Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN SaPa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua kho bạc nhà nước sa pa, tỉnh lào cai (Trang 104)

5. Kết cấu nội dung luận văn

4.1.2. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN SaPa

cao ý thức, chấp hành chế độ chi tiêu NSNN, sử dụng kinh phí đúng đối tượng, đúng định mức, tiết kiệm và hiệu quả. Đặc biệt là phân định rõ trách nhiệm của người chuẩn chi và KBNN. Vai trò chuẩn chi là: Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, chủ tịch UBND các cấp và những người được ủy quyền. KBNN chỉ đóng vai trò kế toán, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán của người chuẩn chi khi thực hiện chi tiêu và kế toán các khoản chi tiêu đó. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có sự phân định rõ trách nhiệm giữa chuẩn chi và người kế toán để có sự kiểm tra, kiểm soát trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước.

Thứ tư: Quy trình thủ tục kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về kiểm soát ngân sách.

4.1.2. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Sa Pa Pa

Theo Kho bạc Nhà nước Sa Pa, 2018:

“Để thực hiện được các mục tiêu trên, việc hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Sa Pa được tiến hành theo những định hướng chủ yếu sau:

a. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Sa Pa

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy kiểm soát chi theo hướng tinh gọn tránh tình trạng có nhiều bộ phận cùng đảm nhận công việc kiểm soát chi thường xuyên. Từng bước đơn giản hoá thủ tục hành chính, xoá bỏ kịp thời những quy định không cần thiết, tổ chức niêm yết công khai, tổ chức niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục quy trình trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Mặt khác, công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN ngày càng nặng nề, trong khi đó biên chế cán bộ của KBNN Sa Pa hiện nay vừa ít lại vừa thiếu những cán bộ trẻ, có năng lực trình độ chuyên môn cao, vì vậy chưa đáp ứng được khối lượng công việc được giao. Trong thời gian tới, một mặt phải bổ sung cán bộ cho các đơn vị KBNN huyện trực thuộc, mặt khác phải tăng cường đào tạo bổi dưỡng nghiệp vụ; có biện pháp tinh giảm biên chế

đối với những cán bộ không đủ năng lực chuyên môn. Đồng thời, việc định hướng nghiệp vụ trong thời gian tới phải tiến hành cùng với công tác chuẩn hoá cán bộ công chức của hệ thống KBNN Sa Pa. Hoàn thiện lại chế độ trách nhiệm cán bộ, công chức đảm bảo mỗi công chức ở mọi vị trí công tác đều xác định rõ phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, những điều được làm và không được làm, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất trước hậu quả do mình gây ra trong quá trình thực thi công vụ, đặc biệt là công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị hưởng kinh phí từ NSNN trên địa bàn. Kiểm soát chi NSNN phải gắn liền với phát triển công nghệ thông tin, hiện đại hoá các nghiệp vụ Kho bạc.

b. Cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán chi thường xuyên NSNN tại KBNN Sa Pa (trước khi chi, trong khi chi và sau khi chi) trên cơ sở tuân thủ Luật ngân sách, các nguyên tắc và quy định kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN huyện.

Theo Thông tư 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2012 quy định kiểm soát thu, chi tiền mặt qua hệ thống KBNN, cần đổi mới mạnh mẽ phương thức thanh toán trong nền kinh tế, mở rộng và áp dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, có quy định chặt chẽ và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trên địa bàn quân. Quy trình thủ tục kiểm soát chi thường xuyên phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát và phải đảm bảo các yêu cầu kiểm soát, đáp ứng yêu cầu sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn kinh phí của Nhà nước. Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi ngân sách phải đạt được mục tiêu cấp đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, định mức, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong sử dụng NSNN. Bên cạnh đó, KBNN Sa Pa cũng cần phải bố trí, sắp xếp phương pháp kiểm soát sao cho hợp lý nhất, tránh việc kiểm soát chồng chéo mà lại là kẽ hở trong kiểm soát. Xác định rõ phương thức thanh toán, chi trả áp dụng đối với từng khoản chi NSNN theo hướng: thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hoá, lao vụ bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng; hạn chế tối đa việc xuất quỹ NSNN để cấp tạm ứng qua khâu trung gian.

c. Tăng cường phối hợp tất cả các cơ quan có liên quan đến kiểm soát chi NSNN cấp huyện từ sở tài chính, KBNN đến các đơn vị sử dụng ngân sách, cải thiện nghiên cứu phương pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp

Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị và cá nhân liên quan đến sử dụng ngân sách Nhà nước. Tích cực hướng dẫn để các đơn vị sử dụng NSNN nắm được nội dung, yêu cầu của công tác kiểm soát NSNN nói chung và các điều kiện, thủ tục quy trình kiểm soát chi qua KBNN Sa Pa nói riêng (nhất là đối với khối ngân sách xã, phường). Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương và mục đích, ý nghĩa của công tác kiểm soát chi, góp phân nâng cao nhận thức chung của người dân. Quán triệt quan điểm kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan đến sử dụng NSNN, chứ không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành KBNN. Làm cho các ngành, các cấp thấy rõ vai trò của mình trong quá trình lập, phân bổ, chi tiêu, kế toán, quyết toán các khoản chi NSNN. Từ đó, giúp cho các đơn vị thực hiện đúng những quy định, và giúp cho Kho bạc tránh được những “áp lực” trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó cũng phải tạo sự chủ động cho đơn vị trong việc sử dụng kinh phí NSNN cấp. Muốn giải quyết việc này, trước hết cơ quan Tài chính phải thực hiện việc xét duyệt, thẩm định dự toán, quyết toán cho các đơn vị sử dụng Ngân sách theo đúng trình tự, đúng chế độ quy định.

KBNN phải coi đơn vị sử dụng ngân sách vừa là khách hàng vừa là đối tượng kiểm soát chi. Đơn vị sử dụng ngân sách với tư cách là khách hàng, họ cần nhận được thái độ chăm sóc, cung cấp thông tin kịp thời từ KBNN. Tránh gây ách tác, phiền hà cho khách hàng. Với tư cách là đối tượng kiểm soát chi, KBNN cần phải kiên quyết kiểm soát chặt chẽ đúng nguyên tắc, không nể nang, né tránh.”

4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Sa Pa

4.2.1. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN

* Giải pháp hoàn thiện kiểm soát trước khi chi

KBNN Sa Pa đôn đốc các đơn vị sử dụng ngân sách nộp hồ sơ đúng thời gian, đủ thủ tục (cụ thể là vào đầu năm ngân sách trước thời gian đơn vị có nhu cầu chi tiêu). KBNN Sa Pa cần chỉ đạo cán bộ kiểm soát chi của bộ phận Kế toán nhà nước có thái độ kiên quyết đối với các trường hợp gửi hồ sơ ban đầu thiếu và không đúng thời gian quy định,từ chối cấp phát thanh toán trong các bước tiếp theo (trong khi chi)

* Giải pháp hoàn thiện kiểm soát trong khi chi

KBNN Sa Pa cần thông báo công khai thủ tục hành chính trong quy trình kiểm soát chi các nội dung thanh toán đến tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách. Giải pháp này sẽ giúp hạn chế đến mức tối đa việc thiếu hồ sơ, thủ tục thanh toán khi mang đến Kho bạc. Quy định rõ ràng thời gian tiếp nhận hồ sơ để kịp thời chuyển ngân hàng trong ngày, quy định hạn cuối cùng phải nộp hồ sơ đặc biệt là vào thời gian cuối năm ngân sách, khối lượng chứng từ lớn

Thường xuyên quán triệt tới cán bộ trực tiếp kiểm soát chi tại Phòng Kế toán Nhà nước – KBNN Sa Pa về vai trò trách nhiệm trong việc đối chiếu mẫu dấu chữ ký trên giấy rút dự toán ngân sách mà đơn vị sử dụng ngân sách mang đến thanh toán với mẫu dấu đã đăng ký tại KBNN Sa Pa. Nếu tạo được thói quen này, sẽ tránh được những rủi ro khi đơn vị giả mạo chữ ký của thủ trưởng đơn vị để rút quỹ ngân sách.

Việc đối chiếu số dư dự toán trước khi cấp phát thanh toán là một khâu rất quan trọng trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Sa Pa. Việc cán bộ kiểm soát chi buông lỏng trong quá trình đối chiếu dự toán trước khi hạch toán cấp phát cho đơn vị tạo kẽ hở cho đơn vị chi vượt dự toán đã giao. Vì thế KBNN Sa Pa cần có các chế tài quy định trách nhiệm rõ ràng đến từng cán bộ kiểm soát chi nếu để xảy ra trường hợp đơn vị chi vượt dự toán. Có các chế tài cụ thể có tính răn đe thì sẽ hạn chế được mức tối đa việc buông lỏng trong khâu đối chiếu dự toán với đơn vị sử dụng ngân sách.

Bên cạnh việc thanh toán các khoản chi cho đơn vị sử dụng ngân sách bằng hình thức chuyển khoản thì hệ thống KBNN Sa Pa cũng thanh toán các khoản chi tiền mặt theo các nội dung được phép chi tiền mặt tại quy định của Thông tư số 33/BTC-KBNN. Việc áp dụng triệt để các nội dung được phép chi tiền mặt theo quy định tại thông tư trên trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên tạo thành một lề lối làm việc đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. Có thái độ kiên quyết từ chối không thanh toán đối với các khoản chi tiền mặt không đúng đối tượng như chi mua sắm hàng hoá, chi mua sắm tài sản cố định, chi tiếp khách, ... Nếu thực hiện được giải pháp này sẽ giảm thiểu được tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Việc tách trả chứng từ kịp thời cho đơn vị sử dụng ngân sách là một yếu tố giúp cho việc đối chiếu số liệu giữa KBNN và đơn vị được chính xác, nhanh chóng và đúng thời gian quy định. Hàng ngày, sau khi đã hạch toán thanh toán cho các đơn vị, cuối ngày cán bộ kế toán bộ phận KTNN in liệt kê chứng từ, sau khi chấm khớp đúng chứng từ với liệt kê đã in (chi tiết mã quan hệ ngân sách, mục lục ngân sách, tài khoản đơn vị chuyển tiền ...) thì tách chứng từ đưa vào lưu trữ và trả cho đơn vị kịp thời ngay trong ngày, như thế sẽ giúp phát hiện được những sai xót cả phía đơn vị và cả trong quá trình hạch toán của KBNN và sẽ có những điều chỉnh kịp thời.

Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, các chế độ định mức chi tiêu của từng đơn vị và sự thay đổi trong các quy định về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN cũng theo đó mà có sự thay đổi theo từng thời kỳ. Vì vậy, nếu cán bộ kiểm soát chi thường xuyên tại bộ phận KTNN được cập nhật một cách có hệ thống và kịp thời các văn bản chế độ quy định trong quá trình kiểm soát chi qua KBNN thì sẽ là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, giảm tối đa việc chi không đúng định mức, chi sai chế độ của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Về cơ cấu tổ chức của KBNN Sa Pa: nên gộp nhiệm vụ kiểm soát chi chương trình mục tiêu từ nguồn dự toán chi thường xuyên về bộ phận KTNN KBNN Sa Pa để tập trung về một đầu mối giúp cho cán bộ kiểm soát chi theo dõi, nắm bắt được tình hình sử dụng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách được chính xác. Như này, cũng tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch tại một đầu mối là bộ phận KTNN, việc đối chiếu số liệu cũng tập trung vào một bàng biểu, không phải tách riêng chi chương trình mục tiêu và dự toán chi thường xuyên riêng.

* Giải pháp hoàn thiện kiểm soát sau khi chi

KBNN cần phải nhanh chóng thực hiện chức năng tổng kiểm toán NSNN. Như vậy việc kiểm soát trong khi chi mới có tác dụng hiệu quả nhất khi thống nhất được số liệu giữa việc cấp phát tại KBNN và số liệu quyết toán ngân sách hàng năm tại các đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời, phải ban hành các Quyết định về xử phạt hành chính khi các đơn vị sử dụng ngân sách có những vi phạm trong quá trình

hoàn thiện chứng từ sau khi đã cấp phát thanh toán tại Kho bạc và nội dung chi cụ thể tại đơn vị. Cán bộ kiểm soát chi của Kho bạc phải có chức năng kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ thu, chi của đơn vị. Có như vậy mới tránh được tình trạng hợp lý hoá chứng từ tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm chống đối cơ quan kiểm soát chi, đồng thời tránh được những sai xót mang tính hệ thống rất khó giải quyết về sau.

4.2.2. Tăng cường công cụ và kỷ luật của Kho bạc Nhà nước

Thực hiện chế độ đãi ngộ hợp lý, bảo đảm tăng thu nhập qua lương và thưởng nhằm tạo ra động lực kích thích mọi cán bộ công chức hăng say làm việc, phát huy tối đa trình độ, năng lực từng người. Mặt khác, bổ sung kịp thời những điều kiện vật chất để cán bộ yên tâm công tác, có quỹ phúc lợi để giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, động viên kịp thời. Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế xử phạt nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm sai chế độ, gây phiền hà cho đơn vị, khách hàng. KBNN Sa Pa cần nghiên cứu để áp dụng thưởng khi cán bộ phát hiện ra những sai phạm trong quá trình kiểm soát chi của đơn vị sử dụng ngân sách hoặc thưởng đối với những người có sáng kiến cải tiến trong thực hiện nhiệm vụ.

Đề ra quy chế, nội quy của cơ quan đặc biệt là đối với cán bộ trực tiếp kiểm soát chi. Có những chế tài xử lý nếu cán bộ kiểm soát chi vi phạm gây ảnh hưởng đến uy tín của Phòng và chất lượng của báo cáo như: xếp loại a, b,c tháng, quý, có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ có cải tiến sáng kiến kỹ thuật.

Quy định chế tài đối với các đơn vị sử dụng ngân sách khi có những sai phạm trong quá trình kiểm soát chi tại KBNN về định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định.

4.2.3. Nâng cao năng lực cán bộ kiểm soát chi

Ngay từ khâu tuyển dụng đầu vào KBNN Sa Pa cần có kế hoạch thông báo rộng rãi, tuyển các cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm soát chi tại bộ phận KTNN có trình độ đại học trở lên và ưu tiên là cán bộ nam đảm bảo thời gian công tác được liên tục không gián đoạn.

Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ KBNN Sa Pa và ưu tiên cho cán bộ trực tiếp kiểm soát chi.

Cổng thông tin điện tử của KBNN Sa Pa phải thường xuyên cập nhật các văn bản mới của Bộ Tài chính và của KBNN về định mức chi tiêu và các chế độ kiểm

soát chi kịp thời để cán bộ kiểm soát chi có thể nhanh chóng nắm bắt và áp dụng vào thực tế một cách cụ thể.

Thường xuyên tổ chức các buổi học tập theo chuyên đề nghiệp vụ trong phạm vi từng đơn vị KBNN nhằm trao đổi, bổ sung nâng cao kỹ năng thực tế trong các tình huống nghiệp vụ kiểm soat chi vướng mắc.

Đề bạt, cất nhắc những cán bộ có đủ năng lực và uy tín để nâng cao động lực về mặt tinh thần, phát huy được tiềm năng của đội ngũ nhân lực KBNN góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN một cách hiệu lực và hiệu quả.

Để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua kho bạc nhà nước sa pa, tỉnh lào cai (Trang 104)