Xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh tỉnh thừa thiên huế (Trang 96 - 98)

5. Cấu trúc đề tài

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Ngân hàng cần xây dựng chiến lược quản trị RRTD toàn diện và đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chiến lược quản trị RRTD phải làm cơ sở cho viêc xây dựng mô hình quản trị rủi ro phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng, chính sách cấp tín dụng

vực địa lý, đồng tiền cấp tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, chính sách lãi suất và phi lãi suất, cơ chế xử lý các trường hợp ngoại lệ và các vấn đề khác.

- Chiến lược quản trị RRTD phải phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro (khẩu vị rủi ro) của ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng khi chấp nhận các rủi ro tín dụng;

- Chiến lược quản trị RRTD cần xem xét, đánh giá các mục tiêu về chất lượng tín dụng, thu nhập và tăng trưởng trong mối tương quan qua lại, trong quan hệ với tiềm năng nội tại của ngân hàng và với môi trường kinh doanh tổng thể.

- Chiến lược quản trị rủi ro phải gắn với lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng. Đó chính là cơ chế đánh giá, định lượng rủi ro và các biện pháp ứng phó, đưa ra các quyết định quản trị rủi ro phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng.

Ngân hàng cần thực hiện phương thức quản trị RRTD hiện đại (theo Basel II) gồm các giai đoạn:

- Giai đoạn 1: thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần PD (xác suất không trả được nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất dự kiến), EAD (số dư nợ rủi ro), ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản trị rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện, mà ứng dụng đầu tiên là tính toán, đo lường rủi ro tín dụng qua các thước đo EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến) tại cấp độ một khách hàng cụ thể.

- Giai đoạn 2: quản trị rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELP) và ngoài dự kiến (ULP) của cả danh mục đầu tư dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/ mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục.

- Giai đoạn 3: dựa trên các giải pháp quản trị rủi ro danh mục đầu tư, ngân hàng có thể quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng.

- Giai đoạn 4: thay vì quản trị rủi ro danh mục một cách thụ động, ngân hàng hướng đến việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM - Active credit portfolio management) bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay (Credit Treasury and Securitisation).

- Giai đoạn 5: mô hình toàn diện nhất là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị (Value - based management - VBM). Theo đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác định, giúp công tác quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả.

Trong quá trình xây dựng mô hình quản trị RRTD, Agribank cần xây dựng theo các giai đoạn nêu trên, từ việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với 3 cấu phần PD (xác suất không trả được nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất dự kiến), EAD (số dư nợ rủi ro); đến giai đoạn quản trị rủi ro theo danh mục, quản trị vốn kinh tế, chuyển từ giai đoạn quản trị rủi ro thụ động sang quản trị danh mục tín dụng chủ động và giai đoạn cao nhất là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh tỉnh thừa thiên huế (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)