5. Cấu trúc đề tài
1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân
Các chỉ tiêu đánh giá RRTD tại các ngân hàng thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó trực tiếp phản ánh RRTD của ngân hàng. Theo Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại do PGS.TS Đinh Xuân Hạng, ThS. Nguyễn Văn Lộc biên soạn năm 2012 đã đưa ra các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng:
- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khó khăn, vốn của ngân hàng đang ở mức rủi ro cao, đó là nguy cơ mất vốn. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu của tổ chức tín dụng là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.
Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu
Tổng dư nợ cho vay x100%
Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì khả năng ngân hàng thu hồi lại vốn càng thấp, nguy cơ mất vốn sẽ cao. Vì vậy, các NHTM luôn mong muốn tỷ lệ nợ xấu này ở một mức
thấp nhất để có thể đạt được lợi nhuận ở mức cao nhất có thể. Chỉ tiêu này dưới 3% được coi là an toàn.
- Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn của NHTM là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn, bao gồm các khoản nợ khách hàng không có khả năng thanh toán nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Trong các khoản nợ quá hạn, một số khoản nợ chuyển sang nợ khó đòi và khi đó sẽ làm RRTD càng tăng mạnh hơn. Đây cũng là tình trạng phổ biến tại các NHTM Việt Nam hiện nay.
Tỷ lệ nợ quá hạn =Nợ quá hạn
Tổng dư nợ x 100%
- Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD
Trích lập dự phòng RRTD cho biết khả năng chi trả của ngân hàng khi xảy ra rủi ro. Dự phòng sẽ được dùng để xử lý rủi ro ngay khi các khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, cuối cùng nếu phát mại tài sản không đủ bù đắp thì mới được sử dụng dự phòng chung. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng nghĩa là ngân hàng đang rơi vào tình trạng rủi ro mất vốn.
Tỷ lệ trích lập dự phòng =Số tiền trích lập dự phòng
Tổng dư nợ x100%
- Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng
Các khoản xóa nợ ròng là các khoản nợ quá hạn, đã được dùng các khoản trích lập dự phòng rủi ro xóa trên cân đối của Ngân hàng, chuyển sang ngoại bảng. Đây là biện pháp cuối cùng để xử lý một khoản nợ. Khi một món nợ đã chuyển sang nợ xấu thời gian dài, ngân hàng không thể áp dụng các biện pháp thu hồi nợ như xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện,…
Tỷ lệ xóa nợ ròng = Dư nợ xóa nợ ròng
Tổng dư nợ cho vay x100%
- Trạng thái biến đổi cơ cấu các nhóm nợ
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của Ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tương ứng với các loại:
+ Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1): Nợ trong hạn, hoặc quá hạn dưới 10 ngày. Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
+ Nợ cần chú ý (Nhóm 2): Quá hạn từ 10 - 90 ngày; Nợ điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu. Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi, nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ.
+ Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3): Quá hạn từ 91 – 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Miễn hoặc giảm lãi. Không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Có khả năng tổn thất.
+ Nợ nghi ngờ (Nhóm 4): Quá hạn từ 181 – 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạ dưới 90 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai… Có khả năng tổn thất cao.
+ Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5): Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn từ 90 trở lên; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhưng lại quá hạn; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên… Không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3 - 5 được xem là nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.
Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện.