Kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh tỉnh thừa thiên huế (Trang 71 - 77)

5. Cấu trúc đề tài

2.3.6. Kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Ch

2.3.6.1. Thực trạng về nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018:

Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn của KHCN Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Triệu đồng

Stt Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016

Chênh lệch 2018/2017

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

1 Các khoản vay có nợ quá hạn (Nhóm

2,3,4,5) 104.485 130.446 186.644 25.961 24,8 56.198 43,1

Từ 10 – 90 ngày 41.532 47.538 40.882 6.006 14,5 -6.656 -14,0

Từ 91 – 180 ngày 11.290 4.735 3.384 -6.555 -58,1 -1.351 -28,5

Từ 181 – 360 ngày 14.735 11.313 44.165 -3.422 -23,2 32.852 290,4

Nợ quá hạn trên 360 ngày 51.663 66.860 98.213 15.197 29,4 31.353 46,9

2 Dư nợ tín dụng 5.819.270 6.599.956 7.536.275 780.686 13,4 936.319 14,2

3 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 1,8 2,0 2,5 - - - -

(Nguồn: Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Chỉ tiêu nợ quá hạn phản ánh khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn, bao gồm các khoản nợ khách hàng không có khả năng thanh toán nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Trong đó các khoản nợ quá hạn, một số khoản nợ chuyển sang nợ khó đòi và khi đó sẽ làm rủi ro tín dụng càng tăng mạnh hơn. Tỷ lệ nợ này càng cao thì mức độ gia tăng rủi ro của ngân hàng càng cao. Nợ quá hạn có sức ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro thanh khoản cũng như phản ánh chính xác độ an toàn của ngân hàng.

Nợ quá hạn luôn là một vấn đề được các ngân hàng quan tâm khi mà trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động kinh doanh đó là một vấn đề khách quan và nợ quá hạn sẽ là một điều tất yếu mà không một ngân hàng khó có thể tránh khỏi. Nhưng nếu Ngân hàng có quá nhiều khoản nợ quá hạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh vì khả năng ngân hàng bị mất vốn lớn từ đó dẫn đến mất khả năng thanh toán, giảm đi thu nhập.

Nhìn vào bảng trên có thể thấy từ năm 2016 đến năm 2018 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tăng từ 1,8% vào năm 2016 đến năm 2017 đạt 2,0% và tiếp tục tăng đến 2,5% vào năm 2018. Theo như chỉ tiêu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% là chấp nhận được.

Xét về nguyên nhân của sự biến động nhóm nợ có thể xem là do ảnh hưởng của thiên tai, khi mà thời tiết không thuận lợi và kém kèm theo đó là cú sốc cung sản lượng nông nghiệp cũng gây áp lực về giá lương thực, thực phẩm vào tháng 10 năm 2018 tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, hay các sự cố môi trường tình hình kinh tế - chính trị trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn, khiến khách hàng vay vốn kinh doanh, sản xuất thu hồi vốn bị chậm trễ dẫn đến không thể thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.

Xét về các khoản nợ phân theo thời gian thì các khoản nợ từ 10 – 90 ngày và khoản nợ quá hạn trên 360 ngày chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 3 năm 2016 – 2018. Nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày đạt tỷ trọng cao nhất vào năm 2017 và chiếm 36,4%/tổng các khoản nợ quá hạn. Các khoản nợ này được phân loại nợ vào nhóm 2 (Nợ cần chú ý) các khoản vay này/nợ này được ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 1 tuy nhiên ngân hàng vẫn có thể xem xét cho khách hàng cho vay vốn nhưng sẽ khó khăn hơn so với nợ nhóm 1. Trong các khoản nợ quá hạn, khả năng mất vốn lớn nhất thuộc về nợ quá hạn trên 360 ngày, chiếm tỷ lệ cao vào năm 2018 khi đạt 52,6%/tổng

ngân hàng lớn, đóng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, sự ảnh hưởng của thời tiết, giá cả lương thực có thể khiến khách hàng không thể chi trả được khoản vay buộc lòng những khoản vay đó dễ dàng bị nhảy nhóm như vậy. Đối với khoản nợ khó đòi này thì phương pháp thu hồi vốn hiệu quả nhất là xử lý tài sản thế chấp, tuy nhiên phương pháp này kéo dài và có thể chịu chi phí giao dịch lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cho thấy rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi. Mặc dù tăng nhưng nợ quá hạn vẫn được khống chế ở mức an toàn, đây là thành quả của tập thể cán bộ và lãnh đạo của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong việc chủ động kiểm soát các khoản nợ quá hạn, công tác thẩm định, kiểm tra và thu hồi vốn vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân có tham gia vốn vay tại ngân hàng đạt hiệu quả.

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện Nợ quá hạn và Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2016 - 2018 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 200.000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tỷ lệ n ợ qu á hạ n (% ) N ợ qu á hạ n (t riệ u đồ ng )

Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ

2.3.6.2 Tình hình nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018

Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu KHCN tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: Triệu đồng

Stt Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016

Chênh lệch 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

1 Dư nợ tín dụng 5.819.270 6.599.956 7.536.275 780.686 13,4 936,319 14,2 Nhóm 1 5.714.785 6.469.510 7.349.631 754.725 13,2 880.121 13,6 Nhóm 2 41.532 47.538 40.882 6.006 14,5 -6.656 -14 Nhóm 3 11.290 4.735 3.384 -6.555 -58,1 -1.351 -28,5 Nhóm 4 14.735 11.313 44.165 -3.422 -23,2 32.852 290,4 Nhóm 5 51.663 66.860 98.213 15.197 29,4 31.353 46,9 2 Tổng nợ xấu (Nhóm 3,4,5) 77.688 82.908 145.762 5.220 6,7 62,854 75,8 3 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 1,34 1,26 1,93 - - - -

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên số đồng vốn cho vay.

Trước những khó khăn của nền kinh tế thì vấn đề nợ xấu đang là mối đe dọa lớn của ngành ngân hàng nói chung và Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng. Cùng với chỉ tiêu nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cũng phản ánh rõ mức độ rủi ro và hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018

Từ năm 2016-2018, tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh cũng như đối đối với lĩnh vực cho vay cá nhân ngân hàng cũng được hạn chế ở mức cho phép. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đã có sự biến động qua 3 năm, cụ thể vào năm 2016 ở mức 1,34% nhưng đến năm 2017 con số này đã hạ xuống và đạt mức 1,26% chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện thành công những công tác đốc thúc thu hồi nợ của cán bộ tín dụng chú ý đến khâu thẩm định vốn vay, trích lập dự phòng và xử lí rủi ro đối với từng khoản vay, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, công tác quản trị rủi ro trong việc thu hồi vốn vay mà giám đốc đã đề ra vào năm trước đó, tuy nhiên đến năm 2018 khi nền kinh tế có nhiều sự biến động cũng như việc Agribank thực hiện các nghị quyết của chính phủ tạo điều kiện vay vốn cho khách hàng phát triển các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, chẳng hạn như việc thực hiện nghị quyết 67 - hỗ trợ ngư dân đóng tàu được thực hiện vào những năm trước đó, có những khoản nợ đã kéo dài mà không thể thu hồi lại vốn

5.819.270 6.599.956 7.536.275 1,34 1,26 1,93 0 0,5 1 1,5 2 2,5 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 8.000.000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

T ỷ l ệ n ợ x ấu ( % ) T ổ n g d ư n ợ (t ri ệu đ ồ n g ) Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu

được buộc phải nhảy qua nhóm nợ xấu (nhóm 5) đẩy tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ vào năm này ở mức cao 1,93% cao hơn nhiều so với 2 năm trước đó.

Hiện tại đây là một con số khá khả quan tuy nhiên đứng trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động như hiện nay, Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế cần phải nổ lực hơn trong các công tác đã đề ra để từ đó có thể duy trì ổn định những con số này ở mức an toàn. Tập trung vào các công tác hoàn thiện giảm thiểu nợ nhảy nhóm nhất là các nhóm nợ xấu

2.3.6.3 Hệ số rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Khi mà mức độ rủi ro tín dụng cũng như mức độ nguy hiểm của nó đối với các NHTM ngày càng gia tăng thì công tác Quản trị RRTD ngày càng khẳng định vai trò quan trọng. RRTD luôn gây ra nhiều tổn thất cho các NHTM. Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn làm giảm nguồn vốn tự có của các NH. Ngược lại, ở mức độ cao khi mà rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt sẽ làm cho tỷ lệ các khoản vay mất vốn tăng lên quá cao, các NHTM sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm và có thể là nguy cơ phá sản.

Bảng 2.11: Hệ số rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank TT- Huế giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Hệ số rủi ro tín dụng phản ánh tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tổng tài sản, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ càng lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng sẽ cao vì hoạt động tín dụng thường tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thông qua bảng trên có thể thấy hệ số rủi ro tín dụng có sự biến động qua 3

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016

Chênh lệch 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % Tổng dư nợ 5.834 6.599 7.526 765 13,1 927 14,0

Tổng tài sản 7.613 9.033 9.813 1.420 18,7 780 8,6

Hệ số rủi ro tín dụng (%)

76,6 73,1 76,7 - - - -

Huế là 76,6% đến năm 2017 giảm còn 73,1% và khi đến cuối năm 2018 hệ số này lại tăng 76,7% gần bằng so với năm 2016. Do tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, đề cao sự cạnh tranh ngày càng trở nên phổ biến giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Với xu hướng này đã chứng tỏ hiệu quả nhất định của nó trong việc thúc đẩy nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp phát triển và hoàn thiện. Nhưng khía cạnh khác, khi hội nhập kinh tế quốc tế thì các ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các NHTM không chỉ ở trong nước mà còn ở cả ngoài nước, từ đó làm cho mức độ rủi ro tăng lên. Một mặt khi các NHTM cạnh tranh gây gắt với nhau làm cho xuất hiện sự chênh lệch lãi suất biên, nó có xu hướng càng ngày càng giảm xuống, từ đó buộc họ phải mở rộng thêm quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm về lợi nhuận, đồng thời với điều này đã góp phần làm giảm khả năng bù đắp rủi ro nội tại của chính các Ngân hàng. Một mặt khác nữa chính là việc khi hội nhập kinh tế quốc tế ngoài các rủi ro mà ngân hàng hiện đang phải đối mặt thì còn xuất hiện thêm nhiều nguy cơ rủi ro mới. Chẳng hạn như các sản phẩm dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ như thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, ví điện tử,… luôn chứa đựng trong đó những tiềm ẩn về rủi ro.

Qua hệ số rủi ro này ta có thể nhận thấy rằng rủi ro tín dụng ngày càng đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Riêng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, nhất là nước đang trong quá trình chuyển đổi, môi trường kinh doanh vẫn chưa có sự ổn định, khi có một thị trường tài chính vẫn đang còn chưa có phát triển mạnh, tính minh bạch của thông tin vẫn đang ở một mức độ thấp… làm gia tăng mức độ rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Vì vậy nhu cầu phải quản trị rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả đối với các NHTM càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh tỉnh thừa thiên huế (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)