5. Cấu trúc đề tài
2.4.3. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, quản trị RRTD tại Ngân hàng Agribank vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thể hiện:
* Chỉ tiêu định lượng:
Như đã phân tích ở trên, kết quả hoạt động kinh doanh tuy có lãi nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn đang còn tăng qua các năm, nhìn nhận ra vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không có sự quản lý tốt. Cũng như chi phí cho tín dụng cũng tăng qua các năm làm tăng lượng chi phí mà Ngân hàng phải chi ra làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank trong thời gian qua vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.
Không thể phủ nhận vai trò của Ngân hàng trong việc thẩm định và ra quyết định cho vay chưa chính xác, yếu tố quản trị rủi ro vẫn còn xuất hiện một số vấn đề
chưa được quan tâm một cách đúng mức. Hiện nay, việc xử lý các khoản nợ này đang được tiến hành quyết liệt nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
* Chỉ tiêu định tính:
- Thứ nhất: việc chấp hành và phân quyền phán quyết tín dụng
Nhằm đẩy nhanh quá trình phê duyệt và tăng trưởng tín dụng tại đơn vị kinh doanh, việc tách nhỏ nhu cầu vốn của khách hàng để khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp chi nhánh, sẽ dẫn đến rủi ro về cấp vốn không phù hợp nhu cầu thực tế của KH. Vì thế thẩm quyền phê duyệt của các giám đốc tại các Chi nhánh loại 3/ phòng giao dịch còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng, khi mà các hồ sơ tín dụng đó trực tiếp được phê duyệt cho vay không cần qua tái thẩm định nào.
- Thứ hai: công tác thẩm định và rà soát khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế, thể hiện ở các giai đoạn:
+ Trước khi cho vay tuy công tác thẩm định KH của đơn vị kinh doanh thời gian gần đây đã có nhiều cải thiện, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế. Những hạn chế và khó khăn trong công tác thẩm định khách hàng thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:
Về công tác thẩm định đôi khi chưa được chú trọng một cách đúng mực. Một số cán bộ tín dụng vẫn chưa thực sự hiểu khách hàng.
Việc sử dụng thông tin và đưa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn mang tính chất cảm tính, phụ thuộc vào sự trung thực của cán bộ thẩm định.
Để có được sự tài trợ của NH, báo cáo nội bộ mà khách hàng nộp cho ngân hàng thường được làm giả số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh luôn ở mức tốt. Về góc độ NH, việc yêu cầu bổ sung đầy đủ báo cáo tài chính thực tế của khách hàng đôi lúc gặp khó khăn, nên công tác thẩm định vì thế đôi khi thiếu chính xác.
+ Trong quá trình giải ngân: chưa tuân thủ đúng điều kiện cấp tín dụng
+ Sau khi cho vay: vấn đề kiểm tra cho vay được thực hiện nhằm hai mục đích chính, đó là kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, nguồn thu của khách hàng đến từ đâu, có đều đặn hay không và xem dòng tiền mà NH đã tài trợ cho KH đã được sử dụng đúng mục đích hay không. Tuy nhiên, do sự lỏng lẻo trong quá trình kiểm soát này, nên việc kiểm soát sau cho vay thường chưa được chú trọng, dẫn đến nhiều hậu quả xấu.
Nợ quá hạn mà nợ xấu đang có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian vừa qua. Các khoản nợ nhóm 5 gần như chưa có được phương án đề phòng cũng như quản lý hữu hiệu. Bên cạnh đó, các khoản nợ nhóm 2 lại có xu hướng tăng và là một nguy cơ tiềm tàng làm gia tăng nợ xấu. Hoạt động xử lý nợ tồn động còn gặp nhiều khó khăn ở khâu xử lý TSBĐ. Các khoản vay có khả năng phát mại thấp, hồ sơ vay vốn, hợp đồng tín dụng của các khoản vay cũ thiếu chặt chẽ, không đủ cơ sở pháp lý nên khi khởi kiện ra tòa ngân hàng cũng không đủ lý lẽ, chứng từ để thu hồi nợ.