Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Phù Ninh so với tỉnh Phú Thọ và cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 52)

Đơn vị %

Năm 2017 2018 2019

Cả nước 6,7 5,23 4

Tỉnh Phú Thọ 8,81 7,4 5,58

Huyện Phù Ninh 3,38 2,74 2,33

(Nguồn: Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Thọ và UBND huyện Phù Ninh)

Kết quả điều tra rà soát cho thấy tỷ lệ đói nghèo, cận nghèo của cả huyện giảm đều qua các năm, từ 2017-2019 số hộ nghèo giảm đáng kể cụ thể bình quân trong 3 năm, mỗi năm giảm 0.5% cụ thể: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 3,38% với 992 hộ, đến

năm 2019 số hộ nghèo giảm còn 712 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 2,33%. Tỷ lệ cận nghèo năm 2017 là 2,33%, số hộ là 689 hộ; đến hết năm 2019 giảm còn 1,88% với 574 hộ. Có thể thấy, sau nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới theo đường lối chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng với các địa phương khác trong tỉnh và cả nước nói chung; nền kinh tế của huyện Phù Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng, các chủ trương lấp đầy đất canh tác, rộc, ruộng, nương, kiên quyết không để đất sản xuất trống mà huyện đề ra đã về đích trước và đạt kết quả cao so với kế hoạch. Đời sống nhân dân trong huyện từng bước được cải thiện, cả về vật chất lẫn tinh thần, tỷ lệ đói nghèo có chiều hướng giảm; tuy nhiên Phù ninh vẫn còn nghèo.

Bảng 3.5 dưới đây cho thấy kết quả về tỷ lệ hộ nghèo qua các năm từ 2017 đến năm 2019 của huyện Phù Ninh.

Bảng 3.5. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Phù Ninh (2017-2019)

TT Năm Tổng số hộ rà soát (hộ) Hộ nghèo Hộ cận nghèo T.Số hộ nghèo qua điều tra (hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%) T.Số hộ cận nghèo qua điều tra (hộ) Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 1 Năm 2017 29.218 989 3.38 682 2.33 2 Năm 2018 29.896 818 2.74 613 2.05 3 Năm 2019 30.528 712 2.33 574 1.88

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh xã hội huyện Phù Ninh)

So với toàn tỉnh, theo báo cáo của Sở lao động -Thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ, đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Phù Ninh là 3,38 %, đứng thứ 3 về tỷ lệ hộ nghèo sau Thành Phố Việt Trì 2,76%; Thị xã Phú Thọ 3,90% (tiếp theo là các huyện Lâm Thao 4,76%; Thanh Thủy 7,65%; Tam Nông 9,55%; Hạ Hòa 11,60%; Đoan Hùng 11,99%; Thanh Ba 12,28%; Thanh Sơn là 20,39%; Tân Sơn là 29,07%; Yên Lập 30,35%).

Quy mô nghèo theo vùng địa lý.

Với tổng số 16 xã và 1 thị trấn, tỷ lệ nghèo giữa hai khu vực Thành thị và nông thôn của huyện có sự chênh lệch rất lớn. Đây cũng là tình hình chung của mọi quốc gia và địa phương khác trong và ngoài tỉnh Phú Thọ. Do mức chuẩn đói nghèo tương đối thấp, mặt khác khu vực thành thị lại thuộc vùng đồng bằng, điều kiện kinh tế xã

hội vẫn cao hơn so với so với vùng nông thôn. Cho nên, tỷ lệ đói nghèo ở Thị trấn Phong châu, và các xã miền núi trung du của huyện (các xã giáp với Sông Lô) so với các xã, trong huyện chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều lần, nhất là so với các xã miền núi phía bắc của huyện, tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 của Thị trấn Phong Châu là 1,8 %, cận nghèo là 0,69 %, đến năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo là 1,51%, cận nghèo là 0,6%; trong khi đó trung bình các xã có tỷ lệ hộ nghèo ở mức từ 3- 5%; các xã có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo như Gia Thanh tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 vẫn còn chiếm tỷ lệ 3,97%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,59%; ngoài ra các xã Trạm Thản, Bình Phú, Lệ Mỹ, Trung Giáp, An Đạo và một số xã khác tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo vẫn còn khá cao.

Quy mô nghèo theo chuẩn cũ, chuẩn mới.

Theo quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015. Theo Quyết định này huyện Phù Ninh là huyện thuộc khu vực nông thôn miền núi quy định từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Quy mô nghèo đói theo tiêu chí mới cao hơn, chiếm tỷ lệ lớn hơn so với tiêu chí cũ. Do quy định về mức thu nhập đối với người nghèo của quy định mới cao hơn so với mức cũ, tức là khoảng thu nhập giới hạn đối với hộ nghèo rộng hơn làm lới lỏng số hộ đói nghèo dẫn tới số hộ cũng như tỷ lệ đói nghèo cao hơn so với tiêu chí cũ.

Về số hộ nghèo thuộc diện chính sách: Được sự quan tâm của các cấp ủy đảng chính quyền, số hộ nghèo đói thuộc diện chính sách của huyện đã giảm nhanh từ năm 2017 đến năm 2020, nhưng số hộ đói nghèo thuộc diện chính sách vẫn còn: năm 2017 là 424 hộ, năm 2018 giảm còn 261 hộ, năm 2019 giảm 217 hộ.

Để giúp đỡ những hộ chính sách sớm thoát khỏi cảnh đói nghèo, trong thời gian tới huyện Phù Ninh cần có những chính sách hỗ trợ nhiều hơn, quan tâm ưu tiên tạo điều kiện hơn nữa cho các hộ gia đình này để họ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống và có thể làm giàu, xứng đáng với sự cống hiến của họ cho đất nước. Phấn đấu ngày càng có nhiều hộ chính sách thoát khỏi cảnh đói nghèo nhằm thực hiện thật tốt phong trào "đền ơn đáp nghĩa " mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

3.2.1.2. Đặc điểm nghèo ở huyện Phù Ninh.

Thứ nhất, đối tượng hộ nghèo thường rơi vào nhóm hộ thuần nông, độc canh cây lúa và tự cung tự cấp, thiếu việc làm nghiêm trọng và việc làm thiếu hiệu quả,

thu nhập quá thấp, không có khả năng tích lũy và tái sản xuất giản đơn, chịu nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.

Thứ hai, nghèo đói ở huyện Phù Ninh thường là hậu quả trực tiếp của thiên tai, mất mùa, của điều kiện địa lý bất lợi; đa số người nghèo sinh sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khó khăn, như ở sâu trong núi cao, vùng xa trung tâm xã, do biến động của thời tiết (mưa to, bão, lốc xoáy, mưa đá, hạn hán…) khiến cho các điều kiện sinh sống và sản xuất của người dân càng thêm khó khăn. Đặc biệt, sự kém phát triển về hạ tầng cơ sở của các vùng nghèo đã làm cho các vùng, các xã, khu thôn này càng bị tách biệt với các vùng khác. Sự tách biệt đó đã làm cho người dân nghèo các vùng này khó có thể tự thoát nghèo, vì vậy họ thường xuyên cần được sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền các cấp và các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp, cá nhân.

Thứ ba, nghèo ở Phù Ninh luôn gắn liền với phong tục tập quán, phương thức canh tác lạc hậu. Nghèo là hiện tượng phổ biến ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, vùng nông thôn với trên 90% số người nghèo sinh sống ở khu vực này bị hạn chế về mặt địa lý, văn hóa, thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục…vì thế đây là nơi có trình độ dân trí thấp. Mặt khác họ bao gồm phần lớn là đồng bào dân tộc ít người, họ là những người có đời sống văn hóa phong tục tập quán lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây, vì vậy có thể nói việc thay đổi là không hề đơn giản.

Như vậy có thể khẳng định phong tục tập quán lạc hậu là biểu hiện của trình độ dân trí còn thấp luôn gắn với tập tục canh tác, địa hình đồi núi chia cắt, hiểm trở, đất đai canh tác sản xuất nông nghiệp hạn chế, sản xuất lạc hậu… và như vậy tình trạng nghèo đói thường xuyên xảy ra.

3.2.1.3. Nguyên nhân nghèo ở huyện Phù Ninh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo nói chung, đối với huyện Phù Ninh nguyên nhân đói nghèo tập trung vào các nhóm nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất nhóm các nguyên nhân thuộc về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Phù ninh là một huyện miền núi còn khó khăn về mọi mặt nhất là về cơ sở hạ tầng hệ

thống điện, giao thông, thủy lợi; vấn đề giao thông, đi lại giữa trung tâm xã với trung tâm huyện, tỉnh, giữa thôn bản với trung tâm xã vẫn còn khó khăn. Đất canh tác ít, chủ yếu là đất rừng, đồi núi lại phân bố không đồng đều, điều kiện sản xuất khó khăn, năng xuất thấp, nhiều hộ dân quá túng thiếu, nợ nần nên đã chuyển giao bớt ruộng đất, rừng trồng của mình để gán nợ hay để trang trải lương thực, thuốc men, học hành cho con cái…vì vậy nên không có phương tiện canh tác, càng làm cho cuộc sống khó khăn thêm.

Thứ hai, nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách. Trong nền kinh tế thị trường bên cạnh mặt tích cực, cũng còn có mặt hạn chế tồn tại sự phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp, phân phối không đều. Để giải quyết công bằng và hạn chế những mặt trái của kinh tế thị trường. Nhà nước đã có những cơ chế, chính sách kịp thời hỗ trợ các huyện, xã nghèo, đặc biệt khó khăn…

Thứ ba là nhóm các nguyên nhân thuộc về chủ quan của người nghèo. Do thiếu vốn sản xuất, thiếu việc làm: Qua phỏng vấn trực tiếp ở một số xã có tỷ lệ hộ ràng buộc… nên ít thu hút được người dân. Tỷ lệ thất nghiệp cao do cơ cấu chưa hợp lý, phát triển của các ngành chưa thực sự vững chắc…

Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: Do hậu quả để lại của các cuộc chiến tranh, các đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học, người bị tàn tật, người không có nơi nương tựa, người tự nhiên bị mất nguồn thu nhập, mất việc làm, vay nợ tín dụng, do vướng vào các tai tệ nạn xã hội, cờ bạc, rượu chè, đề đóm… đã làm cuộc sống của họ rơi vào cảnh túng thiếu đói nghèo.

Cơ cấu nghèo theo nguyên nhân tác động trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)