Giải pháp để khắc phục vấn đề

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 47)

2.1. Đối với Bệnh viện

- Nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn chẩn đoán điều trị của BYT cụ thể: + Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 “Hướng dẫn điều trị chẩn đoán và điều trị ĐTĐ type 2”. Đây là tài liệu chuyên môn đưa ra các khuyến nghị cho cán bộ y tế các tiêu chí, các quyết định liên quan đến chẩn

đoán, xử trí, điều trị, cách chăm sóc người bệnh ĐTĐ type 2 mà có thể áp dụng chung ở tất cả các tuyến.

+ Quyết định số 3087/ QĐ- BYT ngày 16/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền Đái tháo đường” trong đó hướng dẫn chi tiết chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh tiền ĐTĐ.

- Dựa vào các hướng dẫn điều trị của các Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế như: IDF, ADA…

- Bệnh viện tổ chức các buổi tư vấn và khám sàng lọc để phát hiện sớm người bệnh có Đái tháo đường để kịp thời tư vấn điều trị.

- Bổ sung thêm nhân lực phục vụ cho công tác thăm khám và tư vấn điều trị cho người bệnh.

- Áp dụng công nghệ trong quản lý NB và khám chữa bệnh để tăng năng xuất lao động cho CBYT, giảm bớt các thủ tục hành chính để NVYT dành nhiều thời gian cho công tác tư vấn NB. Nâng cấp, trang bị truyền thông công nghệ số tại Khoa Khám bệnh để truyền thông cho NB một cách hiệu quả nhất.

- Có phòng tư vấn, truyền thông GDSK. Từ các hướng dẫn của Bộ Y tế, BV có các hình thức tuyên truyền cụ thể như: in tờ rơi hình ảnh các bữa ăn cụ thể, hướng dẫn cách chế biến thức ăn, hình ảnh các thực phẩm nên ăn và không nên ăn, hoạt động thể lực… để NB dễ tiếp cận.

- NVYT được tập huấn về bệnh ĐTĐ và phương pháp GDSK cho NB. - Tổ chức các CLB có mời các chuyên gia đầu ngành về ĐTĐ để tư vấn cho người bệnh.

2.2. Đối với NVYT

- Trang bị cho mình kiến thức sâu hơn về chuyên môn, chuyên nghiệp hơn về nghiệp vụ tư vấn, truyền thông để tư vấn cho người bệnh.

- Bản thân NVYT cần phải chú trọng hơn nữa công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe; cần phải có những biện pháp tích cực giúp người bệnh tuân thủ như giải thích, tư vấn cụ thể nhiều lần cho người bệnh biết. Đồng thời tăng cường sự hỗ trợ từ phía gia đình của người bệnh trong việc giám sát chế độ tuân thủ điều trị của họ.

- NVYT cần khích lệ, động viên và tạo mọi điều kiện để người bệnh đi khám và theo dõi sức khỏe đều đặn tại cơ sở y tế, thường xuyên nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đo đường huyết tại nhà. Đồng thời giải thích cho người bệnh biết được các rào cản của việc đo đường huyết như đau, mất chi phí…, từ đó giúp họ tìm được các biện pháp khắc phục việc kiểm soát đường huyết tại nhà.

- Chủ động liên lạc và nhắc nhở định kỳ cho người bệnh để người bệnh tuân thủ điều trị.

2.3. Đối với người bệnh

- Luôn theo dõi tình trạng bệnh: NB nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà, để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sĩ, không nên tự điều trị.

- Lối sống và thái độ ăn uống: Những điều chỉnh lối sống NB đái tháo đường cần tuân thủ điều trị để kiểm soát bệnh. Duy trì mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm đến mức hợp lý.(Nếu cân nặng vượt quá 10% số cân nặng lý tưởng là quá béo; còn nếu cân nặng ít hơn 15% cân nặng lý tưởng là quá gầy).

- Tham gia các câu lạc bộ sức khỏe để tăng cường kiến thức, cũng như có các kỹ năng tự chăm sóc, phòng biến chứng.

KẾT LUẬN 1. Kiến thức về tuân thủ điều trị của NB

- NB hiểu đúng về tuân thủ dùng thuốc là dùng thuốc thường xuyên, đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều (92.67%), chỉ có 5.33% NB cho rằng chỉ cần dùng thuốc khi có dấu hiệu tăng đường huyết và tự mua thuốc theo đơn cũ.

- NB hiểu nên tập luyện theo chỉ dẫn của bác sỹ chiếm 48% gần bằng với những người tập luyện theo sở thích (52%), vẫn còn 1.33% NB có lối sống tĩnh.

- NB dùng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ chiếm tỷ lệ cao 87.33%. - NB hiểu đúng về tuân thủ chế độ theo dõi sức khỏe định kỳ là 1 tháng/1 lần chiếm 92.67%, nhưng chỉ có 5.33% NB hiểu đúng về tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà là ≥ 2 lần/tuần.

- NB có kiến thức đúng về lựa chọn các thực phẩm nên ăn như nên ăn các loại rau (98%). Thực phẩm cần hạn chế, NB có kiến thức đúng NB có kiến thức đúng chiếm tỷ lệ không cao như hạn chế bánh mỳ trắng (74.67%), ăn cơm và miến dong chỉ có 68%. Thực phẩm cần tránh, NB không có kiến thức về lựa chọn thực phẩm như dưa hấu (14%), dứa (18.67%), Khoai tây, khoai lang nướng và chiên (24.67%).

2. Thực trạng thực hành tuân thủ điều trị của NB

- Thực phẩm nên ăn: tỷ lệ NB thực hành đúng nên ăn hầu hết các loại rau chiếm tỷ lệ cao là 100%, các loại đậu chiếm 97.3%, các loại trái cây như xoài, chuối, táo, nho... chiếm 95.3%, thấp nhất là ăn các loại cá chiếm tỷ lệ (87.3%).

- Nhóm thực phẩm hạn chế/không nên ăn: NB không thường xuyên ăn các món nội tạng (91.7%), món đồ quay (80%), NB thực hành không đúng như thường xuyên ăn dưa hấu (56.3%%), dứa (54.7%), bánh mì trắng (68%) (Bảng 3.7).

- Đa số NB tham gia hoạt động thể lực theo đúng khuyến cáo >=30 phút/ngày/tuần (54.67%), số NB không tuân thủ hoạt động thể lực theo khuyến cáo (44.67%) và có 0.66% NB không hoạt động thể lực bất cứ loại hình nào.

- Tỷ lệ NB thực hiện đo đường huyết tại nhà ≥ 2 lần/tuần là 25.33%, 74.67% thực hiện đo đường huyết tại nhà < 2 lần/tuần, có tới 99.33% NB thực hiện đi khám định kỳ 1 lần/tháng.

3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của NB

- Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ dinh dưỡng với các biến tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, hoàn cảnh sống, mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT (bảng 2.10).

- Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ hoạt động thể lực thường xuyên với các biến tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT (bảng 2.11).

- NB có thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm tỷ lệ tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ với tỷ lệ cao hơn so với nhóm người bệnh mắc bệnh <5 năm (bảng 2.12).

- NB thực hành tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ có tỷ lệ kiến thức TTĐT cao hơn so với nhóm người bệnh không tuân thủ. Tuy nhiên, chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức về TTĐT với thực hành tuân thủ dinh dưỡng, thực hành tuân thủ hoạt động thể dục và thực hành TTĐT (bảng 2.13).

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Từ kết quả khảo sát, bàn luận và kết luận, tôi xin được đề xuất một số giải pháp như sau:

1. Đối với Bệnh viện:

- Bổ sung thêm nhân lực phục vụ cho công tác thăm khám và tư vấn điều trị cho người bệnh.

- Tổ chức hoạt động có hiệu quả câu lạc bộ có mời các chuyên gia về dinh dưỡng đái tháo đường để tư vấn cho người bệnh.

- Phòng Công tác xã hội, chủ động liên lạc và nhắc nhở định kỳ cho người bệnh để người bệnh tuân thủ điều trị.

- Cần có các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá tuân thủ điều trị ở người bệnh ĐTĐ type 2 (nội trú). Đặc biệt cần nghiên cứu sâu về tuân thủ điều trị.

- Nên tổ chức các buổi tư vấn và khám sàng lọc để phát hiện sớm người bệnh có Đái tháo đường để kịp thời tư vấn điều trị.

- Áp dụng công nghệ trong quản lý NB và khám chữa bệnh để tăng năng xuất lao động cho CBYT, giảm bớt các thủ tục hành chính để NVYT dành nhiều thời gian cho công tác tư vấn NB. Nâng cấp, trang bị truyền thông công nghệ số tại Khoa Khám bệnh để truyền thông cho NB một cách hiệu quả nhất.

- Có phòng tư vấn, truyền thông GDSK. Từ các hướng dẫn của Bộ Y tế, BV có các hình thức tuyên truyền cụ thể như: in tờ rơi hình ảnh các bữa ăn cụ thể, hướng dẫn cách chế biến thức ăn, hình ảnh các thực phẩm nên ăn và không nên ăn, hoạt động thể lực… để NB dễ tiếp cận.

- Nhân viên y tế được tập huấn về bệnh đái tháo đường và phương pháp giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Đặc biệt là kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị ở NB đái tháo đường type 2.

2. Đối với NVYT

- NVYT trong BV, đặc biệt là NVYT tại Phòng khám Xương khớp - Nội tiết cần chú trọng đến tư vấn và GDSK cho người bệnh ĐTĐ type 2 về tuân thủ điều trị ngoại trú. Nội dung tư vấn tập trung vào những kiến thức và thực hành còn thấp như kiến thức về hoạt động thể lực, kiến thức về lựa chọn các thực

phẩm hạn chế và cần tránh cho người bệnh đái tháo đường type 2, kiến thức về các biến chứng do không tuân thủ điều trị, thực hành hoạt động thể lực, thực hành đo đường huyết tại nhà. Đặc biệt tập trung vào những đối tượng là người cao tuổi, có trình độ học vấn thấp và bệnh nhân mới phát hiện bệnh.

- NVYT cần khích lệ, động viên và tạo mọi điều kiện để người bệnh đi khám và theo dõi sức khỏe đều đặn tại cơ sở y tế, thường xuyên nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đo đường huyết tại nhà. Đồng thời giải thích cho người bệnh biết được các rào cản của việc đo đường huyết như đau, mất chi phí…, từ đó giúp họ tìm được các biện pháp khắc phục việc kiểm soát đường huyết tại nhà.

- Nghiêm túc học tập, trang bị những kiến thức sâu hơn về chuyên môn; chuyên nghiệp hơn về nghiệp vụ tư vấn, truyền thông GDSK cho người bệnh.

- Cập nhật ứng dụng kỹ thuật công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

- Nâng cao kĩ năng giao tiếp, thuyết phục, tạo sức ảnh hưởng đối với người nghe, đặc biệt khi đối tượng giao tiếp là NB.

3. Đối với người bệnh

- Luôn theo dõi tình trạng bệnh: NB nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà, để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sĩ, không nên tự điều trị.

- Lối sống và thái độ ăn uống: Những điều chỉnh lối sống NB đái tháo đường cần tuân thủ điều trị để kiểm soát bệnh. Duy trì mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm đến mức hợp lý.(Nếu cân nặng vượt quá 10% số cân nặng lý tưởng là quá béo; còn nếu cân nặng ít hơn 15% cân nặng lý tưởng là quá gầy).

- Tham gia các câu lạc bộ sức khỏe để tăng cường kiến thức, cũng như có các kỹ năng tự chăm sóc, phòng biến chứng.

- Thực hiện tuân thủ điều trị: dinh dưỡng, thuốc, hoạt động thể lực thường xuyên, kiểm tra đường huyết và tái khám định kì.

- Tham gia các câu lạc bộ sức khỏe để tăng cường kiến thức, cũng như có các kỹ năng tự chăm sóc, phòng biến chứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Tạ văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam - các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Tạ Văn Bình (2007), Làm gì để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Tạ Văn Bình (2007), Người bệnh đái tháo đường cần biết, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

4. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2011), Quyết định số 3280/QĐ-BYT ngày 09/09/2011 về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường typ 2, Bộ Y tế, Hà Nội.

6. Nguyễn Mạnh Dũng (2007), "Đánh giá nhận thức của người bệnh đái tháo đường về chế độ ăn uống và tập luyện thể lực", Tạp chí Y học thực hành, Số 731, tr 191 - 195.

7. Lê Thị Hương Giang (2013), Đánh giá tuân thủ điều trị đái tháo đường typ 2 và một số yếu tố liên quan của người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện 198, năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

8. Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Lâm (2008), Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường theo đơn vị chuyển đổi thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

9. Phạm Văn Khôi (2011), Thực trạng tư vấn dinh dưỡng, nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Trung Kiên và Lưu Thị Hồng Vân (2010), "Nghiên cứu kiến thức, thực hành về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh

viện Hòa Bình - Tỉnh Bạc Liêu năm 2010", Y học Thực hành, Số 736 (5), tr 20 - 23.

11. Trần Chiêu Phong và Lê Hoàng Ninh (2005), "Kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng biến chứng đái tháo đường của bệnh nhân đái tháo đường tại Trung tâm Y tế quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Số 1 (10), tr 33 - 36.

12. Nguyễn Vinh Quang và Phạm Thúy Hường (2010), "Mô tả kiến thức, thái độ thực hành về bệnh đái tháo đường của người dân tại Hải Hậu, Nam Định năm 2010", Tạp chí Y học Việt Nam. Số 383(1), tr. 31 - 35.

13. Nguyễn Minh Sang, Nguyễn Khoa Diệu Vân và Nguyễn Quang Bảy (2007), "Thực trạng kiểm soát đường huyết của các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 nhập viện điều trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Nghiên cứu Y học, Số 53(5), tr 17 - 23.

14. Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Kim Lương và Nguyễn Khang Sơn (2012), "Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên", Tạp chí Y học thực hành.

15. Bùi Khánh Thuận (2009), Kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và luyện tập ở người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viên Nhân Dân 115, Luận văn thạc sỹ Y học, trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Đỗ Quang Tuyển (2012), Mô tả kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

17. WHO (2003), Tuyên bố Tây Thái Bình Dương về bệnh đái tháo đường-Kế hoạch hành động giai đoạn 2000-2025, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Tiếng Anh

18. Alan M (2006), "Improving Patient Adherence", Clinical diabetes Vol. 24 (2), pg. 71 - 76.

19. American Diabetes Association (2011), "Diagnosis and Classification of Diabetes mellitus", Diabetes care. 34 (1), pg. S62 - S69.

American Diabetes Association (2011), "Standard of Medical care in diabetes - 2011", Diabetes care. Vol. 34 (1).

20. Ciechanowski PS & et al. (2001), "The patient-provider relationship:

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 47)