5. Cấu trúc đề tài
3.2.5. Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin vận hành IPCAS hiệu quả hỗ trợ
công tác quản trị rủi ro rín dụng
IPCAS là hệ thống sử dụng công nghệ thông tin để quản lý các hoạt động của Ngân hàng, ch phép: thực hiện cân đối kế toán chi tiết tong ngày giao dịch trong toàn hệ thống; quản lý khách hàng tiền gửi, tiền vay trong toàn hệ thống, đảm bảo mỗi khách hàng chỉ được cấp một mã khách hàng duy nhất, có thể quản lý và truy vấn mọi thông tin của khách hàng về tiền gửi, tiền vay, bảo đảm tiền vay, lịch sử giao dịch… Thực hiện thanh toàn quốc tế trực tiếp với nước ngoài; tiền gửi một nơi rút nhiều nơi; giao dịch thanh toán thẻ quốc tế,…
Tiếp tục chỉ đạo triễn khai áp dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng (RMS) nhằm thực hiện chính sách khách hàng và phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Nghiên cứu nghiệp vụ xây dựng chương trình báo cáo phân tích RRTD tự động trên IPCAS để phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán; quản lý hạn mức tiền mặt, hạn mức phê duyệt trên hệ thống IPCAS
Xây dựng các công cụ hỗ trợ lấy số liệu trên IPCAS để đo lường RRTD và làm cơ sở để xây dựng các giới hạn tín dụng tại ngân hàng; phát huy các lợi ích của công
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên Cơ sở đánh giá thực trạng của chương 2, chương 3 đã nêu được những định hướng chính quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng trong thời gian tới.
Việc nâng cao công tác quản trị RRTD sẽ đáp ứng được các yêu cầu tăng trưởng tín dụng một cách an toàn, chất lượng hơn góp phần cho sự phát triển của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng và cho hệ thống Agribank nói chung trên con đường hội nhập quốc tế
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bài học từ cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997 hay cuộc khủng hoảng tài chính thế giới là hậu quả có căn nguyên từ sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng, không kiểm soát được hoạt động cho vay dẫn đến RRTD đã tạo ra sự ảnh hưởng dây chuyền đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, nghiên cứu, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro là đề tài cấp thiết và có tính lâu dài đối với Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Luận văn đã tiếp cận những vấn đề cơ bản về lý luận rủi ro tín dụng, quản trị RRTD, các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD đã được phân tích làm rõ. Từ những chuẩn mực quốc tế về quản trị RRTD và nghiên cứu kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại đã thành công trong việc quản trị rủi ro tín dụng, luận văn đã rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với các NHTM tại Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị RRTD tại Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế thời gian qua, luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế; từ đó kết hợp được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế; từ đó kết hợp giữ lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất được hệ thống giải pháp và những kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho những giải pháp phát huy hiệu quả tích cực khi áp dụng, góp phần nâng cao năng lực quản trị RRTD tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
2. Kiến nghị
2.1 Đối với Chính phủ
- Ổn định kinh tế vĩ mô
Nền kinh tế phát triển ổn định là điều kiện tiền đề cần thiết cho việc ổn định hoạt động kinh doanh, là cơ sở để các NHTM nói chung và Agribank nói riêng đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, ổn định kinh doanh từ đó tạo khả năng tích lũy, tập trung nguồn lực cho việc tái cơ cáu và triển khai áp dụng Hiệp ước Basel II.
- Xây dựng cơ sở dưc liệu quốc gia về doanh nghiệp, ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế
Hiện nay ở các nước phát triển đều có hệ thống thông tin quốc qua công khai. Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phương đến Trung Ương, do vậy dễ dang cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin được tra cứu tự do, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định được khai thác. Hệ thống này tạo điều kiện vô cùng thuạn lợi cho ngân hàng trong việc khai tác thông tin về khách hàng, giảm được thời gian và chi phí tìm kiếm.
2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo phù hợp với hiệp ước Basel II. NHNN ban hành các quy định, hướng dẫn thực hiện Basel II. Theo kinh nghiệm các nước, các quy định, hướng dẫn ban hành trên cơ sở tham khảo ý kiến đóng góp rộng rãi, đặc biệt ý kiến các bên liên quan đến việc triễn khai thực hiện Basel II như NHTM, Bộ tài chính… đảm bảo tuân thủ Basel II vừa phù hợp với điều kiện thực tế tại thị trường Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) NHNN cần tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, NHNN xây dựng và hoàn thiện quy chế cung cấp, trao đổi thông tin giữa CIC và các TCTD. Đảm bảo các NHTM tuân thủ nghĩa vụ cung cấp các thông tin tín dụng một cách đầy đủ, kịp thời nhằm ngày càng hoàn thiện kho dữ liệu cho CIC đồng thời có cơ chế đảm bảo CIC cung cấp thông tin hiệu quả cho các NHTM, phục vụ đắc lực cho công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM
- Hỗ trợ đào tạo cán bộ, kỹ thuật và đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu về triển khai áp dụng Basel II
Khó khăn chung của NHTM Việt Nam khi triễn khai Basel II là thiếu cơ sở dữ liệu, công nghệ, nhân lực, Vì vậy, để đầy nhanh tiến độ thực hiện triển khai áp dụng Basel II của Agribank, NHNN cần có kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ giải quyết các khó khăn cho Agribank trên các phương diện:
+ Tổ chức các chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng theo yêu cầu Hiệp ước Basel II
+ Tận dụng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế
+ Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng Basel II tại Agribank
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
2. PGS.TS Đinh Xuân Hạng, ThS. Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính
3. PGS.TS Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
4. TS. Hồ Thị Diệu (2002), Giáo trình quản trị ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về
việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng sự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Được ban hành vào ngày 22/04/2005
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Được ban hành vào ngày 31/12/2001
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Được ban hành vào ngày 09/06/2015
8. Hội đồng thành viên Agribank, Quyết định số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 của Hội đồng thành viên Agribank “V/v ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank”, Hà Nội
9. Hội đồng thành viên Agribank, Quyết định số 530/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 12/04/2012 của Hội đồng thành viên Agribank “V/v Ban hành quy định sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank”, Hà Nội
10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2016 đến năm 2018
11. Agribank (2008), Sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT, Hà Nội
12. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Tổng quan Basel II
13. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Nghiên cứu và trao đổi, “Hiệp
Tiếng Anh
14. Joel Bessis (2011), Rick Management in Banking
15. Basel Committee on Banking Supervision (2000) “Principles for the management of Credit Risk”, BIS, Basel
Website
16. Ngân hàng Nhà nước Việt Namhttps://www.sbv.gov.vn/
17. Ngân hàng Thế giới (The World Bank)https://www.worldbank.org/
18. Ngân hàng Agribankhttps://www.agribank.com.vn/
19. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Trung tâm thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc giahttp://ncif.gov.vn/
20. Bộ Tư pháphttps://moj.gov.vn/
21. Tạp chí Ngân hànghttp://tapchinganhang.gov.vn/
22. Tạp chí Tài chínhhttp://tapchitaichinh.vn/
23. Thư viện pháp luậthttps://thuvienphapluat.vn/
24. Bách khoa toàn thư mởhttps://vi.wikipedia.org/
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI CHÍNH THỨC
PHIẾU PHỎNG VẤN THÔNG TIN CÁN BỘ TÍN DỤNG
Mã số phiếu: …….
Xin chào quý Anh/Chị.
Tôi là sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế, hiện đang thực tập tại Hội sở Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế và đang thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Tôi rất cần sự giúp đỡ của quý Anh/Chị bằng việc tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây. Mỗi ý kiến đóng góp của Anh/Chị đều thật sự có ý nghĩa đối với tôi. Tôi xin cam đoan các thông tin cung cấp trong phiếu điều tra này sẽ được giữ bí mật, chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu của mình.
Cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của quý Anh/Chị.
---
Câu 1: Dưới đây là một số tiêu chí liên quan đến Rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Anh/Chị vui lòng cho biết đánh giá của mình đối với các phát biểu sau bằng cách tích vào ô thích hợp, trong đó:
(1) Rất không phổ biến (2) Không phổ biến (3) Trung bình (4) Phổ biến (5) Rất phổ biến TIÊU CHÍ Rất không phổ biến Không phổ biến Trung bình Phổ biến Rất phổ biến
Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
1. Do sự biến động của môi trường tự nhiên, dịch
bệnh, thiên tai 1 2 3 4 5
2. Do môi trường pháp lý chưa đầy đủ, sự thay đổi
thất thường các cơ chế, chính sách của Nhà nước 1 2 3 4 5
3. Do hệ thống thông tin quản lý còn thấp 1 2 3 4 5
5. Do thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư hợp lý dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành
1 2 3 4 5
6. Do sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng 1 2 3 4 5
Nguyên nhân từ phía khách hàng
7. Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục
đích vay vốn ban đầu 1 2 3 4 5
8. Đạo đức cá nhân không tốt 1 2 3 4 5
9. Nguồn thu nhập trong tương lai của khách hàng
cá nhân 1 2 3 4 5
10. Khách hàng thường vay vốn tại nhiều tổ chức
tín dụng 1 2 3 4 5
11. Khách hàng kinh doanh thua lỗ, mất khả năng
trả nợ 1 2 3 4 5
12. Khách hàng không nắm rõ các điều khoản vay 1 2 3 4 5
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
13. Cán bộ tín dụng thiếu hiểu biết về mức độ rủi ro trong ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay.
1 2 3 4 5
14. Do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc
cấp có thẩm quyền 1 2 3 4 5
15. Áp lực hoàn thành chỉ tiêu nên cán bộ tín dụng
chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng 1 2 3 4 5
16. Do thiếu sự kiểm soát và quản lý sau khi cho
vay 1 2 3 4 5
17. Do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay dẫn đến những quyết định sai lầm
1 2 3 4 5
Thông tin cán bộ tín dụng
Xin Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau:
Tên Anh/Chị: ……… Câu 2: Độ tuổi của Anh/Chị
Dưới 24 tuổi Từ 40 – 55 tuổi
Từ 24 – 39 tuổi Trên 55 tuổi
Câu 3: Trình độ thâm niên của Anh/ Chị
Dưới 3 năm Từ 8 – 11 năm
Từ 4 – 7 năm Trên 11 năm
Chân thành cảm ơn thông tin của anh chị đã cung cấp!