Thực trạng thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 42)

1. Thực trạng kiến thức và thực hành TTĐT ở NB đái tháo đường type 2 điều trị

1.2. Thực trạng thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh

1.2.1. Tuân thủ dinh dưỡng

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh ĐTĐ nên chọn những thực phẩm có nhiều chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp dưới 55% như: Xoài, chuối, táo, nho, mận, khoai, củ, hầu hết các loại rau trừ bí đỏ, đậu hạt (đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan…). Hạn chế và tránh ăn những thực phẩm có chỉ số đường cao trên 55% như bánh mỳ, miến, dưa hấu, dứa, các loại khoai

nướng… Chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít chất béo và/hoặc nhiều acid béo chưa no có lợi cho sức khỏe như thịt nạc (thịt gia cầm nên bỏ da), nên ăn cá ít nhất 3 lần trong mỗi tuần [9].

Kết quả cho thấy trong nhóm các thực phẩm nên ăn tỷ lệ NB thực hành đúng nên ăn hầu hết các loại rau chiếm tỷ lệ cao là 100%, tiếp đến là các loại đậu chiếm 97.3%, các loại trái cây như xoài, chuối, táo, nho... chiếm 95.3%, thấp nhất là ăn các loại cá chiếm tỷ lệ (87.3%). Trong khi đó nhóm thực phẩm hạn chế/không nên ăn thì có tỷ lệ NB thực hành đúng các loại thực phẩm chiếm một tỷ lệ khá cao như không thường xuyên ăn các món nội tạng (91.7%), món đồ quay (80%), bên cạnh đó một tỷ lệ không nhỏ NB thực hành không đúng như thường xuyên ăn dưa hấu (56.3%%), dứa (54.7%), bánh mì trắng (68%) (Bảng 3.7).

1.2.2. Tuân thủ hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực thường xuyên có hiệu quả tích cực lên tính nhạy cảm với insulin. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng nếu người bệnh ĐTĐ hoạt động thể lực với cường độ trung bình từ 30 phút/ ngày/tuần trở lên sẽ mang lại hiệu quả hơn trong việc kiểm soát đường huyết [38].

Kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 2.7) cho thấy, đa số NB tham gia hoạt động thể lực theo đúng khuyến cáo >=30 phút/ngày/tuần (54.67%). Tuy nhiên vẫn còn khá đông số NB không tuân thủ hoạt động thể lực theo khuyến cáo (44.67%) và có 0.66% NB không hoạt động thể lực bất cứ loại hình nào Điều này có thể giải thích là do nhiều NB đã hiểu được tầm quan trọng của tập luyện đều đặn không chỉ giúp kiểm soát đường máu hàng ngày mà còn có thể giúp cải thiện đường máu tốt trong thời gian dài.

Lý do NB không tập luyện vì chưa hiểu tác dụng của hoạt động thể lực trong điều trị ĐTĐ. NB cho rằng tập luyện là không cần thiết và cho rằng mình là người lao động bằng thể lực và không có thời gian.

1.2.3. Tuân thủ dùng thuốc

Kết quả (bảng 2.8) cho thấy, tỷ lệ NB dùng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ chiếm tỷ lệ cao (87.33%). Điều này cho thấy, NB nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng của việc tuân thủ dùng thuốc, ngoài ra đa số người bệnh có tâm

lý thích được dùng thuốc hơn là các biện pháp điều trị khác. Có 6% NB quên uống thuốc từ 3 lần trở lên trong một tháng, 0.677% NB quên tiêm thuốc từ 3 lần trở lên trong một tháng; Chỉ 2% NB bỏ thuốc và 0.66% NB tự ý điều trị. 1.2.4. Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ

Muốn điều trị thành công ĐTĐ cần khống chế đường máu ở mức bình thường. Một trong những yếu tố giúp điều trị thành công là NB cần theo dõi, kiểm tra đường huyết tại nhà và khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các biến chứng do ĐTĐ gây ra.

Kết quả (Bảng 2.9) cho thấy: chỉ có 25.33% NB thực hiện đo đường huyết tại nhà ≥ 2 lần/tuần và 74.67% thực hiện đo đường huyết tại nhà < 2 lần/tuần. Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là 99.33% NB đi khám định kỳ 1tháng/1lần. Điều này cũng phản ánh sự hiểu biết về các biện pháp TTĐT.

Với ĐTĐ type 2 việc kiểm soát đường huyết tại nhà và khám sức khỏe định kỳ là một biện pháp quan trọng cho một liệu trình điều trị. Nhiều NB không biết chế độ kiểm soát đường huyết tại nhà và đi khám định kỳ cũng là một biện pháp điều trị, họ cho rằng chỉ cần dùng thuốc là đủ nên họ luôn nghĩ và quan tâm đến việc uống thuốc mà ít khi quan tâm đến việc phải kiểm soát đường huyết và khám định kỳ. Quan niệm sai lầm này sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. 1.3. Các yếu tố liên quan

- Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ dinh dưỡng với các biến tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, hoàn cảnh sống, mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT (bảng 2.10).

- Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ hoạt động thể lực thường xuyên với các biến tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT (bảng 2.11).

- NB có thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm tỷ lệ tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ với tỷ lệ cao hơn so với nhóm người bệnh mắc bệnh <5 năm (bảng 2.12).

- NB thực hành tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ có tỷ lệ kiến thức TTĐT cao hơn so với nhóm người bệnh không tuân thủ. Tuy nhiên, chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức về TTĐT với thực hành tuân thủ dinh dưỡng, thực hành tuân thủ hoạt động thể dục và thực hành TTĐT (bảng 2.13).

1.4. Những thuận lợi và khó khăn 1.4.1. Thuận lợi 1.4.1. Thuận lợi

+ Người bệnh ĐTĐ tuyp 2 điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa nhìn chung đã quan tâm đến kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ĐTĐ.

+ BVĐK tỉnh Thanh Hóa cũng đã và đang rất quan tâm đến công tác điều trị, chăm sóc, đặc biệt là công tác tư vấn tuân thủ điều trị cho đối tượng những người bệnh ĐTĐ type 2.

+ Công tác truyền thông GDSK cho NB ngày càng được quan tâm và được mở rộng ở nhiều hình thức, phương pháp khác nhau để người bệnh được tiếp cận. NB cũng được phát một số tờ rơi, hướng dẫn về cách tự chăm sóc.

+ BV định kì tổ chức họp hội đồng người bệnh cấp bệnh viện và cấp khoa định kì, lồng ghép các nội dung tư vấn, giáo dục sức khỏe cho NB.

+ Trình độ chuyên môn của NVYT ngày càng được nâng cao. Bệnh viện đã quan tâm nhiều đến công tác đào tạo cán bộ có chuyên môn kỹ thuật cao, đa dạng trong mọi lĩnh vực, được đầu tư các trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán và chăm sóc điều trị.

+ NB đái tháo đường đã chủ động tìm hiểu các kiến thức tự chăm sóc qua thông tin đại chúng…

1.4.2. Khó khăn, tồn tại

- Vẫn còn 5.33 % NB cho rằng chỉ cần dùng thuốc khi có dấu hiệu tăng đường huyết và tự mua thuốc theo đơn cũ.

- 1.33% NB có lối sống tĩnh (xem tivi, ngồi máy vi tính, ngồi một chỗ quá nhiều).

- 5.33% NB hiểu đúng về tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà là ≥ 2 lần/tuần.

- Trong nhóm thực phẩm cần tránh có một tỷ lệ khá lớn NB không có kiến thức về lựa chọn thực phẩm như dưa hấu (84.3%), dứa (79.3%), khoai tây, khoai lang nướng và chiên (77%).

- Một tỷ lệ không nhỏ NB thực hành không đúng như thường xuyên ăn dưa hấu (56.3%), dứa (54.7%), bánh mì trắng (68%).

- Vẫn còn khá đông số NB không tuân thủ hoạt động thể lực thường xuyên theo khuyến cáo (44.67%) và có 0.66% NB không hoạt động thể lực bất cứ loại hình nào.

- Có 6% NB quên uống thuốc từ 3 lần trở lên trong một tháng, 0.67% NB quên tiêm thuốc từ 3 lần trở lên trong một tháng, 2% NB bỏ thuốc và 0.66% NB tự ý điều trị.

- Tỷ lệ tự đo đường huyết tại nhà còn thấp.

Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Thanh Hoá nói riêng việc trồng lúa nước và thâm canh lúa nước là truyền thống hàng nghìn năm. Nên cũng rất tự nhiên, người Việt Nam lấy lúa gạo làm nguồn lương thực cơ bản, cơm là thứ lương thực nền tảng không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày. Chính vì vậy, việc lựa chọn các thực phẩm thay thế cho gạo để sử dụng lâu dài sẽ rất khó khăn đối với NB. Ngoài ra, những NB nếu đã biết cần thay thế cơm bằng thực phẩm khác thì lại lựa chọn thực phẩm thay thế chưa đúng.

Độ tuổi mắc ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Thanh Hoá nằm trong khoảng tuổi trung niên; ở độ tuổi này một phần do công việc; một phần nào đó do thói quen lâu ngày về chế độ ăn uống (uống bia rượu, nhậu vào các buổi chiều, ăn tiệc, café…); do đó, để thay đổi kiến thức và thực hành dinh dưỡng cho NB cần phải có một chiến lược cụ thể và đồng bộ, lâu dài.

Điều kiện kinh tế không đồng đều ở thành thị và nông thôn. Người dân Thanh Hoá nói riêng; cũng như người dân Việt Nam nói chung có thói quen ăn nội tạng động vật và dùng mỡ động vật để chiên xào nấu nướng; mặc dù, đã được quan tâm nỗ lực rất nhiều trong công tác truyền thông. Tuy nhiên, để thay đổi thói quen đó còn đang gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến việc

tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2 tại BVĐK Tỉnh Thanh Hoá.

1.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

+ Bệnh viện chưa có phòng tư vấn dinh dưỡng bệnh lý, chưa có chuyên khoa dinh dưỡng, chưa có NVYT được đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng.

+ Số lượng người bệnh đến khám bệnh tại phòng khám rất đông, nên chưa có nhiều thời gian để tư vấn cho người bệnh.

+ Có thành lập CLB người bệnh ĐTĐ để NB có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho nhau. Tuy nhiên, CLB hoạt động chưa liên tục, nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

+ Một số phương tiện dùng cho tư vấn chưa bắt kịp với công nghệ khiến cho NB nhàm chán, dẫn đến hiệu quả tư vấn, truyền thông chưa cao.

+ Kĩ năng về vấn đề tư vấn, giáo dục sức khỏe của điều dưỡng trong khoa còn chưa đồng đều, thời gian dành cho việc GDSK còn ít.

+ Do khối lượng công việc quá nhiều nên việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh vẫn chưa thực sự được quan tâm.

+ ĐD chưa được tập huấn về phương pháp GDSK cho NB cho nên kỹ năng tư vấn GDSK chưa tốt, việc tư vấn vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.

+ Điều dưỡng chưa tự tin khi tư vấn, giáo dục sức khỏe cho NB.

+ Hình thức tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh mang tính chất 1 chiều, đơn điệu, chưa thu hút được sự quan tâm của người bệnh.

+ Nội dung giáo dục sức khỏe còn chung chung, chưa cụ thể, người bệnh chưa thực sự hiểu để có thể áp dụng thực tế.

2. Giải pháp để khắc phục vấn đề 2.1. Đối với Bệnh viện 2.1. Đối với Bệnh viện

- Nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn chẩn đoán điều trị của BYT cụ thể: + Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 “Hướng dẫn điều trị chẩn đoán và điều trị ĐTĐ type 2”. Đây là tài liệu chuyên môn đưa ra các khuyến nghị cho cán bộ y tế các tiêu chí, các quyết định liên quan đến chẩn

đoán, xử trí, điều trị, cách chăm sóc người bệnh ĐTĐ type 2 mà có thể áp dụng chung ở tất cả các tuyến.

+ Quyết định số 3087/ QĐ- BYT ngày 16/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền Đái tháo đường” trong đó hướng dẫn chi tiết chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh tiền ĐTĐ.

- Dựa vào các hướng dẫn điều trị của các Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế như: IDF, ADA…

- Bệnh viện tổ chức các buổi tư vấn và khám sàng lọc để phát hiện sớm người bệnh có Đái tháo đường để kịp thời tư vấn điều trị.

- Bổ sung thêm nhân lực phục vụ cho công tác thăm khám và tư vấn điều trị cho người bệnh.

- Áp dụng công nghệ trong quản lý NB và khám chữa bệnh để tăng năng xuất lao động cho CBYT, giảm bớt các thủ tục hành chính để NVYT dành nhiều thời gian cho công tác tư vấn NB. Nâng cấp, trang bị truyền thông công nghệ số tại Khoa Khám bệnh để truyền thông cho NB một cách hiệu quả nhất.

- Có phòng tư vấn, truyền thông GDSK. Từ các hướng dẫn của Bộ Y tế, BV có các hình thức tuyên truyền cụ thể như: in tờ rơi hình ảnh các bữa ăn cụ thể, hướng dẫn cách chế biến thức ăn, hình ảnh các thực phẩm nên ăn và không nên ăn, hoạt động thể lực… để NB dễ tiếp cận.

- NVYT được tập huấn về bệnh ĐTĐ và phương pháp GDSK cho NB. - Tổ chức các CLB có mời các chuyên gia đầu ngành về ĐTĐ để tư vấn cho người bệnh.

2.2. Đối với NVYT

- Trang bị cho mình kiến thức sâu hơn về chuyên môn, chuyên nghiệp hơn về nghiệp vụ tư vấn, truyền thông để tư vấn cho người bệnh.

- Bản thân NVYT cần phải chú trọng hơn nữa công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe; cần phải có những biện pháp tích cực giúp người bệnh tuân thủ như giải thích, tư vấn cụ thể nhiều lần cho người bệnh biết. Đồng thời tăng cường sự hỗ trợ từ phía gia đình của người bệnh trong việc giám sát chế độ tuân thủ điều trị của họ.

- NVYT cần khích lệ, động viên và tạo mọi điều kiện để người bệnh đi khám và theo dõi sức khỏe đều đặn tại cơ sở y tế, thường xuyên nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đo đường huyết tại nhà. Đồng thời giải thích cho người bệnh biết được các rào cản của việc đo đường huyết như đau, mất chi phí…, từ đó giúp họ tìm được các biện pháp khắc phục việc kiểm soát đường huyết tại nhà.

- Chủ động liên lạc và nhắc nhở định kỳ cho người bệnh để người bệnh tuân thủ điều trị.

2.3. Đối với người bệnh

- Luôn theo dõi tình trạng bệnh: NB nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà, để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sĩ, không nên tự điều trị.

- Lối sống và thái độ ăn uống: Những điều chỉnh lối sống NB đái tháo đường cần tuân thủ điều trị để kiểm soát bệnh. Duy trì mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm đến mức hợp lý.(Nếu cân nặng vượt quá 10% số cân nặng lý tưởng là quá béo; còn nếu cân nặng ít hơn 15% cân nặng lý tưởng là quá gầy).

- Tham gia các câu lạc bộ sức khỏe để tăng cường kiến thức, cũng như có các kỹ năng tự chăm sóc, phòng biến chứng.

KẾT LUẬN 1. Kiến thức về tuân thủ điều trị của NB

- NB hiểu đúng về tuân thủ dùng thuốc là dùng thuốc thường xuyên, đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều (92.67%), chỉ có 5.33% NB cho rằng chỉ cần dùng thuốc khi có dấu hiệu tăng đường huyết và tự mua thuốc theo đơn cũ.

- NB hiểu nên tập luyện theo chỉ dẫn của bác sỹ chiếm 48% gần bằng với những người tập luyện theo sở thích (52%), vẫn còn 1.33% NB có lối sống tĩnh.

- NB dùng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ chiếm tỷ lệ cao 87.33%. - NB hiểu đúng về tuân thủ chế độ theo dõi sức khỏe định kỳ là 1 tháng/1 lần chiếm 92.67%, nhưng chỉ có 5.33% NB hiểu đúng về tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà là ≥ 2 lần/tuần.

- NB có kiến thức đúng về lựa chọn các thực phẩm nên ăn như nên ăn các loại rau (98%). Thực phẩm cần hạn chế, NB có kiến thức đúng NB có kiến thức đúng chiếm tỷ lệ không cao như hạn chế bánh mỳ trắng (74.67%), ăn cơm và miến dong chỉ có 68%. Thực phẩm cần tránh, NB không có kiến thức về lựa chọn thực phẩm như dưa hấu (14%), dứa (18.67%), Khoai tây, khoai lang nướng và chiên (24.67%).

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 42)