Reported Barriers to Activity Among Typ 2 Diabetic Patients in the United Arab Emirates", The Review of Diabetes Studies. 6 (4), pg. 271 - 278.

24. Joan N Kalyango, Erisa Owino và Agatha P Nambuya (2008), "Adherence to diabetes treatment at Mulago Hospital in Uganda: prevalence and asscociated factors", African health Sciences, Vol. 8(2), pg. 67 - 73.

25. Internation Diabetes Federation (2012), "Annual Report 2012", The International Diabetes Federation, pg. 12.

26. Mafauzy M, Hussein Z và Chan SP (2008), "The status of Diabetes control in Malaysia: Results of DiabCare", Med Journal Malaysia. Vol. 66 (3), pg. 175 - 178.

27. N. Shah Viral, P. K. Kamdar và Nishit Shah (2009), "Assessing the knowledge, attitudes and practice of typ 2 diabetes among patients of Saurashtra region, Gujarat", PMC2822215, Vol. 29 (3).

28. Peter R (1998), "Compliance with antihypertensive therapy: raising the bar ofexpectation", The American Journal of managed care, Vol. 4(7), pg. 957 - 966.

29. Senay Uzun và Filiz Arslan (2006), "The assessment of adherence of diabetes individuals to treatment and lifestyle change recommendations",

Clinical Vasscular Biology Congress, Vol. 102 (9), pg. 102 - 108.

30. Shobhana R và các cộng sự. (1999), "Patients’ adherence to diabetes treatment", Journal Assoc Physicians india, Vol. 47(12), pg. 1173 - 1175.

31. Swedish National institute of public health (2010), Physical Activity in the prevention and treatment of disease, Professional Associations for physical activity, Sweden.

32. WHO (2003), Adherence to Long - Term Therapies - Evidence for Action, Geneva, Switzerland, pg. 211.

33. WHO/IDF (2006), Definition and diagnosis of diabetes mellitus and intermediate hyperglycemia, Printed by the WHO Document Production Services, Geneva, Switzerland.

34. World Health Organization (2012), World Diabetes Day, accessed date 21/4/2015, at web: http://www.who.int/medicentre/events/annual/world diabetes day.

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú về kiến thức và thực hành về TTĐT bệnh ĐTĐ

TT Câu hỏi Trả lời Ghi chú

Phần 1.Thông tin chung của NB

1 Ngày điền phiếu khảo sát: …../…../2021 2 Năm sinh của ông/bà? ………..

3 Giới? 1. Nam 2. Nữ 4 Trình độ học vấn cao nhất của ông/bà là gì? 1. Tiểu học 2. Trung học cơ sở 3. Phổ thông trung học 4.Trung cấp/cao đẳng 5. Đại học/Sau đại học

5 Nghề nghiệp chính ông/ bà hiện nay là gì? 1. Nông dân 2. Công nhân 3. Buôn bán/nghề tự do 4. Cán bộ văn phòng 5. Nội trợ 6. Nghỉ hưu 6 Ông/bà đã mắc bệnh ĐTĐ từ năm nào? ………

Phần 2. Kiến thức về tuân thủ điều trị của NB

1

Để điều trị bệnh ĐTĐ, ông/bà biết những phương pháp điều trị nào?

(Câu hỏi nhiều lựa chọn)

1. Điều trị bằng thuốc 2. Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý

3. Điều trị bằng chế độ luyện tập

2

Theo ông/bà đối với người bệnh ĐTĐ nên tuân thủ dùng thuốc như thế nào?

(Câu hỏi một lựa chọn)

1. Dùng thuốc đều đặn, thường xuyên, đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều

2. Dùng thuốc khi có dấu hiệu tăng đường huyết

3. Dùng thuốc theo đơn của người bệnh khác hoặc tự mua thuốc theo đơn cũ

3

Theo ông/bà người bệnh ĐTĐ nên tập luyện như thế nào?

(Câu hỏi một lựa chọn)

1. Tập luyện theo sở thích 2. Luyện tập thể dục, thể thao theo chỉ dẫn của bác sỹ (tối thiểu 30 phút mỗi ngày)

3. Tránh lối sống tĩnh tại (xem tivi, ngồi máy vi tính quá nhiều)

4

Theo ông/bà người bệnh ĐTĐ nên kiểm tra đường huyết bao lâu 1 lần?

(Câu hỏi một lựa chọn)

1. 1 tuần /≥ 2 lần 2. 1 tuần/1 lần 3. 2 tuần/1lần 4. 3 tuần/1lần

5

Theo ông/bà người bệnh ĐTĐ nên theo dõi sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần?

(Câu hỏi một lựa chọn)

1. 1 tháng/1 lần 2. 2 tháng/1 lần 3. 3 tháng/1 lần 4. > 3 tháng/1 lần

6

Theo ông/bà để kiểm soát đường huyết tốt thì người bệnh ĐTĐ nên áp dụng những biện pháp tuân thủ nào?

(Câu hỏi nhiều lựa chọn)

1. Dùng đúng thuốc, đúng liều, đều đặn, suốt cả đời

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý 3. Thường xuyên tham gia tập luyện

4. Kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ

7

Theo ông/bà những người mắc bệnh ĐTĐ nên/hạn chế/cần tránh ăn các thức ăn nào dưới đây?

1. Ăn các món nội tạng (lòng, gan, óc, đồ hộp...)

2. Món ăn đồ luộc (các loại rau luộc..)

3. Ăn đồ rán 4. Ăn đồ quay

5. Nước uống có đường, bánh kẹo, đồ ngọt

6. Bánh mì trắng 7. Dưa hấu 8. Dứa (thơm)

9. Khoai tây nướng và chiên, khoai lang nướng

10. Gạo (cơm), miến dong 11. Các loại đậu (đậu phụ, đậu xanh, đậu đen...)

12. Các loại trái cây (xoài, chuối, táo, nho, mận) 13. Hầu hết các loại rau

1. nên 2. Cần tránh 3. Hạn chế 4. Không biết Phần 3. Thực hành về tuần thủ điều trị I. Tuân thủ dùng thuốc

1 Ông/bà đã dùng thuốc điều trị

ĐTĐ bao lâu rồi? ………...….. năm

2

Hiện tại ông/bà điều trị bệnh ĐTĐ bằng thuốc gì?

(Câu hỏi một lựa chọn)

1. Thuốc viên 2. Insulin

3. Thuốc viên + thuốc insulin

Chọn 1 bỏ qua câu 4, Chọn 2 bỏ qua câu 3 3 Hiện tại ông/bà uống thuốc 1. 1 lần

mấy lần trong ngày?

(Câu hỏi một lựa chọn)

2. 2 lần 3. 3 lần 4. 4 lần

4

Hiện tại ông/bà tiêm thuốc Insullin mấy lần trong ngày?

(Câu hỏi một lựa chọn)

1. 1 lần 2. 2 lần 3. 3 lần 4. 4 lần

5

Trong 1 tháng vừa qua ông/bà đã tuân thủ dùng thuốc ĐTĐ như thế nào?

(Câu hỏi một lựa chọn)

1. Dùng thuốc đều đặn đúng theo đơn của bác sỹ (đúng, đủ thời gian, liều lượng...)

2. Dùng thuốc theo đơn nhưng thỉnh thoảng quên thuốc 3. Bỏ thuốc

4. Tự ý điều trị

6 Ông/bà quên dùng thuốc gì?

(Câu hỏi một lựa chọn)

1. Thuốc viên 2. Thuốc tiêm 3. Quên cả 2 Chọn 1 bỏ qua câu 8, chọn 2 bỏ qua câu 7

7 Số lần ông/bà quên uống thuốc

viên trong 1 tháng trở lại đây ……….. lần

8 Số lần ông/bà quên tiêm thuốc

trong 1 tháng trở lại đây ……….………..lần II. Tuân thủ hoạt động thể lực thường xuyên

1 Mức độ tập luyện của ông bà trong 1 tháng qua như thế nào?

Số ngày/ tuần Thời gian/ ngày

Đi bộ ……….. ngày/ tuần

Thời gian………..……/ ngày

Chạy ……….. ngày/ tuần

Thời gian………..……/ ngày

Đi xe đạp ……….. ngày/ tuần

Thời gian………..……/ ngày Chơi thể thao (cầu lông, bóng ……….. ngày/ tuần

chuyền, bóng bàn, chơi tenis, bơi lội, khiêu vũ…)

Thời gian………..……/ ngày

Các hoạt động công việc nhà (nội trợ, làm vườn…)

……….. ngày/ tuần Thời gian………..……/ ngày

Khác (dưỡng sinh, yoga…) ……….. ngày/ tuần Thời gian………..……/ ngày

Không tập ……….. ngày/ tuần

Thời gian………..……/ ngày III. Tuân thủ dinh dưỡng

1

Mức độ tiêu thụ thực phẩm của ông/bà trong vòng 1 tháng qua như thế nào?

Ăn các nội tạng (lòng, gan, óc, đồ hộp…) Các loại thịt nạc Cá Ăn đồ rán Ăn đồ quay Bánh mì trắng Dưa hấu Dứa (thơm)

Khoai bỏ lò (khoai tây nướng, khoai lang nướng...)

Các loại đậu (đậu phụ, đậu xanh, đậu đen...)

Các loại trái cây (xoài, chuối, táo, nho, mận)

Hầu hết các loại rau

1. Không bao giờ 2. Hiếm khi (1 tuần/ lần) 3. Thỉnh thoảng (2-3 lần/ tuần) 4. Thường xuyên (≥4lần/tuần)

IV. Tuân thủ kiểm soát đường huyết & khám định kỳ

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 67)