Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 27)

 Tuổi:

Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh đái tháo đường type 2. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường càng cao.

Ở châu Á, đái tháo đường type 2 có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi. Ở châu Âu, thuờng xảy ra sau tuổi 50 chiếm 85 - 90% các truờng hợp đái tháo đường. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh đái tháo đường lên tới 16%.[7]

Sự gia tăng đái tháo đường type 2 theo tuổi có nhiều yếu tố tham gia, các thay đổi chuyển hóa hydrate liên quan đến tuổi, điều này giải thích tại sao nhiều nguời mang gen di truyền đái tháo đường mà lại không bị đái tháo đường từ lúc còn trẻ đến khi về già mới bị bệnh.[9]

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều nguời trẻ tuổi mắc đái tháo đường type 2. Quan sát sự xuất hiện bệnh đái tháo đường type 2 trong gia đình có yếu tố di truyền rõ ràng, nguời ta thấy rằng ở thế hệ thứ nhất mắc bệnh ở dộ tuổi 60 - 70, ở thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh giảm xuống còn 40 - 50 tuổi và ngày nay người được chẩn đoán đái tháo đường type 2 duới 20 tuổi không còn là hiếm.[10]

 Giới tính:

Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở hai giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào các vùng dân cư khác nhau. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh đái tháo đường không theo quy luật, nó tuỳ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Văn Hải, Đàm Văn Cương , tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nam là 3.5%; ở nữ là 5.3% [7]. Nghiên cứu về tình hình đái tháo đường và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nuớc năm 2002 - 2003 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh theo giới.

Các nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường đều cho thấy lối sống công nghiệp hiện đại ảnh huởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ mắc đái tháo đường tăng gấp 2 - 3 lần ở những người nội thành so với những người sống ở ngoại thành theo các công bố nghiên cứu dịch tễ ở Tunisia, Úc. Một số nghiên cứu của Việt Nam cho kết quả tương tự. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nội thành là 1.4%, ngoại thành là 0.6%[6]. Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng tại Quy Nhơn cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nội thành là 9.5% cao hơn so với ngoại thành là 2.1% có ý nghĩa thống kê với p <0.01. Yếu tố địa lý ảnh huởng đến tỷ lệ mắc đái tháo đường thực chất là sự thay đổi lối sống: Ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra[5].

 Béo phì:

Theo các chuyên gia của WHO, béo phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng mắc đái tháo đường type 2. Có nhiều phương pháp chẩn đoán và phân loại béo phì; trong đó, chẩn đoán béo phì bằng chỉ số khối cơ thể và chỉ số bụng, mông được áp dụng khá rộng rãi. Cho tới nay, tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì đã được WHO thống nhất. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này là khác nhau cho các vùng địa lý, châu lục khác nhau.

Trong bệnh béo phì, tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài; do đó, sự suy giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở một số thời điểm và triglycerid dần được tích luỹ lại. Ở nguời béo phì, đái tháo đường lâm sàng thường xuất hiện sau khi 50 - 70% tiểu đảo Langerhans bị tổn thương.

Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam, là một thuật ngữ chỉ những người mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo bụng, ngay cả với những nguời cân nặng không thực sự xếp vào loại béo phì hoặc chỉ béo vừa phải là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa đường.

Thuốc lá và bia ruợu là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm các rối loạn chuyển hoá.

Một số nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở người bệnh đái tháo đường khá cao, có nhiều vùng trên 50%. Trường đại học Lausanne (Anh) đã tiến hành 25 cuộc nghiên cứu trên 1,2 triệu người bệnh và nhận thấy những nguời hút thuốc có 44% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 [1].

Những người hút thuốc có xu hướng hình thành những thói quen không có lợi khác, chẳng hạn như không tập thể dục thể thao hoặc ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.

Rượu có tác động rất xấu đến sức khỏe con nguời, gây ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Những người bệnh đái tháo đường nếu uống nhiều rượu thì hậu quả thường nặng hơn so với người bình thường. Theo nghiên cứu của Trần Văn Hải, Đàm Văn Cương (2011) người bệnh nam đái tháo đường có tỷ lệ uống bia rượu 22.3% và hút thuốc lá 16.8% [7].

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU

TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA 2.1. Thông tin chung về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được thành lập từ năm 1899. Qua hơn 120 năm phát triển, đi qua ba thế kỷ, Bệnh viện đã đóng góp nhiều giá trị cho sự phát triển của tỉnh nhà và ngành Y tế đất nước.

Bệnh viện cũng là một Trung tâm y tế chuyên sâu và hiện đại nhất tỉnh, có nguồn nhân lực chất lượng cao. Bệnh viện đã khẳng định được sự phát triển bứt phá, bền vững trong sự nghiệp đổi mới, với cơ sở hạ tầng khang trang, nhiều trang thiết bị y tế hiện đại và một khối lượng lớn các dịch vụ kỹ thuật y tế có chất lượng cao; nhiều thế hệ thầy thuốc, cán bộ khoa học ở các chuyên khoa được đào tạo cơ bản, có chuyên môn giỏi, có uy tín, trưởng thành qua thời gian và kinh nghiệm thực tiễn, không ngừng học tập, nghiên cứu khoa học, đạt được trình độ học vấn cao, giành được các danh hiệu cao quý Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc ưu tú. Bệnh viện với quy mô 1.200 giường bệnh, hơn 1.250 cán bộ, viên chức, người lao động. Với hơn 500 cán bộ, viên chức có trình độ đại học trở lên; trong đó 35 tiến sĩ, BSCKII, 114 BSCKI, thạc sĩ y học, thạc sĩ dược, 93 bác sĩ đa khoa, 50 dược sĩ; hơn 10 thạc sĩ, chuyên khoa I điều dưỡng; 150 đại học điều dưỡng, kỹ thuật viên trong số 715 điều dưỡng, kỹ thuật viên và 179 nhân viên các chuyên ngành khác

Bệnh viện đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Bệnh viện đã khám cho 99.127 lượt bệnh nhân ngoại trú (tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020), Bệnh nhân nội trú 37.946 người (tăng 10%).

Phòng khám Xương khớp, Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá được triển khai từ năm 2009; hiện tại, đang quản lý hơn 500 hồ sơ bệnh án ĐTĐ, trong đó người bệnh ĐTĐ type 2 là chủ yếu. Người bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú được thăm khám được làm các xét nghiệm định kỳ, được cấp thuốc và được tư vấn sử dụng thuốc một cách chi tiết đầy đủ. Tuy nhiên, Bệnh viện chưa

có phòng tư vấn dinh dưỡng và truyền thông giáo dục sức khỏe riêng cho những người bệnh đái tháo đường. Chính vì vậy, việc giám sát về chế độ TTĐT đặc biệt là TTĐT bằng chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường tại cộng đồng cũng như công tác tư vấn về chế độ ăn uống, hoạt động thể lực hay cách phát hiện, dự phòng biến chứng là một vấn đề khó khăn đối với NVYT, và cũng là một thiệt thòi cho người bệnh.

Qua đánh giá nhanh người bệnh mắc ĐTĐ type 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá cho thấy đa phần người bệnh không thực hiện chế độ ăn, tập luyện, theo dõi đường huyết... được đầy đủ theo tư vấn của thầy thuốc. Nhận thấy thực trạng đó, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị cho người bệnh không được cao: Tỷ lệ NB phải nhập viện điều trị nội trú ngày một tăng bởi không khống chế được đường huyết ở mức độ cho phép lúc thì cao nhưng cũng có lúc thì hạ đường huyết, xuất hiện nhiều các biến chứng về mạch máu và tim mạch như: Tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, rối loạn lipid máu, tai biến mạch máu não và các biến chứng khác về mắt, nhiễm trùng, tổn thương khớp… Các biến chứng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, là nguyên nhân chính khiến người bệnh phải nhập viện điều trị nội trú, làm tăng chi phí điều trị. Xuất phát từ tình hình đó, Tôi tiến hành khảo sát “Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa”.

2.2. Đối tượng, công cụ, phương pháp thu thập số liệu, thời gian khảo sát - Đối tượng: NB được chẩn đoán là ĐTĐ type 2 được cấp thuốc điều trị - Đối tượng: NB được chẩn đoán là ĐTĐ type 2 được cấp thuốc điều trị ngoại trú từ lần thứ ba tại Phòng khám Xương khớp – Nội tiết BVĐK tỉnh Thanh Hoá. Loại trừ NB không đồng ý tham gia, không tỉnh táo,…

- Tổng số đối tượng tham gia khảo sát là: 150 người bệnh - Phương pháp thu thập số liệu: Bộ câu hỏi soạn sẵn - Hình thức khảo sát: Phát phiếu tự điền

2.3. Kết quả khảo sát

2.3.1. Đặc điểm chung của người bệnh

Bảng 2. 1. Đặc điểm chung của NB (n=150)

Thông tin chung của NB SL Tỷ lệ (%)

Nhóm tuổi < 60 tuổi 30 20 ≥ 60 tuổi 120 80 Giới tính Nam 85 56.7 Nữ 65 43.3 Trình độ học vấn Tiểu học 10 6.7 Trung học cơ sở 48 32 Phổ thông trung học 52 34.7 Trung cấp/Cao đẳng 24 16

Đại học/Sau đại học 16 10.6

Nghề nghiệp Nông dân 9 6 Công nhân 4 2.67 Buôn bán/Nghề tự do 21 14 Cán bộ văn phòng 2 1.33 Nội trợ 5 3.33 Hưu 109 72.67

Nhận xét: Bảng 2.1 cho thấy, đa số NB chủ yếu thuộc nhóm ≥ 60 tuổi chiếm 80% , và chỉ 20% là nhóm NB < 60 tuổi. Người bệnh là nam giới chiếm tỷ lệ 56.7% cao hơn so với nữ giới (43.3%). NB có trình độ học vấn chủ yếu phổ thông trung học (34.7%) và THCS (32%). Phần lớn NB là những người đã nghỉ hưu chiếm tỷ lệ tới 72.67%, riêng nội trợ và cán bộ văn phòng chiếm tỷ lệ thấp, tỷ lệ lần lượt là 3.33% và 1.33%.

Bảng 2. 2. Đặc điểm về tiền sử mắc bệnh của NB (n=150)

Thông tin về tiền sử bệnh SL Tỷ lệ %

Thời gian mắc bệnh < 5 năm 69 46

≥ 5 năm 81 54

Nhận xét: Kết quả Bảng 2.2 cho thấy, NB mắc bệnh ≥ 5 năm chiếm tỷ lệ 54% cao hơn so với NB mắc bệnh đã phát hiện < 5 năm (46%).

2.3.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh 2.3.2.1. Kiến thức về tuân thủ dinh dưỡng 2.3.2.1. Kiến thức về tuân thủ dinh dưỡng

Bảng 2. 3. Kiến thức về tuân thủ lựa chọn thực phẩm phù hợp của NB Kiến thức tuân thủ lựa chọn thực phẩm SL Tỷ lệ (%) 1. Các thực phẩm nên ăn

Món ăn đồ luộc (các loại rau luộc...) 138 92 Các loại đậu (đậu phụ, đậu xanh, đậu đen...) 127 84.67 Các loại trái cây (xoài, chuối, táo, nho, mận) 108 72

Hầu hết các loại rau 147 98

2. Các thực phẩm hạn chế

Ăn đồ rán 87 58

Ăn đồ quay 84 56

Bánh mì trắng 112 74.67

Gạo (cơm), miến dong 68 68

3. Các thực phẩm cần tránh

Ăn các món nội tạng (lòng, gan, óc, đồ hộp...) 105 70 Nước uống có đường, bánh kẹo, đồ ngọt 108 72

Dưa hấu 21 14

Dứa 28 18.67

Khoai tây, khoai lang nướng và chiên 37 24.67 → Kiến thức đạt về lựa chọn thực phẩm 88 58.67

Nhận xét: Bảng 2.3, Phần đông NB có kiến thức đúng về lựa chọn các thực phẩm nên ăn như nên ăn các loại rau (92%). Nhóm thực phẩm cần hạn chế thì NB có kiến thức đúng chiếm tỷ lệ không cao như hạn chế bánh mỳ trắng (74.67%), ăn cơm và miến dong chỉ có 68%. Nhóm thực phẩm cần tránh có một tỷ lệ khá lớn NB không có kiến thức về lựa chọn thực phẩm như dưa hấu (14%), dứa (18.67%), Khoai tây, khoai lang nướng và chiên (24.67%).

2.3.2.2. Kiến thức về tuân thủ hoạt động thể lực

Bảng 2. 4. Kiến thức của NB về tuân thủ hoạt động thể lực

Kiến thức về tuân thủ hoạt động thể lực SL Tỷ lệ %

Tập luyện theo sở thích. 78 52

Tập luyện theo chỉ dẫn của bác sỹ (tối thiểu 30 phút/ngày) 72 48 Tránh lối sống tĩnh tại (xem tivi, ngồi máy vi tính, ngồi một

Nhận xét: bảng 2.4 cho thấy, phần lớn NB hiểu nên tập luyện theo chỉ dẫn của bác sỹ (tối thiểu 30 phút/ngày) chiếm (48%) gần bằng với những người tập luyện theo sở thích (52%), tuy nhiên vẫn còn 1.33% NB có lối sống tĩnh (xem tivi, ngồi máy vi tính, ngồi một chỗ quá nhiều).

2.3.2.3. Kiến thức về dùng thuốc

Bảng 2. 5. Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc của NB

Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc SL Tỷ lệ % Dùng thuốc đều đặn suốt đời, đúng thuốc, đúng thời gian,

đúng liều 142 94.67

Dùng thuốc khi có dấu hiệu tăng đường huyết. 6 4 Dùng thuốc theo đơn của người bệnh khác hoặc tự mua thuốc

theo đơn cũ. 2 1.33

Nhận xét: Bảng 2.5 cho thấy, hầu hết NB hiểu đúng về tuân thủ dùng thuốc là dùng thuốc thường xuyên, đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều (94.67%), chỉ có 1.33% NB cho rằng chỉ cần dùng thuốc khi có dấu hiệu tăng đường huyết và tự mua thuốc theo đơn cũ.

2.3.2.4. Kiến thức về tuân thủ kiểm soát đường huyết và tái khám định kỳ Bảng 2. 6. Kiến thức về tuân thủ kiểm soát đường huyết và tái khám định kỳ của Bảng 2. 6. Kiến thức về tuân thủ kiểm soát đường huyết và tái khám định kỳ của NB

Kiến thức về tuân thủ kiểm soát đường huyết SL Tỷ lệ %

1 tuần/≥ 2 lần 8 5.33 1 tuần/1 lần 13 8.67 2 tuần/1 lần 34 22.67 3 tuần/1 lần 79 52.67 1 tháng/lần 15 9.99 Không biết 1 0.67

Kiến thức về tuân thủ theo dõi sức khỏe định kỳ SL Tỷ lệ %

1 tháng/1 lần 139 92.67

2 tháng/1 lần 4 2.67

> 3 tháng/1 lần 1 0.66

Không biết 0 0

Nhận xét: Bảng 2.6. cho thấy, đa số NB hiểu đúng về tuân thủ chế độ theo dõi sức khỏe định kỳ là 1 tháng/1 lần chiếm 92.67%, nhưng chỉ có 5.33% NB hiểu đúng về tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà là ≥ 2 lần/tuần.

2.3.3. Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh 2.3.3.1. Tuân thủ dinh dưỡng 2.3.3.1. Tuân thủ dinh dưỡng

80 85 90 95 100 105 Các loại thịt

nạc Cá các loại đậu Các loại trái

cây Hầu hết các loại rau

Không thường xuyên Thường xuyên 12.3 % 87.7 % 12,7 % 87,3 2,7% 97,3 4,7 96,3% 100%

Biểu đồ 2. 1. Tuân thủ đối với các thực phẩm nên ăn của NB

0 20 40 60 80 100 120 Các món ăn đồ rán Các món

quay Bánh mỳ trắng Các nội tạng Dưa hấu Dứa Khoai bỏ lò

Không thường xuyên Thường xuyên 76,7% 22.3% 80% 20% 68% 32% 91,7% 8,3% 56,3 43,7% 54,7% 45,3% 65.7% 34,3%

Biểu đồ 2. 2. Tuân thủ đối với các thực phẩm không nên ăn của NB

Nhận xét: Trong nhóm các thực phẩm nên ăn, tỷ lệ NB thực hành đúng nên ăn hầu hết các loại rau chiếm tỷ lệ cao là 100%, tiếp đến là các loại đậu

chiếm 97.3%, các loại trái cây như xoài, chuối, táo, nho... chiếm 95.3%, thấp nhất là ăn các loại cá chiếm tỷ lệ (87.3%).

Trong nhóm thực phẩm hạn chế/không nên ăn: tỷ lệ NB thực hành đúng các loại thực phẩm chiếm một tỷ lệ khá cao như không thường xuyên ăn các món nội

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)