Phân loại giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đá nguyên liệu tại công ty cổ phần long thọ (Trang 27 - 29)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm

Phân loại giá thành giúp cho kế toán nghiên cứu và quản lý, hạch toán tốt giá thành sản phẩm và cũng đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng giá cảsản phẩm. Dựa vào tiêu thức khác nhau và xét dưới nhiều góc độ mà người ta phân thành các loại giá thành khác nhau. Theo TS. Phan Đức Dũng (2006) có những cách phân loại giá thành sản

phẩm như sau:

a.Phân loạigiá thành theo thời điểm và nguồn gốc sốliệu:

–Giá thành địnhmức: Đượcxây dựng trên tiêu chuẩn của chi phí địnhmức. Giá thành định mức thường được lập cho từng loại sản phẩm trước khi sản xuất. Nó là đơn vị cơ sở để xây dựng giá thành kế hoạch, giá thành dự toán và xác định chi phí tiêu chuẩn. Đồng thời,nó còn là thước đo để xác địnhkết quả sửdụng các tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã sửdụng.

–Giá thành kế hoạch (giá thành dự toán): Được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí định mức nhưng có sự điều chỉnh theo năng lực hoạt động trong kỳ kế hoạch hoặckỳdự toán. Giá thành kế hoạch có thể được lập cho từng sản phẩm hoặc một khối lượng sản phẩm, công việc nhất định trong từng kỳsản xuất. Nó được xem là mục tiêu phấn đấu và là căn cứ để doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giáthành.

–Giá thành thực tế: Được tính toán dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế thường chỉ có được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Phân loạigiá thành theo phạm vi phát sinh chi phí:

Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là giá thành phản ánh tất cả các khoản mục chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SXC tính cho những sản phẩm đã hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. Giá thành sản xuất được chia thành:

+ Giá thành sản xuất toàn bộ: bao gồm toàn bộ các chi phí sản xuất như chi phí

NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SXC. Nó có vai trò quan trọng mang tính chiến lược lâu dài như quyết định ngưng sản xuất một loại sản phẩm nàođó.

+ Giá thành sản xuất theo biến phí: bao gồm các biến phí sản xuất kể cả biến phí trựctiếpvà biếnphí gián tiếp.Dođó, nếuxác định giá thành sản xuấttheo biếnphí thì các chi phí sản xuất cố định được ghi vào báo cáo kết quả kinhdoanh.

+ Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định: bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất(trực tiếpvà gián tiếp)và phần địnhphí SXC cố định được phân bổtrêncơsở công suất hoạt động thực tế so với công suất hoạt động chuẩn thiết kế và định mức (công suất hoạt động bìnhthường).

Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ (giá thành tiêu thụ sản phẩm): Là giá thành sản xuất sản phẩm toàn bộ cộng các chiphí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm đã được tiêu thụ và được sử dụng để xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nó là căn cứ để tính toán và xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ được tính:

Giá thành toàn bộ= Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất

Giá thành của toàn bộsản phẩm = Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp

1.1.3. Mi quan hgia chi phí sn xut và giá thành sn phm

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, là biểu hiện của sự hao phí. Giá thành sản phẩm biểu hiện kết quả quá trình sản xuất. Chúng giống nhau về chất, đều là các chi phí về lao động sống, lao động vật hóa kết tinh trong sản phẩm mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất.Tuy nhiên hai khái niệm này vẫn có những điểm khácbiệt:

- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏra bất kể ở kì nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.

- Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả chi phí sản xuất ra những sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Còn giá thành sản phẩm không

liên quan đến sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ nhưng lại có liên quan đến

chi phí của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyểnsang.

Mối quan hệgiữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được khái quát như sau:

Sơ đồ1.1. Mối quan hệgiữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Và mối quan hệ này được biểu hiện bằng công thức sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dởdang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dởdang cuối kỳ - Khoản điều chỉnh giảm giá thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đá nguyên liệu tại công ty cổ phần long thọ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)