❖ Đối với các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Nguyên tắc đánh giá các loại tài sản này là giá thực tế hay còn gọi là giá gốc.
➢ Giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tuỳ theo trường hợp được tính như sau:
- Giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá thực tế được các bên tham gia góp vốn thống nhất định giá.
- Giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài bao gồm giá mua thực tế (giá trị ghi trên hóa đơn có cả thuế nhập khẩu hoặc thuế khác cộng với các loại chi phí thu mua thực tế trừ đi các khoản giảm giá nếu có).
Trong đó chi phí thu mua thực tế bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho, thuế bãi, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập.
➢ Giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho có thể được tính theo 1 trong các phương pháp sau:
67
- Tính theo giá thực tế bình quân gia quyền. - Tính theo giá thực tế nhập trước, xuất trước. - Tính theo giá bán lẻ.
❖ Đối với các loại tài sản cố định
Kế toán phải phản ánh cả 3 chỉ tiêu giá trị của tài sản cố định là: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
➢ Nguyên giá của TSCĐ là giá trị hình thành nên TSCĐ và được xác định như sau: - Nguyên giá TSCĐ được cấp gồm: giá trị trong biên bản bàn giao TSCĐ của đơn vị cấp và chi phí lắp đặt, chạy thử.
- Nguyên giá TSCĐ mua sắm gồm: giá mua và các chi phí trước khi sử dụng (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chỉnh lý, chạy thử…)
➢ Giá trị hao mòn của TSCĐ là số tiền đã trích khấu hao đưa vào chi phí trong quá trình sử dụng TSCĐ
Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ
- Giá trị hao mòn