Tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà và khám định kỳ

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 37)

Bảng 2. 9. Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ của NB Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ SL Tỷ lệ (%) Tuân thủ đo đường huyết (≥ 2 lần/tuần) 38 25.33 Không tuân thủ đo đường huyết (< 2 lần/tuần và không đo) 112 74.67

Tổng số 150 100

Tuân thủ đi khám định kỳ (1 lần/1tháng) 149 99.33

Không tuân thủ đi khám định kỳ 1 0.67

Tổng số 150 100

Nhận xét: Bảng 2.9 cho thấy, chỉ có 25.33% NB thực hiện đo đường huyết tại nhà ≥ 2 lần/tuần và 74.67% thực hiện đo đường huyết tại nhà < 2 lần/tuần. Nhưng có tới 99.33% NB thực hiện đi khám định kỳ 1 lần/tháng . 2.3.4. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh

Bảng 2. 10. Mối liên quan giữa tuân thủ dinh dưỡng với một số yếu tố

Đặc điểm

Tuân thủ dinh dưỡng

Tổng % Tuân thủ (n=135) Không tuân thủ (n=15) Tuổi < 60 tuổi 89.7 10.3 100 ≥ 60 tuổi 92.3 7.7 100 Giới Nam 92.8 7.2 100 Nữ 88 12 100 Trình độ học vấn ≤ THPT 84.5 15.5 100 > THPT 91.3 8.7 100

Nghề nghiệp Cán bộ và hưu 89.6 10.4 100 Nông dân và khác 7.5 92.5 100 Thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm 89.9 10.1 100 < 5 năm 90.1 9.9 100

Hoàn cảnh sống Sống cùng người thân 86.7 13.3 100

Sống một mình 92.4 7.6 100

Mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ CBYT

Hoàn toàn không có 90.3 9.7 100

Có từng nhận được 88.4 11.6 100

Nhận xét: Bảng 2.10 cho thấy, không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ dinh dưỡng với các biến tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, hoàn cảnh sống, mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT.

Bảng 2. 11. Mối liên quan giữa tuân thủ hoạt động thể lực với một số yếu tố

Đặc điểm Tuân thủ hoạt động thể lực Tổng n=150 % Tuân thủ (n=82) Không tuân thủ (n=68) Tuổi < 60 tuổi 69.2 30.8 100 ≥ 60 tuổi 54.0 46.0 100 Giới Nam 52.8 47.2 100 Nữ 58.3 41.7 100 Trình độ học vấn ≤ THPT 56.8 43.2 100 > THPT 53.5 46.5 100 Nghề nghiệp Cán bộ và hưu 54.6 45.4 100 Nông dân và khác 65.0 35.0 100 Thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm 57.2 42.8 100 < 5 năm 54.6 45.4 100

Hoàn cảnh sống Sống cùng người thân 54.4 45.6 100

Sống một mình 58.1 41.8 100

Mức độ thường xuyên nhận được

Hoàn toàn không có 54.3 43.7 100 Có từng nhận được 56.6 43.4 100

thông tin từ CBYT

Nhận xét: Bảng 2.11 cho thấy, Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ hoạt động thể lực thường xuyên với các biến tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT.

Bảng 2. 12. Mối liên quan giữa tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ với một số yếu tố

Đặc điểm

Tuân thủ kiểm soát đường

huyết và khám sức khỏe định kì Tổng n=150 % Tuân thủ (n=94) Không tuân thủ (n=56) Tuổi < 60 tuổi 7.7 92.3 100 ≥ 60 tuổi 10.7 89.3 100 Giới Nam 7.2 92.8 100 Nữ 12.6 87.4 100 Trình độ học vấn > THPT 15.5 84.5 100 ≤ THPT 8.7 91.3 100 Nghề nghiệp Cán bộ và hưu 5.0 95.0 100 Nông dân và khác 11.2 88.8 100 Thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm 14.5 85.5 100 < 5 năm 5.7 94.3 100 Hoàn cảnh sống Sống cùng người thân 9.2 90.8 100 Sống một mình 11.6 88.4 100 Mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT

Hoàn toàn

không có 8.7 91.3 100

Có từng nhận

được 11.7 88.3 100

Mức độ hài lòng với thái độ của

Hài lòng 10.4 89.6 100

NVYT Mức độ hài lòng với thông tin nhận

được từ NVYT

Hài lòng 10.0 90.0 100

Không hài lòng 10.8 89.2 100

Nhận xét: Bảng 2.12. cho thấy, NB có thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm tỷ lệ tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ với tỷ lệ cao hơn so với nhóm người bệnh mắc bệnh <5 năm.

Các yếu tố khác như tuổi, giới, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT, Mức độ hài lòng với thái độ của NVYT, mức độ hài lòng với thông tin nhận được từ NVYT chưa tìm thấy mối liên quan.

Bảng 2. 13. Mối liên quan giữa thực hành tuân thủ với kiến thức

Thực hành tuân thủ

Kiến thức tuân thủ điều trị Tổng n=150 % Tuân thủ (n=117) Không tuân thủ (n=33) Tuân thủ dinh dưỡng Tuân thủ 73.3 26.7 100 Không tuân thủ 61.9 38.1 100 Tuân thủ hoạt động thể lực Tuân thủ 69.2 30.8 100 Không tuân thủ 62.7 37.3 100 Tuân thủ dùng thuốc Tuân thủ 59.9 42.1 100 Không tuân thủ 63.3 36.7 100 Tuân thủ kiểm soát

đường huyết & khám định kỳ

Tuân thủ 56.1 34.9 100

Không tuân thủ 45.2 54.8 100

Nhận xét: bảng 2.13 cho thấy, NB thực hành tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ có tỷ lệ kiến thức TTĐT cao hơn so với nhóm người bệnh không tuân thủ. Tuy nhiên, chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức về TTĐT với thực hành tuân thủ dinh dưỡng, thực hành tuân thủ hoạt động thể dục và thực hành TTĐT.

CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN

1. Thực trạng kiến thức và thực hành TTĐT ở NB đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa

 Tỷ lệ NB nam, nữ trong nghiên cứu lần lượt là 56.7% và 43.3%. Như vậy số lượng NB nam trong nhóm nghiên cứu cao hơn so với NB nữ (Bảng 2.1).

 Đa số NB chủ yếu thuộc nhóm ≥ 60 tuổi chiếm 80% , và chỉ 20% là nhóm NB < 60 tuổi (Bảng 2.1).

 NB có trình độ học vấn chủ yếu phổ thông trung học (34.7%) và THCS (32%). Phần lớn NB những người đã nghỉ hưu chiếm tỷ lệ tới 72.67%, riêng nội trợ và cán bộ văn phòng chiếm tỷ lệ thấp, tỷ lệ lần lượt là 3.33% và 1.33% (Bảng 2.1).

 Người bệnh mắc bệnh ≥ 5 năm chiếm tỷ lệ 54% cao hơn so với người bệnh mắc bệnh đã phát hiện < 5 năm (46%) (Bảng 2.2).

1.1. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của NB 1.1.1. Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc 1.1.1. Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc

Hầu hết NB hiểu đúng về tuân thủ dùng thuốc là dùng thuốc thường xuyên, đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều (94.67%), chỉ có 1.33% NB cho rằng chỉ cần dùng thuốc khi có dấu hiệu tăng đường huyết và tự mua thuốc theo đơn cũ (bảng 2.5). Những người này có thể do người khác mách bảo để điều trị, họ thường không tin tưởng vào NVYT, dẫn đến gây tốn kém cho việc điều trị và ảnh hưởng xấu đến NB. Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về tuân thủ dùng thuốc chiếm tỷ lệ cao có thể là do những người mắc ĐTĐ đã được tư vấn về kiến thức dùng thuốc nên họ hiểu rất thấu đáo việc dùng thuốc như thế nào cho đúng.

1.1.2. Kiến thức về tuân thủ hoạt động thể lực

Phần lớn NB hiểu nên tập luyện theo chỉ dẫn của bác sỹ (tối thiểu 30 phút/ngày) chiếm (48%) gần bằng với những người tập luyện theo sở thích (52%), tuy nhiên vẫn còn 1.33% NB có lối sống tĩnh (xem tivi, ngồi máy vi tính, ngồi một chỗ quá nhiều) (bảng 2.4).

Sự thiếu hiểu biết về kiến thức hoạt động thể lực là do NB chưa thực sự quan tâm và nhận thức rõ ràng được hoạt động thể lực như thế nào là đúng. Ngoài ra, một số NB cho rằng nguyên nhân họ không có kiến thức về vấn đề này một phần là do NVYT chưa tư vấn hoặc tư vấn chưa cụ thể hoạt động thể lực như thế nào cho có hiệu quả.

1.1.3. Kiến thức về kiểm tra đường máu và theo dõi sức khỏe định kỳ

Đa số NB hiểu đúng về tuân thủ chế độ theo dõi sức khỏe định kỳ là 1 tháng/1 lần chiếm 92.67%, nhưng chỉ có 5.33% NB hiểu đúng về tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà là ≥ 2 lần/tuần (bảng 2.6).

1.1.4. Kiến thức về tuân thủ dinh dưỡng

Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về lựa chọn các thực phẩm nên ăn chiếm tỷ lệ khá cao trong đó phần đông NB có kiến thức đúng về lựa chọn các thực phẩm nên ăn như nên ăn các loại rau (98%). Trong khi đó nhóm thực phẩm cần hạn chế thì bệnh nhân có kiến thức đúng chiếm tỷ lệ không cao như hạn chế bánh mỳ trắng (74.67%), cơm và miến dong là 68%. Trong nhóm thực phẩm cần tránh có một tỷ lệ NB không có kiến thức về lựa chọn thực phẩm như dưa hấu (14%), dứa (18.67%), khoai tây, khoai lang nướng và chiên (24.67%) (bảng 2.3).

Nguyên nhân là do họ thường nghe truyền miệng từ NB khỏe, và chưa được NVYT tại phòng khám tư vấn cụ thể là nên ăn, hạn chế và cần tránh những loại thực phẩm nào. Sự hiểu biết về chế độ ăn kiêng là một phần rất quan trọng trong chiến lược điều trị người bệnh ĐTĐ nhằm kiểm soát đường huyết, cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh.

1.2. Thực trạng thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh 1.2.1. Tuân thủ dinh dưỡng 1.2.1. Tuân thủ dinh dưỡng

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh ĐTĐ nên chọn những thực phẩm có nhiều chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp dưới 55% như: Xoài, chuối, táo, nho, mận, khoai, củ, hầu hết các loại rau trừ bí đỏ, đậu hạt (đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan…). Hạn chế và tránh ăn những thực phẩm có chỉ số đường cao trên 55% như bánh mỳ, miến, dưa hấu, dứa, các loại khoai

nướng… Chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít chất béo và/hoặc nhiều acid béo chưa no có lợi cho sức khỏe như thịt nạc (thịt gia cầm nên bỏ da), nên ăn cá ít nhất 3 lần trong mỗi tuần [9].

Kết quả cho thấy trong nhóm các thực phẩm nên ăn tỷ lệ NB thực hành đúng nên ăn hầu hết các loại rau chiếm tỷ lệ cao là 100%, tiếp đến là các loại đậu chiếm 97.3%, các loại trái cây như xoài, chuối, táo, nho... chiếm 95.3%, thấp nhất là ăn các loại cá chiếm tỷ lệ (87.3%). Trong khi đó nhóm thực phẩm hạn chế/không nên ăn thì có tỷ lệ NB thực hành đúng các loại thực phẩm chiếm một tỷ lệ khá cao như không thường xuyên ăn các món nội tạng (91.7%), món đồ quay (80%), bên cạnh đó một tỷ lệ không nhỏ NB thực hành không đúng như thường xuyên ăn dưa hấu (56.3%%), dứa (54.7%), bánh mì trắng (68%) (Bảng 3.7).

1.2.2. Tuân thủ hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực thường xuyên có hiệu quả tích cực lên tính nhạy cảm với insulin. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng nếu người bệnh ĐTĐ hoạt động thể lực với cường độ trung bình từ 30 phút/ ngày/tuần trở lên sẽ mang lại hiệu quả hơn trong việc kiểm soát đường huyết [38].

Kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 2.7) cho thấy, đa số NB tham gia hoạt động thể lực theo đúng khuyến cáo >=30 phút/ngày/tuần (54.67%). Tuy nhiên vẫn còn khá đông số NB không tuân thủ hoạt động thể lực theo khuyến cáo (44.67%) và có 0.66% NB không hoạt động thể lực bất cứ loại hình nào Điều này có thể giải thích là do nhiều NB đã hiểu được tầm quan trọng của tập luyện đều đặn không chỉ giúp kiểm soát đường máu hàng ngày mà còn có thể giúp cải thiện đường máu tốt trong thời gian dài.

Lý do NB không tập luyện vì chưa hiểu tác dụng của hoạt động thể lực trong điều trị ĐTĐ. NB cho rằng tập luyện là không cần thiết và cho rằng mình là người lao động bằng thể lực và không có thời gian.

1.2.3. Tuân thủ dùng thuốc

Kết quả (bảng 2.8) cho thấy, tỷ lệ NB dùng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ chiếm tỷ lệ cao (87.33%). Điều này cho thấy, NB nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng của việc tuân thủ dùng thuốc, ngoài ra đa số người bệnh có tâm

lý thích được dùng thuốc hơn là các biện pháp điều trị khác. Có 6% NB quên uống thuốc từ 3 lần trở lên trong một tháng, 0.677% NB quên tiêm thuốc từ 3 lần trở lên trong một tháng; Chỉ 2% NB bỏ thuốc và 0.66% NB tự ý điều trị. 1.2.4. Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ

Muốn điều trị thành công ĐTĐ cần khống chế đường máu ở mức bình thường. Một trong những yếu tố giúp điều trị thành công là NB cần theo dõi, kiểm tra đường huyết tại nhà và khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các biến chứng do ĐTĐ gây ra.

Kết quả (Bảng 2.9) cho thấy: chỉ có 25.33% NB thực hiện đo đường huyết tại nhà ≥ 2 lần/tuần và 74.67% thực hiện đo đường huyết tại nhà < 2 lần/tuần. Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là 99.33% NB đi khám định kỳ 1tháng/1lần. Điều này cũng phản ánh sự hiểu biết về các biện pháp TTĐT.

Với ĐTĐ type 2 việc kiểm soát đường huyết tại nhà và khám sức khỏe định kỳ là một biện pháp quan trọng cho một liệu trình điều trị. Nhiều NB không biết chế độ kiểm soát đường huyết tại nhà và đi khám định kỳ cũng là một biện pháp điều trị, họ cho rằng chỉ cần dùng thuốc là đủ nên họ luôn nghĩ và quan tâm đến việc uống thuốc mà ít khi quan tâm đến việc phải kiểm soát đường huyết và khám định kỳ. Quan niệm sai lầm này sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. 1.3. Các yếu tố liên quan

- Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ dinh dưỡng với các biến tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, hoàn cảnh sống, mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT (bảng 2.10).

- Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ hoạt động thể lực thường xuyên với các biến tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT (bảng 2.11).

- NB có thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm tỷ lệ tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ với tỷ lệ cao hơn so với nhóm người bệnh mắc bệnh <5 năm (bảng 2.12).

- NB thực hành tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ có tỷ lệ kiến thức TTĐT cao hơn so với nhóm người bệnh không tuân thủ. Tuy nhiên, chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức về TTĐT với thực hành tuân thủ dinh dưỡng, thực hành tuân thủ hoạt động thể dục và thực hành TTĐT (bảng 2.13).

1.4. Những thuận lợi và khó khăn 1.4.1. Thuận lợi 1.4.1. Thuận lợi

+ Người bệnh ĐTĐ tuyp 2 điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa nhìn chung đã quan tâm đến kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ĐTĐ.

+ BVĐK tỉnh Thanh Hóa cũng đã và đang rất quan tâm đến công tác điều trị, chăm sóc, đặc biệt là công tác tư vấn tuân thủ điều trị cho đối tượng những người bệnh ĐTĐ type 2.

+ Công tác truyền thông GDSK cho NB ngày càng được quan tâm và được mở rộng ở nhiều hình thức, phương pháp khác nhau để người bệnh được tiếp cận. NB cũng được phát một số tờ rơi, hướng dẫn về cách tự chăm sóc.

+ BV định kì tổ chức họp hội đồng người bệnh cấp bệnh viện và cấp khoa định kì, lồng ghép các nội dung tư vấn, giáo dục sức khỏe cho NB.

+ Trình độ chuyên môn của NVYT ngày càng được nâng cao. Bệnh viện đã quan tâm nhiều đến công tác đào tạo cán bộ có chuyên môn kỹ thuật cao, đa dạng trong mọi lĩnh vực, được đầu tư các trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán và chăm sóc điều trị.

+ NB đái tháo đường đã chủ động tìm hiểu các kiến thức tự chăm sóc qua thông tin đại chúng…

1.4.2. Khó khăn, tồn tại

- Vẫn còn 5.33 % NB cho rằng chỉ cần dùng thuốc khi có dấu hiệu tăng đường huyết và tự mua thuốc theo đơn cũ.

- 1.33% NB có lối sống tĩnh (xem tivi, ngồi máy vi tính, ngồi một chỗ quá nhiều).

- 5.33% NB hiểu đúng về tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà là ≥ 2 lần/tuần.

- Trong nhóm thực phẩm cần tránh có một tỷ lệ khá lớn NB không có kiến

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 37)