Kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 32)

Bảng 2. 3. Kiến thức về tuân thủ lựa chọn thực phẩm phù hợp của NB Kiến thức tuân thủ lựa chọn thực phẩm SL Tỷ lệ (%) 1. Các thực phẩm nên ăn

Món ăn đồ luộc (các loại rau luộc...) 138 92 Các loại đậu (đậu phụ, đậu xanh, đậu đen...) 127 84.67 Các loại trái cây (xoài, chuối, táo, nho, mận) 108 72

Hầu hết các loại rau 147 98

2. Các thực phẩm hạn chế

Ăn đồ rán 87 58

Ăn đồ quay 84 56

Bánh mì trắng 112 74.67

Gạo (cơm), miến dong 68 68

3. Các thực phẩm cần tránh

Ăn các món nội tạng (lòng, gan, óc, đồ hộp...) 105 70 Nước uống có đường, bánh kẹo, đồ ngọt 108 72

Dưa hấu 21 14

Dứa 28 18.67

Khoai tây, khoai lang nướng và chiên 37 24.67 → Kiến thức đạt về lựa chọn thực phẩm 88 58.67

Nhận xét: Bảng 2.3, Phần đông NB có kiến thức đúng về lựa chọn các thực phẩm nên ăn như nên ăn các loại rau (92%). Nhóm thực phẩm cần hạn chế thì NB có kiến thức đúng chiếm tỷ lệ không cao như hạn chế bánh mỳ trắng (74.67%), ăn cơm và miến dong chỉ có 68%. Nhóm thực phẩm cần tránh có một tỷ lệ khá lớn NB không có kiến thức về lựa chọn thực phẩm như dưa hấu (14%), dứa (18.67%), Khoai tây, khoai lang nướng và chiên (24.67%).

2.3.2.2. Kiến thức về tuân thủ hoạt động thể lực

Bảng 2. 4. Kiến thức của NB về tuân thủ hoạt động thể lực

Kiến thức về tuân thủ hoạt động thể lực SL Tỷ lệ %

Tập luyện theo sở thích. 78 52

Tập luyện theo chỉ dẫn của bác sỹ (tối thiểu 30 phút/ngày) 72 48 Tránh lối sống tĩnh tại (xem tivi, ngồi máy vi tính, ngồi một

Nhận xét: bảng 2.4 cho thấy, phần lớn NB hiểu nên tập luyện theo chỉ dẫn của bác sỹ (tối thiểu 30 phút/ngày) chiếm (48%) gần bằng với những người tập luyện theo sở thích (52%), tuy nhiên vẫn còn 1.33% NB có lối sống tĩnh (xem tivi, ngồi máy vi tính, ngồi một chỗ quá nhiều).

2.3.2.3. Kiến thức về dùng thuốc

Bảng 2. 5. Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc của NB

Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc SL Tỷ lệ % Dùng thuốc đều đặn suốt đời, đúng thuốc, đúng thời gian,

đúng liều 142 94.67

Dùng thuốc khi có dấu hiệu tăng đường huyết. 6 4 Dùng thuốc theo đơn của người bệnh khác hoặc tự mua thuốc

theo đơn cũ. 2 1.33

Nhận xét: Bảng 2.5 cho thấy, hầu hết NB hiểu đúng về tuân thủ dùng thuốc là dùng thuốc thường xuyên, đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều (94.67%), chỉ có 1.33% NB cho rằng chỉ cần dùng thuốc khi có dấu hiệu tăng đường huyết và tự mua thuốc theo đơn cũ.

2.3.2.4. Kiến thức về tuân thủ kiểm soát đường huyết và tái khám định kỳ Bảng 2. 6. Kiến thức về tuân thủ kiểm soát đường huyết và tái khám định kỳ của Bảng 2. 6. Kiến thức về tuân thủ kiểm soát đường huyết và tái khám định kỳ của NB

Kiến thức về tuân thủ kiểm soát đường huyết SL Tỷ lệ %

1 tuần/≥ 2 lần 8 5.33 1 tuần/1 lần 13 8.67 2 tuần/1 lần 34 22.67 3 tuần/1 lần 79 52.67 1 tháng/lần 15 9.99 Không biết 1 0.67

Kiến thức về tuân thủ theo dõi sức khỏe định kỳ SL Tỷ lệ %

1 tháng/1 lần 139 92.67

2 tháng/1 lần 4 2.67

> 3 tháng/1 lần 1 0.66

Không biết 0 0

Nhận xét: Bảng 2.6. cho thấy, đa số NB hiểu đúng về tuân thủ chế độ theo dõi sức khỏe định kỳ là 1 tháng/1 lần chiếm 92.67%, nhưng chỉ có 5.33% NB hiểu đúng về tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà là ≥ 2 lần/tuần.

2.3.3. Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh 2.3.3.1. Tuân thủ dinh dưỡng 2.3.3.1. Tuân thủ dinh dưỡng

80 85 90 95 100 105 Các loại thịt

nạc Cá các loại đậu Các loại trái

cây Hầu hết các loại rau

Không thường xuyên Thường xuyên 12.3 % 87.7 % 12,7 % 87,3 2,7% 97,3 4,7 96,3% 100%

Biểu đồ 2. 1. Tuân thủ đối với các thực phẩm nên ăn của NB

0 20 40 60 80 100 120 Các món ăn đồ rán Các món

quay Bánh mỳ trắng Các nội tạng Dưa hấu Dứa Khoai bỏ lò

Không thường xuyên Thường xuyên 76,7% 22.3% 80% 20% 68% 32% 91,7% 8,3% 56,3 43,7% 54,7% 45,3% 65.7% 34,3%

Biểu đồ 2. 2. Tuân thủ đối với các thực phẩm không nên ăn của NB

Nhận xét: Trong nhóm các thực phẩm nên ăn, tỷ lệ NB thực hành đúng nên ăn hầu hết các loại rau chiếm tỷ lệ cao là 100%, tiếp đến là các loại đậu

chiếm 97.3%, các loại trái cây như xoài, chuối, táo, nho... chiếm 95.3%, thấp nhất là ăn các loại cá chiếm tỷ lệ (87.3%).

Trong nhóm thực phẩm hạn chế/không nên ăn: tỷ lệ NB thực hành đúng các loại thực phẩm chiếm một tỷ lệ khá cao như không thường xuyên ăn các món nội tạng (91.7%), món đồ quay (80%), bên cạnh đó một tỷ lệ không nhỏ NB thực hành không đúng như thường xuyên ăn dưa hấu (56.3%), dứa (54.7%), bánh mì trắng (68%).

2.3.3.2. Tuân thủ hoạt động thể lực

Bảng 2. 7. Tuân thủ hoạt động thể lực của NB (n=150)

Hoạt động thể lực SL Tỷ lệ (%)

Tuân thủ hoạt động thể lực >=30 phút/ngày/tuần 82 54.67

Không tuân thủ hoạt động thể lực <30 phút/ngày/tuần 67 44.67 Không tập 1 0.66

Nhận xét: Bảng 2.7 cho thấy, đa số NB tham gia hoạt động thể lực theo đúng khuyến cáo >=30 phút/ngày/tuần (54.67%). Tuy nhiên, vẫn còn khá đông số NB không tuân thủ hoạt động thể lực theo khuyến cáo (44.67%) và có 0.66% NB không hoạt động thể lực bất cứ loại hình nào.

2.3.3.3. Tuân thủ dùng thuốc

Bảng 2. 8. Tuân thủ dùng thuốc của NB (n=150)

Tuân thủ dùng thuốc SL Tỷ lệ (%)

Tuân thủ dùng thuốc trong tháng vừa qua

Dùng thuốc đều đặn đúng

theo đơn của bác sỹ 131 87.33 Dùng thuốc theo đơn nhưng

thỉnh thoảng quên thuốc 15 10

Bỏ thuốc 3 2

Tự ý điều trị 1 0.66

Tổng số 150 100

Số lần quên uống thuốc viên trong 1 tháng

Quên < 3 lần 141 94

Quên ≥ 3 lần 9 6

Số lần quên tiêm thuốc trong 1 tháng trở lại đây

Quên < 3 lần 149 99.33

Quên ≥ 3 lần 1 0,67

Tổng số 150 100

Nhận xét: Bảng 2.8 cho thấy, tỷ lệ NB dùng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ chiếm tỷ lệ cao (87.33%), có 6% NB quên uống thuốc từ 3 lần trở lên trong một tháng, 0.67% NB quên tiêm thuốc từ 3 lần trở lên trong một tháng. Chỉ 2% NB bỏ thuốc và 0.66% NB tự ý điều trị.

2.3.3.4. Tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà và khám định kỳ Bảng 2. 9. Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ của NB Bảng 2. 9. Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ của NB Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ SL Tỷ lệ (%) Tuân thủ đo đường huyết (≥ 2 lần/tuần) 38 25.33 Không tuân thủ đo đường huyết (< 2 lần/tuần và không đo) 112 74.67

Tổng số 150 100

Tuân thủ đi khám định kỳ (1 lần/1tháng) 149 99.33

Không tuân thủ đi khám định kỳ 1 0.67

Tổng số 150 100

Nhận xét: Bảng 2.9 cho thấy, chỉ có 25.33% NB thực hiện đo đường huyết tại nhà ≥ 2 lần/tuần và 74.67% thực hiện đo đường huyết tại nhà < 2 lần/tuần. Nhưng có tới 99.33% NB thực hiện đi khám định kỳ 1 lần/tháng . 2.3.4. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh

Bảng 2. 10. Mối liên quan giữa tuân thủ dinh dưỡng với một số yếu tố

Đặc điểm

Tuân thủ dinh dưỡng

Tổng % Tuân thủ (n=135) Không tuân thủ (n=15) Tuổi < 60 tuổi 89.7 10.3 100 ≥ 60 tuổi 92.3 7.7 100 Giới Nam 92.8 7.2 100 Nữ 88 12 100 Trình độ học vấn ≤ THPT 84.5 15.5 100 > THPT 91.3 8.7 100

Nghề nghiệp Cán bộ và hưu 89.6 10.4 100 Nông dân và khác 7.5 92.5 100 Thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm 89.9 10.1 100 < 5 năm 90.1 9.9 100

Hoàn cảnh sống Sống cùng người thân 86.7 13.3 100

Sống một mình 92.4 7.6 100

Mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ CBYT

Hoàn toàn không có 90.3 9.7 100

Có từng nhận được 88.4 11.6 100

Nhận xét: Bảng 2.10 cho thấy, không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ dinh dưỡng với các biến tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, hoàn cảnh sống, mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT.

Bảng 2. 11. Mối liên quan giữa tuân thủ hoạt động thể lực với một số yếu tố

Đặc điểm Tuân thủ hoạt động thể lực Tổng n=150 % Tuân thủ (n=82) Không tuân thủ (n=68) Tuổi < 60 tuổi 69.2 30.8 100 ≥ 60 tuổi 54.0 46.0 100 Giới Nam 52.8 47.2 100 Nữ 58.3 41.7 100 Trình độ học vấn ≤ THPT 56.8 43.2 100 > THPT 53.5 46.5 100 Nghề nghiệp Cán bộ và hưu 54.6 45.4 100 Nông dân và khác 65.0 35.0 100 Thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm 57.2 42.8 100 < 5 năm 54.6 45.4 100

Hoàn cảnh sống Sống cùng người thân 54.4 45.6 100

Sống một mình 58.1 41.8 100

Mức độ thường xuyên nhận được

Hoàn toàn không có 54.3 43.7 100 Có từng nhận được 56.6 43.4 100

thông tin từ CBYT

Nhận xét: Bảng 2.11 cho thấy, Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ hoạt động thể lực thường xuyên với các biến tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT.

Bảng 2. 12. Mối liên quan giữa tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ với một số yếu tố

Đặc điểm

Tuân thủ kiểm soát đường

huyết và khám sức khỏe định kì Tổng n=150 % Tuân thủ (n=94) Không tuân thủ (n=56) Tuổi < 60 tuổi 7.7 92.3 100 ≥ 60 tuổi 10.7 89.3 100 Giới Nam 7.2 92.8 100 Nữ 12.6 87.4 100 Trình độ học vấn > THPT 15.5 84.5 100 ≤ THPT 8.7 91.3 100 Nghề nghiệp Cán bộ và hưu 5.0 95.0 100 Nông dân và khác 11.2 88.8 100 Thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm 14.5 85.5 100 < 5 năm 5.7 94.3 100 Hoàn cảnh sống Sống cùng người thân 9.2 90.8 100 Sống một mình 11.6 88.4 100 Mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT

Hoàn toàn

không có 8.7 91.3 100

Có từng nhận

được 11.7 88.3 100

Mức độ hài lòng với thái độ của

Hài lòng 10.4 89.6 100

NVYT Mức độ hài lòng với thông tin nhận

được từ NVYT

Hài lòng 10.0 90.0 100

Không hài lòng 10.8 89.2 100

Nhận xét: Bảng 2.12. cho thấy, NB có thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm tỷ lệ tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ với tỷ lệ cao hơn so với nhóm người bệnh mắc bệnh <5 năm.

Các yếu tố khác như tuổi, giới, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT, Mức độ hài lòng với thái độ của NVYT, mức độ hài lòng với thông tin nhận được từ NVYT chưa tìm thấy mối liên quan.

Bảng 2. 13. Mối liên quan giữa thực hành tuân thủ với kiến thức

Thực hành tuân thủ

Kiến thức tuân thủ điều trị Tổng n=150 % Tuân thủ (n=117) Không tuân thủ (n=33) Tuân thủ dinh dưỡng Tuân thủ 73.3 26.7 100 Không tuân thủ 61.9 38.1 100 Tuân thủ hoạt động thể lực Tuân thủ 69.2 30.8 100 Không tuân thủ 62.7 37.3 100 Tuân thủ dùng thuốc Tuân thủ 59.9 42.1 100 Không tuân thủ 63.3 36.7 100 Tuân thủ kiểm soát

đường huyết & khám định kỳ

Tuân thủ 56.1 34.9 100

Không tuân thủ 45.2 54.8 100

Nhận xét: bảng 2.13 cho thấy, NB thực hành tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ có tỷ lệ kiến thức TTĐT cao hơn so với nhóm người bệnh không tuân thủ. Tuy nhiên, chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức về TTĐT với thực hành tuân thủ dinh dưỡng, thực hành tuân thủ hoạt động thể dục và thực hành TTĐT.

CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN

1. Thực trạng kiến thức và thực hành TTĐT ở NB đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa

 Tỷ lệ NB nam, nữ trong nghiên cứu lần lượt là 56.7% và 43.3%. Như vậy số lượng NB nam trong nhóm nghiên cứu cao hơn so với NB nữ (Bảng 2.1).

 Đa số NB chủ yếu thuộc nhóm ≥ 60 tuổi chiếm 80% , và chỉ 20% là nhóm NB < 60 tuổi (Bảng 2.1).

 NB có trình độ học vấn chủ yếu phổ thông trung học (34.7%) và THCS (32%). Phần lớn NB những người đã nghỉ hưu chiếm tỷ lệ tới 72.67%, riêng nội trợ và cán bộ văn phòng chiếm tỷ lệ thấp, tỷ lệ lần lượt là 3.33% và 1.33% (Bảng 2.1).

 Người bệnh mắc bệnh ≥ 5 năm chiếm tỷ lệ 54% cao hơn so với người bệnh mắc bệnh đã phát hiện < 5 năm (46%) (Bảng 2.2).

1.1. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của NB 1.1.1. Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc 1.1.1. Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc

Hầu hết NB hiểu đúng về tuân thủ dùng thuốc là dùng thuốc thường xuyên, đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều (94.67%), chỉ có 1.33% NB cho rằng chỉ cần dùng thuốc khi có dấu hiệu tăng đường huyết và tự mua thuốc theo đơn cũ (bảng 2.5). Những người này có thể do người khác mách bảo để điều trị, họ thường không tin tưởng vào NVYT, dẫn đến gây tốn kém cho việc điều trị và ảnh hưởng xấu đến NB. Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về tuân thủ dùng thuốc chiếm tỷ lệ cao có thể là do những người mắc ĐTĐ đã được tư vấn về kiến thức dùng thuốc nên họ hiểu rất thấu đáo việc dùng thuốc như thế nào cho đúng.

1.1.2. Kiến thức về tuân thủ hoạt động thể lực

Phần lớn NB hiểu nên tập luyện theo chỉ dẫn của bác sỹ (tối thiểu 30 phút/ngày) chiếm (48%) gần bằng với những người tập luyện theo sở thích (52%), tuy nhiên vẫn còn 1.33% NB có lối sống tĩnh (xem tivi, ngồi máy vi tính, ngồi một chỗ quá nhiều) (bảng 2.4).

Sự thiếu hiểu biết về kiến thức hoạt động thể lực là do NB chưa thực sự quan tâm và nhận thức rõ ràng được hoạt động thể lực như thế nào là đúng. Ngoài ra, một số NB cho rằng nguyên nhân họ không có kiến thức về vấn đề này một phần là do NVYT chưa tư vấn hoặc tư vấn chưa cụ thể hoạt động thể lực như thế nào cho có hiệu quả.

1.1.3. Kiến thức về kiểm tra đường máu và theo dõi sức khỏe định kỳ

Đa số NB hiểu đúng về tuân thủ chế độ theo dõi sức khỏe định kỳ là 1 tháng/1 lần chiếm 92.67%, nhưng chỉ có 5.33% NB hiểu đúng về tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà là ≥ 2 lần/tuần (bảng 2.6).

1.1.4. Kiến thức về tuân thủ dinh dưỡng

Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về lựa chọn các thực phẩm nên ăn chiếm tỷ lệ khá cao trong đó phần đông NB có kiến thức đúng về lựa chọn các thực phẩm nên ăn như nên ăn các loại rau (98%). Trong khi đó nhóm thực phẩm cần hạn chế thì bệnh nhân có kiến thức đúng chiếm tỷ lệ không cao như hạn chế bánh mỳ trắng (74.67%), cơm và miến dong là 68%. Trong nhóm thực phẩm cần tránh có một tỷ lệ NB không có kiến thức về lựa chọn thực phẩm như dưa hấu (14%), dứa (18.67%), khoai tây, khoai lang nướng và chiên (24.67%) (bảng 2.3).

Nguyên nhân là do họ thường nghe truyền miệng từ NB khỏe, và chưa được NVYT tại phòng khám tư vấn cụ thể là nên ăn, hạn chế và cần tránh những loại thực phẩm nào. Sự hiểu biết về chế độ ăn kiêng là một phần rất quan trọng trong chiến lược điều trị người bệnh ĐTĐ nhằm kiểm soát đường huyết, cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh.

1.2. Thực trạng thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh 1.2.1. Tuân thủ dinh dưỡng 1.2.1. Tuân thủ dinh dưỡng

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh ĐTĐ nên chọn những thực phẩm có nhiều chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp dưới 55% như: Xoài, chuối, táo, nho, mận, khoai, củ, hầu hết các loại rau trừ bí đỏ, đậu hạt (đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan…). Hạn chế và tránh ăn những thực phẩm có chỉ số đường cao trên 55% như bánh mỳ, miến, dưa hấu, dứa, các loại khoai

nướng… Chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít chất béo và/hoặc nhiều acid béo chưa no có lợi cho sức khỏe như thịt nạc (thịt gia cầm nên bỏ da),

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 32)