Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là quá trình tương đối phức tạp và là trọng tâm của kế toán doanh nghiệp sản xuất.
Bước 1: Tập hợp chi phí đầu vào theo tính chất kinh tế, theo công dụng, nơi sử
dụng và đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành.
- Những chi phí tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, tuỳ theo nội dung là nguyên vật liệu hay là nhân công sản xuất sẽ được tập hợp vào bên Nợ các tài khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hay là chi phí nhân công trực tiếp theo từng phân xưởng sản xuất , từng đối tượng tập hợp chi phí
- Những chi phí chung nhằm mục đích tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất tại các phân xưởng, tổ đội sản xuất cà các chi phí khác có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau sẽ được tập hợp vào bên Nợ tài khoản Chi phí sản xuất chung.
Bước 2: Tổng hợp và phân bổ các chi phí đã tâp hợp ở bước 1 cho từng đối
tượng tập hợp chi phí và tính giá thành.
Công việc này thường tiến hành vào lúc cuối tháng để tổng hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành
- Đối với chi phí trực tiếp: là những chi phí đã được tổ chức theo dõi chi tiết theo từng đối tượng (tập hợp chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành). Cuối tháng, kế toán chỉ cần tổng hợp lại theo đúng các khoản mục chi phí và theo đúng các đối tượng phải chịu chi phí.
73
- Đối với chi phí sản xuất chung: Kế toán sau khi tổng hợp phải phân bổ chi phí đã tập hợp được cho các đối tượng có liên quan bằng cách chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý để phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Thông thường người ta phân bổ chi phí sản xuất chung theo tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất hay tỷ lệ tổng chi phí trực tiếp đã tiêu hao của các đối tượng có liên quan.
Bước 3: Đánh giá sản phẩm dở dang
Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình thường xuyên, liên tục theo kiểu dây truyền nên tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sản xuất cũng tồn tại hình thái sản phẩm dở dang.
Bộ phận chi phí gắn liền với sản phẩm dở dang không thể theo dõi thêm được cho nên trước khi tính giá thành của những sản phẩm đã hoàn thành, kế toán phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Bước 4: Tính giá thành sản phẩm
Giá thành của những sản phẩm hoàn thành được tính teo công thức sau đây: Tổng giá thành SP hoàn thành = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị SP dở dang cuối kỳ 8.2.4. Tài khoản sử dụng
❖Tài khoản 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí( sản phẩm, dịch vụ, phân xưởng, bộ phận sản xuất…) và có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và thực hiện dịch vụ cho khách hàng.
Bên Có:
+ Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết ghi giảm chi phí + Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK tính giá thành TK chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không có số dư cuối kỳ
❖Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp: tập hợp và kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ, được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, dịch vụ, phân xưởng, bộ phận sản xuất…)
74
Bên Nợ: Tiền lương, phụ cấp lương và tiền ăn ca phải trả lao động trực tiếp. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương, phụ cấp lương phải trả lao động trực tiếp.
Bên Có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK giá thành.
TK chi phí nhân công trực tiếp không có số dư cuối kỳ.
❖Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung: tập hợp, phân bổ và kết chuyển chi
phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ với kết cấu như sau:
Bên Nợ: tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ( giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho nhu cầu ở phân xưởng, giá trị công cụ dụng cụ sử dụng cho sản xuất, tiền lương, phụ cấp lương phải trả lao động gián tiếp, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trên tiền lương, phụ cấp lương của lao động gián tiếp, khấu hao TSCĐ của bộ phận sản xuất, chi phí dịch vụ điện, nước, điện thoại mua ngoài dung cho sản xuất và các khoản chi trực tiếp bằng tiền cho sản xuất).
Bên Có:
+ Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
+ Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK tính giá thành Tài khoản Chi phí sản xuất chung không có số dư cuối kỳ
❖Tài khoản 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: tổng hợp chi phí sản
xuất phát sinh trong kỳ và tính ra tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ hoàn thành được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất và kết cấu như sau:
Bên Nợ: tổng hợp chi phí sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
+ Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất.
+ Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ hoàn thành.
Dư Nợ: Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang hiện có.
8.2.5. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Một số nghiệp vụ kinh tế thường phát sinh trong quá trình sản xuất:
(1) Khi xuất kho nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất, chế tạo sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
75
(2) Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
(3) Khi tính ra tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 - chi phí sản xuất chung
Có TK 334 - Phải trả người lao động
(4) Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hay khấu trừ vào tiền lương của người lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
(5) Khi xuất kho công cụ dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 153 - Công cụ dụng cụ
(6) Trường hợp công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn, cần phải phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ, kế toán thực hiện như sau:
- Ghi nhận giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng: Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (giá trị xuất dùng)
Có TK 153 - Công cụ dụng cụ (giá trị xuất dùng)
- Từng kỳ, phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 242 - Chi phí trả trước (giá trị phân bổ từng kỳ) (7) Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
76 Có TK 214 - Khấu hao TSCĐ
(8) Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng như chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí điện nước, tiếp khách, kế toán ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Có TK 111, 112, 331…
(9) Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
(10) Cuối kỳ, kế toán xác định tổng giá thành thực tế của những sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm (nếu nhập kho) Nợ TK 157 – Hàng gửi bán (nếu gửi đại lý bán)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu bán trực tiếp tại phân xưởng không qua kho) Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (Tổng giá thành sản xuất)
Ví dụ: Doanh nghiệp Ngân Sơn tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/N như sau (Đvt: 1.000đ):
1. Xuất kho nguyên vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm, trị giá 520.000
2. Xuất kho nguyên vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm 48.000, phục vụ nhu cầu chung của phân xưởng sản xuất 27.000
3. Tính ra tiền lương phải trả trong tháng cho công nhân sản xuất 155.000, cho nhân viên quản lý phân xưởng 45.000 và bộ phận quản lý doanh nghiệp 82.000
4. Trích khấu hao tài sản cố định dùng cho phân xưởng sản xuất 25.000, dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 16.000
5. Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định.
6. Chi phí điện trong tháng theo hóa đơn có thuế GTGT 10% dùng cho bộ phận sản xuất 28.600, dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 16.500
77
7. Chi phí nước trong tháng theo hóa đơn có thuế GTGT 5% dùng cho bộ phận sản xuất 6.300, dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 2.100. Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
8. Xuất kho công cụ dụng cụ phục vụ phân xưởng sản xuất với giá trị 8.600. 9. Cuối tháng, doanh nghiệp hoàn thành nhập kho 230 sản phẩm, gửi bán 20 sản phẩm, còn dở dang 50 sản phẩm. Biết giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng: 22.000, cuối tháng: 28.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Hướng dẫn giải: 1. Nợ TK 621 520.000 Có TK 152 520.000 2. Nợ TK 621 480.000 Nợ TK 627 27.000 Có TK 152 507.000 3. Nợ TK 622 155.000 Nợ TK 627 45.000 Nợ TK 642 82.000 Có TK 334 282.000 4. Nợ TK 627 25.000 Nợ TK 642 16.000 Có TK 214 41.000 5. Nợ TK 622 36.425 Nợ TK 627 10.575 Nợ TK 642 19.270 Có TK 338 66.270 6. Nợ TK 627 26.000 Nợ TK 642 15.000 Nợ TK 133 4.100 Có TK 331 45.100
78 7. Nợ TK 627 6.000 Nợ TK 642 2.000 Nợ TK 133 400 Có TK 112 8.400 8. Nợ TK 627 8.600 Có TK 153 8.600 9a. Nợ TK 154 1.339.600 Có TK 621 1.000.000 Có TK 622 191.425 Có TK 627 148.175 Tổng giá thành sản phẩm (ZSP) = 22.000 + 1.339.600 – 28.000 = 1.333.600 Giá thành đơn vị sản phẩm (zđvsp) = 1.333.600/250 = 5.334,4 9b. Nợ TK 155 1.226.912 Nợ TK 157 106.688 Có TK 154 1.333.600