Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH CCS mukdahan trong lĩnh vực sx và kinh doanh nước tinh khiết đóng chai (Trang 27 - 33)

6. Bố cụ đề tài:

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.6.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh của DN là tổng hợp sức mạnh mà DN hiện đang có và có thể huy động được, đó có thể là sản phẩm, giá, năng lực marketing, nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, kinh nghiệm…

Sản phẩm

Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập hiện nay, canh tranh trở thành một yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Sản phẩm đáp ứng được, thoải mãn được nhu cầu của khách hàng thì DN mới có thể tồn tại và phát triển trên thị trường

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng về DN không chỉ còn là sự hài lòng về sản phẩm, giá… mà khách hàng ngày càng quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Bởi lẽ, sản phẩm, giá… có sự tương đồng với nhau giữa các DN. Khách hàng đứng trước nhiều sự lựa chọn, vì vậy, sự lựa chọn tối ưu nhất

Nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất bao gồm các yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh. Mỗi DN có đặc trưng về nguồn lực vật chất riêng, trong đó có điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trườ

Một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất thì sẽ dẫn đến nâng cáo suất lao động và chất lượng sản phẩm cùng với việc giảm giá thành sản phẩm, giảm giá bán thì sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường.

Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sản xuất cững như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô lớn, nhỏ của DN. Một DN có nguồn lực tài chính mạnh tất nhiên sẽ có khả năng trang bị cộng nghệ máy móc, thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tổ chức hoạt động quảng cáo, khuyến mĩa mạnh mẽ để nâng cao NLCT của DN. Ngoài ra, với nguồn

lực tài chính mạnh DN có thể chịu lỗ trước mắt để tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị phần để hướng đến mục tiêu lâu dài.

Nguồn lực tài chính mạnh là miếng mồi ngon để thu hút các nhà đầu tư tham gia góp vốn. Không những thế, còn giành được sự tin yêu và tín nhiệm của người tiêu dùng.

Tổ chức

Một DN phải có một cơ cấu tổ chức nhất định để hướng phần lớn các công việc trong DN đó. Một DN có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lí thì sẽ hoạt động hiệu quả, tiết kiệm được nhiều chi phí từ đó, có thể hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán để năng cao NLCT

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được hiểu như những yếu tố như con người, các kiến trúc cơ sở vật chất trong DN, cách cư xử của nhân viên đối với khách hàng. Văn hóa DN giúp DN tạo ra điểm khác biệt so với các DN khác trên thị trường, giúp DN thu hút được sự chú ý của khách hàng. Để xây dựng văn hóa DN cần rất nhiều thời gian và phải có sự hợp nhất, đồng bộ từ tất cả trong DN cùng nhau xây dựng. Vì vậy, nếu xây dựng được văn hóa DN sẽ giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh.

1.1.6.2Yếu tố bên ngoài DN

Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh những không nhất thiết phải theo một cách nhất định. Việc phân tích môi trưỡng vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp trả lời những câu hỏi đâu là cơ hội mà DN cần phải theo đuổi, đau là những đe dọa mà DN nên tránh. Các yếu tố vĩ mô gồm có:

Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế

Là nhóm các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến thách thức và ràng buộc, nhưng đồng thời đây cũng là nguồn khai thác cơ hội đối với DN. Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động của DN bao gồm:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế khi ở giai đoạn hưng thịnh thì sẽ tạo nhiều cơ hội cho các chiến lược đầu tư của ngành, giúp DN mở rộng thị trường, sx và tiêu thụ hàng hóa, tăng

nguồn doanh thu. Ngược lại, khi nền kinh tế bị suy thoái thì dẫn đến nhiều rủi ro cho chiến lược đầu tư của ngành

+Lãi suất và xu hướng lãi suất của nền kinh tế

Mức lãi suất ngân hàng cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn của DN. Với mức lãi suất hợp lý thì các DN sẽ gửi tiền vào ngân hàng và cho các đối tác vay mượn. Lãi suất tăng làm cho nhu cầu vay vốn của các DN để đầu tư vào sx, mở rộng nhà xưởng giảm xuống điều này làm doanh thu sụt giảm. Đồng thời khi lãi suất tăng, người tiêu dùng có xu hướng gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn, dẫn đến chi tiêu cho tiêu dùng cũng giảm xuống

+ Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái

Việc tăng giảm giá trị của đồng tiền vừa tạo thời cơ, vừa đưa ra thách thức cho DN. Chính sách tiền này vừa có thể tạo cơ hội tốt cho DN cũng vừa có thể mang lại nhiều rủi ro cho DN, nhất là các DN xuất nhập khẩu. Thông thường Chính phủ sử dụng công cụ này để điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu có lợi cho nền kinh tế.

+Lạm phát

Lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng vần xem xét và phân tích. Lạm phát cao hay thấp đều có sựu ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư của nền kinh tế. Khi lạm phát tăng làm giảm giá trị của đồng tiền, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của DN. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát giảm sẽ đảm bảo được giá trị đồng tiền, thúc đẩy sx kinh doanh phát triển. Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng.

+ Hệ thống thuế và mức thuế

Thuế DN cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN. Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ đối với các DN vì nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của DN thay đổi

Các yếu tố môi trường văn hóa xã hội – nhân khẩu

Các giá trị văn hóa xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, sở thích, thái độ mua sắm của khách hàng. Bất kỳ sự thay đổi nào của các giá trị này đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của DN. Một số những đặc điểm mà các nhà quản trị cần chú ý là sự tác động của các yếu tố băn hóa xã hội thường có tính dài hạn và

tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết được. Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa xã hội thường rất rộng: “nó xác định cách thức người ta sống, làm việc, sx và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ”. Như vậy, những hiểu biết về mặt văn hóa - xã hội sẽ là những cơ sở quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lược ở các DN. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa – xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh như: quan niệm về thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, nghề nghiệp; Những quan tâm, ưu tiên của xã hội; Những phong tục, tập quán, truyền thống; Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội,…

Dân số cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tó khác của môi trường vĩ mô, đặc biệt là yếu tốc xã hội và yếu tố kinh tế. Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội, ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của DN.

Các yếu tố chính trị - pháp luật

Các yếu tố này có tác động lớn đến mức độ các cơ hội và đe dọa từ môi trường. Sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh lâu dài của DN. Là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các DN tham gia cạnh tranh có hiệu quả. Chính trị là yếu tố đầu tiền mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các DN quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà DN đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư.

Việc ban hành hệ thống pháp luật có chất lượng là điều đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DN, buộc các DN phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm. Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những quy định đòi hỏi buộc các DN phải tuân thủ giúp hạn chế trường hợp kinh doanh trái đạo đức, ảnh hưởng đến nên kinh tế, các doanh nghiệp khác và cả người tiêu dùng. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong hệ thống pháp luật như thuế, đầu tư sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sx kinh doanh của DN.

Chính phủ có vai trò lớn trong việc điều tiết những yếu tố vĩ mô của nền kinh tế thông qua các chính sách về tài chính, tiền tệ và các chường trình chi tiêu của

mình. Trong mối quan hệ với các DN, Chính phủ vừa là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, ngăn cấm, hạn chế vừa đóng vai trò khách hàng quan trọng của DN và sau cùng Chính phủ là người cung cấp dịch vụ cho các DN. Để tận dụng được các cơ hội và hạn chế các rủi ro, DN cần nắm chắc các chính sách mà Chính phủ ban hành để có bước đi phù hợp nhất.

Môi trường khoa học công nghệ

Yếu tố khoa học công nghệ được xem là một trong những yếu tố năng dộng hàng đầu chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa tới các DN. Tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho DN áp dụng các thiết bị hiện đại vào sx, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, thu thập và xử lý thông tin về các đối thủ cạnh tranh và thị trường. Bên cạnh đó, ngày nay khi công cụ cạnh tranh chuyển từ giá sang chất lượng sản phẩm thì các sản phẩm có áp dụng công nghệ mới có sức ảnh hưởng trên thị trường. Sự ra đời của các phát minh ngoài tạo ra những cơ hội phát triển cho DN, nó có trở thành mối đe dọa đối với các DN. DN phải không ngừng đổi mới, áp dụng những khoa học kỹ thuật mới để có thể đứng vững trên thị trường, không bị lạc hậu, lỗi thời, điều này cũng tạo ra khó khăn cho các DN có tiềm lực tài chính nhỏ so với những DN có tiềm lực tài chính mạnh. Và các DN nước ngoài thường sẽ có những công nghệ, khoa học kỹ thuật phát triển hơn Việt Nam.

Môi trường tự nhiên

Môi trường sinh thái tốt xấu ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của ngành và đời sống văn hóa - xã hội. Môi trường tự nhiên ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, giao thông vận tải, khoáng sản,…Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng nghiêm trọng; Cạn kiệt và khan hiếm của các nguồn tài nguyên và năng lượng; Mất cân bằng hệ sinh thái…ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm nước và không khí đã đạt đến mức nguy hiểm. Một vấn đề của toàn cầu là các hóa chất công nghiệp đã gây nên hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozone, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Môi trường vi mô

Doanh nghiệp

Phân tích DN với tư cách là một tác nhân thuộc môi trường vi mô, nhà quản trị marketing sẽ xem xét vai trò của bộ phận marketing trong DN, mối quan hệ và tác động hỗ trợ của các bộ phận sx, tài chính, nhân sự đối với bộ phận marketing.

Bộ phận marketing của doanh nghiệp có trách nhiệm hoạch định, triển khai thực hiện chiến lược, các kế hoạch, chính sách và chương trình marketing thông qua các hoạt động quản trị như nghiên cứu marketing, quản trị nhãn hiệu, quản trị lực lượng bán hàng,…

Các nhà quản trị marketing cũng phải phối hợp hoạt động với các bộ phận chức năng khác như bộ phận tài chính để đảm bảo ngân sách cần thiết cho việc thực thi các kế hoạch marketing, phân bố cho các sản phẩm, nhãn hiệu khác nhau, các hoạt động marketing khác, bộ phận nghiên cứu và phát triển để nghiên cứu cải tiến hay thiết kế sản phẩm mới thành công,…

Cần phải đánh giá khả năng marketing, những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động marketing của DN so với các đối thuer cạnh tranh để lựa chọn chiến lược marketing cạnh tranh và thiết kế các chính sách marketing phù hợp.

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho việc sx của DN và các đối thủ cạnh tranh. Để quyết định mua các yếu tố đầu vào, DN cần phải xác định rõ nguồn gốc của chúng, tìm kiếm nguồn cung cấp chất lượng và lựa chọn các nhà cung cấp tốt nhất về chất lượng, uy tín, độ tin cậy và đảm bảo hạ giá.

Những biến đổi trong môi trường cung cấp có thể tác động quan trọng đến hoạt động marketing của DN. Các nhà quản trị marketing cần phải theo dõi về giá cả của những cơ sở cung cấp chính yếu của mình. Việc tăng giá phí cung cấp có thể buộc phải tăng giá, làm giảm doanh thu.

Các nhà quản trị marketing cần phải quan tâm đến mức độ có thể đáp ứng của các nhà cung cấp về nhu cầu các yếu tố đầu vào của DN. Sự khan hiếm nguồn cung

cấp sẽ ảnh hướng đến khả năng phục vụ khách hàng của DN. Vì vậy, cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chủ yếu.

Khách hàng

Khác hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là nhân tố quyết định sự tồn tại của DN. Khách hàng có vai trò rất quan trọng vì từ nhu cầu của khách hàng mà DN mới hoạch định chiến lược marketing của mình để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận. DN cần phải nghiên cứu thị trường khách hàng của mình một cách kỹ lường. DN có thể hoạt động trong năm loại thị trường khách hàng: thị trường người tiêu dùng, thị trường nhà sản xuất, thị trường mua buôn bán trung gian, thị trường các cơ quan nhà nước, thị trường quốc tế

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, hiện hữu và tiềm ẩn, trực tiếp và gián tiếp. tùy theo mức độ thay thế của sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh có thể chia làm bốn dạng: cạnh tranh nhãn hiệu, cạnh tranh ngành, cạnh tranh nhu cầu, cạnh tranh ngân sách.

Công chúng

Là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến DN, có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới mục tiêu đề ra của DN. DN cần chuẩn bị các kế hoạch marketing đối với các giới công chúng cũng như đối với thị trường tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH CCS mukdahan trong lĩnh vực sx và kinh doanh nước tinh khiết đóng chai (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)