Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tập huấn kỹ thuật (lớp) 7 15 17
Giao vốn, cấp phát giống (đợt) 5 6 8
Chuyển giao kỹ thuật (lượt) 3 3 5
Số lao động được giải quyết (người) 11 8 9
(Nguồn: BC công tác giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020 huyện Phù Ninh)
Với nguồn dữ liệu trên đã phần nào thấy được việc định hướng người lao động theo sự phát triển kinh tế, nhưng số lao động được giải quyết vẫn còn hạn chế. Lý giải điều này, có thể kể đến đó là sự phát triển các khu công công nghiệp, các công ty , xí nghiệp khiến một phần lớn lao động tham gia, giảm đi nguồn lao động cho các công tác nông nghiệp, lâm nghiệp và chưa thực sự quan tâm đến tiểu thủ công nghiệp. Công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật thực tế chưa mang hiệu quả cao, mang tính một màu và lồng ghép khiến người dân cũng không tích cực tham gia trong việc tập huấn. Cán bộ chuyển giao kỹ thuật vẫn còn lúng túng, chưa hướng dẫn một cách triệt để, làm cho người dân bị bỏ ngỏ. Hơn nữa, công tác chuyển giao thực tế vẫn chậm hơn và chưa có điều kiện thích ứng, chỉ triển khai một lần.
Hầu hết các địa phương đã triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo đặc điểm của địa bàn. Ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cho người nghèo. Việc giao vốn, cấp phát giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ sản xuất thường chậm so với thời điểm mùa vụ, một số chưa phù hợp với địa bàn dẫn đến hiệu quả đạt thấp; thủ tục và thời hạn thanh quyết toán theo từng năm nên khó thực hiện hỗ trợ các loại hình sản xuất có thời gian dài hơn 1 năm (cây ăn quả, cây công nghiệp…).
c. Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên cả nước. Nhằm mang lại hiệu quả cho người nghèo đáp ứng với nhu cầu phát triển của thị
trường. Huyện Phù Ninh áp dụng theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Thực hiện tốt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong 3 năm đã tổ chức được 13 lớp cho 447 học viên có kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, hàn xì, điện,... Ngân hàng chính sách xã hội đã cho 1.600 lượt hộ nghèo vay vốn với tổng số tiền là: 45.900 triệu đồng. Hỗ trợ sản xuất cho các hộ nghèo thuộc xã Gia Thanh theo quy định.
Trong những năm qua với sự phát triển của các khu công nghiệp, xí nghiệp, và dự án phát triển kinh tế tại địa phương nói riêng và Phú Thọ nói chung, huyện Phù Ninh cũng đã chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng với nhu cầu lao động thị trường. Số lượng đào tạo nghề tăng lên giúp trang bị nguồn kiến thức cho lao động. Bên cạnh đó là giúp người lao động tìm được việc làm thông qua việc giới thiệu, liên kết với các xí nghiệp, công ty để tìm việc làm, giải quyết được một lượng lớn lao động nhàn rỗi, đây cũng là nguyên nhân hạn chế được tình trạng mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, đóng góp tăng trưởng tỷ trọng các ngành công nghiệp - thương mại dịch vụ.
Xuất khẩu lao động được xem là một giải pháp quan trọng giúp hộ nghèo giải quyết việc làm, có thu nhập ổn định. Tuy nhiên những năm gần đây số người đi XKLĐ giảm; vì do thị trường lao động một số nước có thu nhập thấp (Malaysia). Đối với các nước có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản thì trình độ lao động không đáp ứng được nhu cầu; nguồn vốn vay bảo lãnh hợp đồng lao động quá cao, người nghèo không dám mạo hiểm vay để đi XKLĐ sang các thị trường lao động này.
Bảng 3.9. Thống kê hộ nghèo được hỗ trợ GĐ - ĐT & dạy nghề Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng đào tạo nghề (người) 263 382 311
Lớp đào tạo nghề (lớp) 8 11 7
Tư vấn và giới thiệu việc làm nước ngoài
(XKLĐ) (người) 5 10 7
Tư vấn và giới thiệu việc làm tại địa
phương (người) > 370 >1000 >700
(Nguồn: BC công tác giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020 huyện Phù Ninh)
Bên cạnh đó, huyện Phù Ninh còn áp dụng Nghị định số 86/2015/NĐ-CP “quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021”. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách này cho học sinh nghèo ở các cấp, bậc học theo quy định; tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nhất là sinh viên thuộc hộ nghèo; khuyến khích xây dựng và mở rộng “quỹ khuyến học”. Hàng năm bố trí trao học bổng, trao quà nhân dịp Tết nguyên đán cho học sinh nghèo có thành tích. Trong 5 năm đã miễn, giảm học phí cho gần 5.000 lượt học sinh (trong đó có gần 2.000 lượt học sinh thuộc hộ nghèo) với kinh phí gần 7 tỷ đồng.
Việc áp dụng chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho con em có điều kiện theo học tại các trường, đào tạo ra nguồn lao động trong tương lai đáp ứng theo yêu cầu xã hội, tránh tình trạng thiếu hụt về kiến thức. Miễn, giảm, hỗ trợ học phí giúp người dân giảm đi gánh nặng cho việc cho con cái đến trường, họ vừa đảm bảo được việc học cho con và cuộc sống hiện tại.
Bảng số liệu cho thấy một lực lượng lao động tương lai đã được dự nguồn, các em được tham gia học tập tại các trường nhiều hơn.