Cơ cấu hộ nghèo theo nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 56)

Đơn vị: Hộ Năm Thiếu vốn Thiếu đất sản xuất Có người mắc tệ nạn xã hội Tai nạn rủi ro Đông người ăn theo Có người ốm đau, già yếu Khác (nhiều nguyên nhân)

2017 313 39 53 31 161 59 333

2018 309 37 31 29 146 67 199

2019 226 31 39 34 159 63 160

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh xã hội huyện Phù Ninh)

Theo bảng 3.6, nguyên nhân chủ yếu nhất của tình trạng nghèo trên địa bàn huyện là do thiếu vốn sản xuất, kinh doanh hoặc thiếu điều kiện tài chính để duy trì thu nhập và trang trải các chi phí thiết yếu cho sản xuất. Đây là thực trạng chung của hầu hết các hộ nghèo trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, tình trạng đói nghèo của huyện cũng rất phức tạp, hiện còn nhiều hộ đói nghèo do thiếu lương thực hay nhà dột nát, bệnh tật không đủ tiền chữa trị, không có đủ tiền cho con em đi học, do mất nguồn thu nhập, mất người lao động chính, do vay nợ tín dụng, ngân hàng, hoặc mắc vào các tệ nạn xã hội khác.

Các giải pháp giảm nghèo hiện nay thực chất căn cứ vào các yếu tố trên để cùng hộ vượt qua khó khăn bước đầu ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất hướng tới gia tăng thu nhập trong tương lai.

3.3. Thực trạng quản lý chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

3.3.1. Công tác xây dựng, ban hành, hướng dẫn tổ chức thực thi các văn bản về công tác giảm nghèo bền vững công tác giảm nghèo bền vững

3.3.1.1. Xây dựng, ban hành

Uỷ ban nhân dân huyện giao Phòng Lao động Thương binh - xã hội huyện là cơ quan thường trực tham mưu trong công tác tổ chức thực hiện về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Kế hoạch tổ chức thực hiện được xây dựng vào quý I dựa trên cơ sở báo cáo giảm nghèo của năm trước và tình hình thực tiễn tại địa phương; kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng năm và triển khai văn bản đến các phòng ban, ngành liên quan; các tổ chức chính trị - xã hội; 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Hàng năm UBND huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho các thành phần là các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo; Đài Truyền thanh; các đồng chí lãnh đạo UBND là trưởng Ban chỉ đạo giảm nghèo các xã, thị trấn; Cán bộ Lao động - Thương binh & xã hội; Trưởng khu dân cư trong toàn huyện.

Các văn bản, kế hoạch hướng dẫn tổ chức quản lý chính sách giảm nghèo bền vững đã được các cấp chính quyền ở cả trung ương và địa phương quan tâm xây dựng để đưa chính sách vào đời sống thực tiễn. Tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững và các kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, nhìn chung là kịp thời, bám sát với mục tiêu và nội dung của chính sách. Huyện đã ban hành các chính sách sau:

Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 06/06/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy và Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 20/12/2016 của Hội đồng nhân dân huyện về Công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Kế hoạch số 1380/KH-UBND ngày 30/12/2016 về việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

Quyết định số 3009/QĐ-UBND ngày 26/9/2018 của UBND huyện về thành lập Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Phù Ninh năm 2018.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có hiện tượng chính quyền các cấp vì chạy theo thành tích nên đã ban hành những văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện chưa phù hợp với những điều kiện về nguồn lực của địa phương. Mặt khác, trong quá trình quản lý điều hành còn lỏng lẻo nên đã dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí các nguồn lực của nhà nước và không thu hút được nguồn lực tại chỗ cho GNBV.

3.3.1.2. Công tác xây dựng hệ thống tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo

Hàng năm công tác giảm nghèo được huyện Phù Ninh thực hiện theo hướng xã hội hóa, kể đến là phong trào đăng ký thoát nghèo bền vững, nhận hỗ trợ hộ nghèo, phong trào gây Quỹ ngày vì người nghèo và các phong trào, hoạt động thiết thực của Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên đối với công tác giảm nghèo.

Phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội tiến hành cho vay ưu đãi cho hộ nghèo, Học sinh - sinh viên nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, cho vay đầu tư công trình nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg.

Thực hiện tốt các Chương trình lồng ghép để hỗ trợ, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi. Tổ chức tập huấn nhiều lớp khuyến nông (thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt);…

Xã hội hóa công tác giảm nghèo được nhân rộng, nhiều mô hình đã thu hút sự tham gia của toàn xã hội. Vai trò của Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức hội, đoàn thể được phát huy, các phong trào thi đua, những cách làm sáng tạo hỗ trợ cho các hội viên về phương pháp và kiến thức làm ăn để phát triển kinh tế. Phong trào nhận đỡ đầu, trao phương tiện sản xuất, giúp đỡ hội viên thoát nghèo bằng nhiều hình thức.

3.3.2. Công tác thực thi chính sách giảm nghèo bền vững

3.3.2.1. Về công tác tuyên truyền

Sau khi bản kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo được thông qua, các cơ quan nhà nước của huyện Phù Ninh tiến hành tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách và tính khả thi của chính sách... trong điều kiện hoàn cảnh nhất định để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời phổ biến, tuyên truyền chính sách còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách cũng như vai trò của chính sách giảm nghèo đối với đời sống xã hội để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.

Phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách giảm nghèo được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thực hiện, để mọi đối tượng cần tuyên truyền luôn được củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực tham gia vào thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng là người nghèo, hộ nghèo qua các phương tiện thông tin đại chúng v.v. Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động cho phù hợp với điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình. - Tập trung nguồn lực thực hiện

Nguồn lực con người: Tập trung cán bộ, công chức, các đối tượng của chính sách và các cá nhân khác trong xã hội tham gia vào quá trình triển khai thực hiện chính sách nhằm đưa chính sách vào đời sống xã hội. Nguồn lực này đòi hỏi đảm bảo về chuyên môn, trình độ và nghiệp vụ.

Xác định chủ thể của chính sách áp dụng: Hộ nghèo

Nguồn lực về tài chính: Huyện Phù Ninh trên cơ sở nguồn ngân sách được hỗ trợ và nguồn ngân sách huy động tiến hành phân chuyển đến các đối tượng theo quy định. Phân công trách nhiệm: Công tác chỉ đạo, điều hành đã được tổ chức thực hiện từ cấp huyện đến cơ sở dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp. Trong quá trình tổ chức thực hiện, có sự phối hợp tích cực của Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp: Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên.

3.3.2.2. Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo

a. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất là một cấu phần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Đây là hình thức hộ nghèo được vay vốn với lãi suất thấp từ ngân hàng chính sách xã hội.

Các chính sách tín dụng trực tiếp cho hộ nghèo được thực hiện chủ yếu thông qua Ngân hàng chính sách xã hội gồm 09 chương trình tín dụng dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác với mức lãi suất thấp. Bên cạnh các chương trình tín dụng trực tiếp cho giảm nghèo, các chương trình tín dụng khác phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng đã góp phần thúc đẩy quá trình giảm nghèo; Chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề.

Việc triển khai và tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và cận nghèo, huyện Phù Ninh đã kết hợp vận dụng 3 nhóm công cụ để triển khai chính sách đó là nhóm công cụ tài chính, hạ tầng và kỹ thuật. Cụ thể việc cung cấp tín dụng ưu đãi theo quy trình bao gồm 9 công đoạn trong đó có 5 công đoạn do Ban giảm nghèo các tổ chức xã hội thực hiện và 4 công đoạn thuộc về Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)