5. Bố cục của luận văn
4.3.4. Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội
Phối hợp với chính quyền để tham gia thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững; tăng cường các nội dung hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các phong trào giảm nghèo bền vững (như cuộc vận động gây Quỹ “Vì người nghèo”, tộc họ văn hóa, khu dân cư không có hộ nghèo…), phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới,... nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho Chương trình giảm nghèo bền vững. Thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với Chương trình.
Giải pháp quan trọng nhất tăng cường hiệu quả quản lý chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nay là việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự sâu sát cơ sở của các cơ quan chuyên môn, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp trong nắm bát tình hình hộ nghèo trên địa bàn, nắm được mong muốn cũng như định hướng cho người dân phát triển sản xuất, kinh tế hộ, giảm nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, nâng cao ý thức của người dân để không còn tình trạng xin “nghèo” để hưởng ưu đãi của Nhà nước, tạo thành tiền lệ xấu, dư luận trong xã hội cũng như tạo ra gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Sự nỗ lực của người dân mới thực sự mang lại kết quả giảm nghèo thật chất, đồng thời là thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả của chính sách.
Chính sách giảm nghèo bền vững được hiệp đồng thực hiện bởi rất nhiều chủ thể dưới sự quản lý, thực hiện của cơ quan chuyên môn và sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Do đó giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý chính sách giảm nghèo bền vững phải được thực hiện đồng bộ, toàn diện với trung tâm là người nghèo - đối tượng thụ hưởng.
KẾT LUẬN
Nghèo là một vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu, trong những năm qua nước ta coi vấn đề giảm nghèo là mục tiêu quan trọng xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong hơn ba mươi năm đổi mới và phát triển, chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều đề án, chương trình, giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nghèo xuống mức thấp nhất, cả hệ thống chính trị Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng, giảm nghèo, đã đạt được những kết quả to lớn và bền vững rất đáng tự hào, được nhân dân trong nước hưởng ứng mạnh mẽ, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của nước ta hiện nay vẫn còn cao, số huyện nghèo và xã đặc biệt khó khăn còn nhiều.
Phù Ninh là một huyện nông thôn của tỉnh Phú Thọ, trong những năm qua đã có những bước chuyển mình nhờ vào chính sách giảm nghèo của Chính phủ (Nghị quyết 30a/NQ- CP, Nghị quyết 80/NQ-CP) giúp khoảng cách về giàu nghèo được thu hẹp, nhiều hộ nghèo đã vươn lên làm giàu chính đáng. Ngân sách nhà nước tuy hạn hẹp nhưng đã cố gắng bố trí nguồn lực kết hợp với nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, các doanh nghiệp và địa phương để hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Điều này khẳng định đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng, Nhà nước và hiệu quả từ việc quản lý chính sách giảm nghèo bền vững thời gian quan. Công tác quản lý chính sách giảm nghèo bền vững từ lâu đã là nhiệm vụ bức thiết đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do đó việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu lý luận, thực trạng, thách thức trong quản lý chính sách giảm nghèo bền vững của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ là rất cần thiết để đề xuất giải pháp, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
Những thành công trong việc thực hiện quản lý chính sách giảm nghèo bền vững thời gian qua đã ghi nhận những nét khởi sắc trong cải thiện thu nhập cho hộ nghèo. Công tác giảm nghèo đã khẳng định vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển toàn diện về tăng trưởng kinh tế đất nước. Song song với những thành tích đạt được về công tác giảm nghèo vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và yếu kém chưa phát huy tối đa hiệu quả của các chương trình, kế hoạch, chính sách mà Đảng và nhà nước đã đề ra, đã làm hạn chế kết quả của những mục tiêu của các cấp chính quyền địa phương đặt ra trong việc hỗ trợ kinh tế cải thiện thu nhập cho người nghèo. Trong thời gian tới, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức, hội đoàn thể và sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là sự quyết tâm vươn lên của chính bản thân người
nghèo, triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, nhân rộng các mô hình có hiệu quả, tạo nên một phong trào sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Hơn thế nữa, thực hiện quản lý chính sách giảm nghèo bền vững không những là nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương mà còn là đạo lý, tình cảm sự tương thân, tương ái giữa con người với nhau và là trách nhiệm của mỗi cán bộ Đăng viên trong công tác giảm nghèo.
Tôi tin tưởng rằng với chính sách đổi mới của Đảng, sự năng động trong quản lý chính sách, sự cố gắng vươn lên từ chính xã nghèo, và sự tự lực của bản thân người nghèo. Các chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ sẽ đi vào cuộc sống nhân dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Hiệu quả công tác quản lý chính sách giảm nghèo bền vững ngày một được nâng lên, các tồn tại, hạn chế sẽ được khắc phục để mang lại kết quả cao nhất, mục tiêu tối thượng là hạnh phúc của nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Anh (2011), Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam - kiểm
định và so sánh, Nhà xuất bản Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội;
2. Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Tuyết Mai
(2011), Nghiên cứu tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam - kiểm định và
so sánh, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội;
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI, 2012), Nghị quyết số 15 -NQ/TW
ngày 1/6/2012, về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.
4. Bộ LĐTB&XH, UNDP (2013), Báo cáo nghiên cứu các mô hình giảm nghèo
của các đối tác quốc tế ở Việt Nam, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT
ngày 09-10-2017 hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
6. Bộ tài chính, Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15-02-2017 quy định quản lý
và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
7. Chính phủ, Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam, tháng 5/20127.
8. Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương (tháng 12/2012), Tác động của
chương trình 135 giai đoạn II qua lăng kính 2 cuộc điều tra đầu kỳ và cuối kỳ.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực
tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Nhà xuất bản. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 124 - 125
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
14. Châu Văn Hiếu (2015), Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ huyện
An Lão, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sỹ chính sách công, Hà Nội.
15. Ngô Thế Hiên, Tạ Hữu Nghĩa, Phạm Thị Mỹ Dung, Nguyễn Tiến Tới (2013),
Báo cáo đánh giá các mô hình phát triển sản xuất giảm nghèo bền vững và xây dựng cơ chế quản lý trong xây dựng và nhân rộng mô hình.
16. Nguyễn Thị Ngọc (2012), Xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Hà Nội.
17. Oxfam (2010), Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và người nghèo.
18. Oxfam (2013), Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng DTTS điển hình ở
Việt Nam, nghiên cứu trường hợp tại Hà Giang, Nghệ An và Đăk Nông.
19. Trương Văn Thảo (2015), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo
và tái nghèo của các hộ dân tại huyện Krông Nô, tỉnh Đăck Nông, Luận văn
thạc sỹ kinh tế, Hà Nội.
20. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg phê duyệt đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
21. Thủ tướng Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008
về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
22. Thủ tướng Chính phủ (2010), Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2010 về Định
hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020.
23. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 phê
duyệt chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015.
24. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 19/7/2013, Về
điều chỉnh mức vay đối với học sinh, sinh viên.
25. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/2/2013
Về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
26. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 28/2013/QĐ-TTg ngày 21/7/2015,
Về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo.
27. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn xã giai đoạn 2026-2020.
28. Nay Ni Ya (2017), Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk,
29. Lê Thanh Cường (2017), Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Điểm (2019), Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ Chính sách công, Hà Nội.
31. UNDP(1995), Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam,
Hà Nội.
32. Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh (2014), Quyết định số 7308/QĐ-UBND ngày
24/10/2014 về việc củng cố Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo huyện Phù Ninh giai đoạn 2012-2015 (Điều chỉnh Quyết định số 3608/QĐ-UBND ngày 23/9/2013).
33. Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh (2017), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
34. Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh (2018), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
công tác năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
35. Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh (2019), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.
36. Ủy Ban Thường vụ Quốc hội (2014), Báo cáo giám sát của đoàn giám sát việc
thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 tại 15 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội.
37. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tháng 4 /2010), Báo cáo kết quả giám sát “Việc
thực hiện xóa đói giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010); việc quản lý, lồng ghép các Chương trình MTQG và các dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn”.
38. Viện KHXH Việt Nam (VASS) (2011), Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và
thách thức, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.
Trang web 1. http://www.baolaocai.vn/nong-thon-moi/ket-qua-giam-ngheo-ben-vung-o- van-ban-z36n20200902104249319.htm 2. http://giamngheo.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/tinchitiet.aspx?tintucid=136809 3.http://documents.worldbank.org/curated/en/318311468127160128/pdf/749 100REVISED00nal000VN000160802013.pdf
PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ
(Đề tài “Quản lý chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”)
Họ tên người được phỏng vấn:…… ………. Thời gian điều tra:……….. Khu ……….Xã……….huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
I- NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HỘ ĐƯỢC PHỎNG VẤN
1.Họ tên chủ hộ:………. - Tuổi:………Giới tính:...……….. - Trình độ văn hóa: Cấp I Cấp II Cấp III
- Trình độ chuyên môn:
Không có Sơ cấp, Trung cấp Cao đẳng, Đại học, Cao học Đã qua đào tạo Chưa qua đào tạo
2. Thông tin về nhân khẩu
- Nhân khẩu trong gia đình:……….người. Trong đó: Trong độ tuổi lao động: ………… người
Ngoài độ tuổi lao động: ………… người
3. Loại hộ: Hộ nông nghiệp Hộ SXKD-DV Hộ kiêm
4. Theo phân loại hộ của địa phương: Nghèo Trung bình Khá, giàu
5. Thu nhập bình quân trong 01 tháng của hộ:
Dưới 3 triệu đồng Từ 3 đến 5 triệu đồng Trên 5 triệu đồng
II. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA HỘ
1. Theo ông (bà) các chính sách giảm nghèo có hiệu quả như thế nào đối với hộ? - Thu nhập 2019 so với 2017: Tăng Không đổi Giảm
- Việc làm: Tạo thêm Không đổi Giảm
- Quy mô sản xuất: Mở rộng thêm Không đổi Giảm
- Hiệu quả sản suất: Tăng Không đổi Giảm
- Tài sản trong nhà: Mua sắm thêm Không đổi Giảm
(tài sản bao gồm cả máy nông nghiệp)
2. Theo ông (bà) việc quản lý thực hiện các chính sách giảm nghèo ở địa phương có bám sát thực tiến địa phương không?
Có Không
3. Ông (bà) đánh giá kết quả quản lý thực hiện các chính sách giảm nghèo ở địa
phương có bám sát thực tiến địa phươngnhư thế nào?
Tốt Chưa tốt
4. Ông (bà) đánh giá độ tuổi của cán bộ BCĐ giảm nghèo của xã như thế nào? Thấp Phù hợp Cao
5. Ông (bà) đánh giá thái độ làm việc của cán bộ BCĐ giảm nghèo của xã như thế nào? Nhiệt tình, trách nhiệm Chưa tốt ...
Cụ thể:……… 6. Ông (bà) có đánh giá về hoạt động tổ chức dạy nghề nằm trong chương trình giảm nghèo của huyện như thế nào?
- Ông bà có tham gia học nghề nằm trong chương trình giảm nghèo của huyện không? Có Không
Nếu có, xin ông (bà) cho biết:
+ Ông (bà) cho biết chất lượng đào tạo như thế nào? Tốt Trung bình Kém
+ Ông (bà) cho biết thời lượng các lớp đào tạo nghề như thế nào? Dài quá Hợp lý Ngắn quá
+ Ông (bà) cho biết cơ sở vật chất của các lớp đào tạo nghề như thế nào? Đảm bảo Không đảm bảo ... + Sau học nghề Ông (bà) đã có việc làm ổn định không?
Có Không ...
+ Theo ông (bà) ngành nghề được đào tạo, việc làm được giới thiệu có phù hợp không? Có Không
* Số lao động trong gia đình Chính quyền, các tổ chức đoàn thể giới thiệu việc
làm….…..…?
III. ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN TỚI
1. Ông (bà) có nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình (bắt đầu, thay đổi hoặc mở rộng) trong thời gian tới không?
Có Không
Nếu có, tại sao:
Thay đổi cơ cấu kinh tế hộ gia đình Thay đổi quy mô sản xuất
Thay thế máy móc, nông cụ mới Có đủ điều kiện phù hợp