Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại tổng công ty giấy việt nam (Trang 110 - 123)

5. Kết cấu của luận văn

4.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước

- Kiến nghị Bộ Công thương đề xuất Quốc hội, Chính Phủ ban hành các chính sách tạo điều kiện cho ngành giấy trong nước phát triển ổn định, bền vững, lành mạnh, cụ thể như sau:

+ Trong giai đoạn 2016-2019, các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước nói chung và VINAPACO nói riêng gặp nhiều khó khăn do cơ chế thị trường. Thị trường giấy hàng năm đều có tăng trưởng, tuy nhiên ngành giấy trong nước đang dần mất thị phần ngay tại Việt Nam do cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm giấy nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan… Dây chuyền sản xuất chính của VINAPACO là công trình hữu nghị đầu tư không hoàn lại của Nhà nước và nhân dân Thụy Điển được xây dựng từ những năm 1980 đến nay đã cũ, mặc dù hàng năm đều được đầu tư nâng cấp một số bộ phận nhưng không đồng bộ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu ngày càng tăng cao. Do đó VINAPACO khó có thể cạnh tranh với các đơn vị sản xuất giấy nước ngoài với công nghệ sản xuất tiên tiến. Vì vậy, Bộ Công thương cần đề xuất Chính Phủ ban hành các chính sách, chỉ thị như: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đối với các đơn vị hành chính trong nước cần ưu tiên sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất…

+ Trong giai đoạn 2016-2019, VINAPACO gặp nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Tuy nhiên, nguyên nhân chính do VINAPACO và Ngân hàng Phát triển Việt Nam không xác định được mức lãi suất cho vay. Cụ thể, tại Khoản 1 - điều 9 - Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về Tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định: “Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 05 năm trong thời gian 01 năm trước thời điểm công bố lãi suất theo quy định tại Nghị định này cộng (+) tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Bộ Tài chính trình Thủ tướng

Chính phủ quyết định tỷ lệ chi phí quản lý ổn định trong thời kỳ 03 năm, đảm bảo cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đủ nguồn kinh phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Trường hợp có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động phù hợp.” Như vậy, 02 chỉ tiêu để xác định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư là “mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 05 năm trong thời gian 01 năm trước thời điểm công bố lãi suất” và “tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ trong thời kỳ 03 năm.” Tuy nhiên, trong một số thời điểm Ngân hàng Phát triển không phát hành thành công trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 05 năm, dẫn đến tình huống không có lãi suất tham chiếu để tính toán lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. Đồng thời, việc áp dụng “tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro do Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ trong thời kỳ 03 năm” sẽ không phù hợp khi làm căn cứ tính lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển vì dự phòng rủi ro trong tỷ lệ chi phí này bao gồm cả dự phòng rủi ro của các khoản dư nợ cũ, trong khi đó, về nguyên tắc khi xác định lãi suất, chỉ tính phần dự phòng rủi ro cho các khoản giải ngân mới. Do đó, xác định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định trên cần được quy định lại trong Nghị định mới để đảm bảo sự phù hợp và tạo tính chủ động cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong quá trình thực hiện. Do vậy, Bộ Công thương cần đề xuất Chính Phủ xem xét, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn nêu trên trong việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng của Nhà nước để VINAPACO có nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy trong giai đoạn tiếp theo.

+ Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước: Công ty mẹ VINAPACO là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, do đó khi thiết lập và vận hành hệ thống KSNB tại VINAPACO chịu sự chi phối rất lớn của cơ chế, chính sách quản lý do Nhà nước ban hành đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước. Để tạo cơ sở cho VINAPACO hoàn thiện hệ thống KSNB thì Nhà nước cũng cần phải tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý theo các hướng sau:

• Luật hóa các quy định dưới luật về quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Đến thời điểm hiện nay pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà

nước nói chung và quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước nói riêng vẫn đang tồn tại dưới hình thức là các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà chưa được điều chỉnh bởi một cơ sở Luật.

• Ban hành quy định hướng dẫn trình tự, thủ tục ban hành quyết định của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp. Hiện nay việc ban hành quyết định của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp vẫn tồn tại dưới hình thức quyết định hành chính. Cần phải sửa đổi điều này nhằm đảm bảo cách thức tác động của chủ sở hữu Nhà nước vào quyết định của doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn Nhà nước giống như cách thức tác động của chủ sở hữu tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

• Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước để thực sự tạo quyền chủ động cho các doanh nghiệp này trong trả lương, thưởng gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động, tạo điều kiện thu hút lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp cao.

- Đề nghị Bộ Công thương sớm ban hành và phê duyệt Đề án tái cơ cấu VINAPACO trong giai đoạn tiếp theo: Như đã nêu tại Phần 4.2.1.2, cơ cấu tổ chức của VINAPACO giai đoạn 2016-2019 và hiện nay quá cồng kềnh dẫn đến chi phí hoạt động thường xuyên rất lớn đồng thời công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát bị dàn trải, không tập trung. Để có cơ sở triển khai giải pháp về “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức”, Bộ Công thương cần ban hành và phê duyệt Đề án tái cơ cấu VINAPACO trong giai đoạn tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) http://www.vinapaco.com.vn (Trang thông tin điện tử của VINAPACO).

2) GS.,TS Vương Đình Huệ (chủ biên) (2004), Giáo trình kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3) Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (chủ biên) (2008), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

4) TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu (đồng chủ biên) (2013), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội.

5) Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.

6) Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

7) Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020.

8) Chính phủ (2015), Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. 9) Chính phủ (2018), Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

10) Chính phủ (2014), Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

11) Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.

12) Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về việc Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

13) ACCA (2013), Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá rủi ro trong doanh nghiệp, Bài giảng tại lớp Kiểm toán nội bộ, Hà Nội.

14) Nguyễn Thị Lan Anh (2014, Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

15) Đinh Hoài Nam (2016), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

16) Nguyễn Thanh Thủy (2017), Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

17) Nguyễn Tố Tâm (2013), Hoàn thiện tổ chức kiểm soát đối với tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

18) Bộ Công thương (2017), Quyết định số 2565/QĐ-BCT ngày 06/7/2017 về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam. 19) Bộ Công thương (2019), Quyết định số 293/QĐ-BCT ngày 16/4/2019 về việc

ban hành Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

20) Tổng công ty Giấy Việt Nam (2014), Quyết định số 107/QĐ-GVN.HN ngày 28/4/2014 về việc ban hành Quy chế quản lý công nợ của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

21) Tổng công ty Giấy Việt Nam (2016), Quyết định số 216/QĐ-GVN.HN ngày 21/6/2016 về việc ban hành Quy chế mua sắm hàng hóa, dịch vụ của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

22) Tổng công ty Giấy Việt Nam (2017), Quyết định số 284/QĐ-GVN.HN ngày 05/10/2017 về việc ban hành Quy chế phân cấp giữa Hội đồng thành viên với Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam.

23) Tổng công ty Giấy Việt Nam (2017), Quyết định số 293/QĐ-GVN.HN ngày 16/10/2017 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ Tổng công ty Giấy Việt Nam.

24) Tổng công ty Giấy Việt Nam (2018), Quyết định số 174/QĐ-GVN.HN ngày 06/7/2018 về việc Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 216/QĐ-GVN.HN ngày 21/6/2016 về việc ban hành Quy chế mua sắm hàng hóa, dịch vụ của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

25) Tổng công ty Giấy Việt Nam (2019), Quyết định số 163/QĐ-GVN.HN ngày 23/7/2019 về việc Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 107/QĐ-GVN.HN ngày 28/4/2014 về việc ban hành Quy chế quản lý công nợ của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý và tổ chức hệ thống KSNB của VINAPACO

Phụ lục 3.2 Các Công ty thành viên của VINAPACO Phụ lục 3.3 Sơ đồ tổ chức công tác kế toán tại VINAPACO

Phụ lục 3.4 Sơ đồ thủ tục các quá trình liên quan đến khách mua hàng tại VINAPACO

Phụ lục 3.1

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA VINAPACO

(Nguồn: Ban Tổ chức VINAPACO)

-15 Công ty Lâm nghiệp -CT Giấy Tissue Sông Đuống -CT Thiết kế lâm nghiệp

-Chi nhánh VINAPACO tại TP Hồ Chí Minh -Chi nhánh VINAPACO tại TP Đà Nẵng -Chi nhánh VINAPACO tại TP Hà Nội -Ban QLDA Nhà máy Bột giấy Phương Nam

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN 7 ĐƠN VỊ SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ -Nhà máy Giấy -Nhà máy Điện -Nhà máy Hóa chất -Nhà máy Chế biến gỗ -Xí nghiệp Bảo dưỡng -Xí nghiệp Vận tải -Xí nghiệp dịch vụ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

KIỂM SOÁT VIÊN

KẾ TOÁN TRƯỞNG

02 ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP 7 CÔNG TY LIÊN KẾT

-CTCP Tập đoàn Tân Mai -CTCP In Phúc Yên -CTCP Sắn Sơn Sơn -CTCP Giấy BBP

-CTCP Tân Mai Tây Nguyên -CTCP Tân Mai Miền Trung

-CTCP Giấy Thanh Hóa

21 ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC

BAN KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ

-Cty TNHH MTV Nguyên liệu giấy Miền Nam

-Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy

12 PHÒNG BAN -Văn phòng -Tổ chức lao động -Tài chính kế toán -Kế hoạch -Xây dựng cơ bản - Lâm nghiệp -Kỹ thuật

- Vật tư nguyên liệu - Thị trường

- Tổng kho - Điều độ

- Kinh doanh và Xuất nhập khẩu

Phụ lục 3.2

THÔNG TIN VỀ CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN CỦA VINAPACO

(Nguồn: BCTC hợp nhất VINAPACO năm 2018, 2019)

Bảng 1: Vốn đầu tư của chủ sở hữu tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc, công ty con do VINAPACO đầu tư 100% vốn

STT Tên đơn vị

Vốn góp nhà nước của VINAPACO GVN tại thời điểm 0h ngày 01/01/2018

(VND)

Vốn góp nhà nước của VINAPACO GVN tại thời điểm 0h

ngày 01/01/2019 (VND)

Vốn góp nhà nước của VINAPACO GVN tại thời điểm 0h

ngày 01/01/2020 (VND)

Tỷ lệ nắm giữ

(%)

I Công ty hạch toán phụ thuộc

1 Công ty Giấy Tissue Sông Đuống 53.991.482.615 60.855.242.472 71.589.743.150 100% 2 Chi nhánh VINAPACO tại TP Hà Nội 29.099.974.313 32.959.672.804 25.315.210.216 100% 3 Chi nhánh VINAPACO tại TP Đà Nẵng 6.631.358.205 6.631.358.205 6.631.358.205 100% 4 Chi nhánh VINAPACO tại TP Hồ Chí Minh 15.188.479.313 15.188.479.313 15.188.479.313 100% 5 Công ty Thiết kế Lâm nghiệp 821.900.001 821.900.001 821.900.001 100% 6 Ban Quản lý dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam 100% 7 Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham 3.608.768.703 3.608.768.703 3.608.768.703 100% 8 Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo 2.580.139.551 2.583.484.551 2.583.484.551 100% 9 Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo 3.331.109.180 3.331.109.180 3.331.109.180 100% 10 Công ty Lâm nghiệp Tân Thành 4.102.540.465 4.104.208.465 4.102.540.465 100% 11 Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên 5.434.950.582 5.434.950.582 5.442.735.582 100% 12 Công ty Lâm nghiệp Tân Phong 6.264.112.510 6.298.754.418 6.299.254.818 100% 13 Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng 4.199.962.816 4.199.962.816 4.199.962.816 100%

STT Tên đơn vị

Vốn góp nhà nước của VINAPACO GVN tại thời điểm 0h ngày 01/01/2018

(VND)

Vốn góp nhà nước của VINAPACO GVN tại thời điểm 0h

ngày 01/01/2019 (VND)

Vốn góp nhà nước của VINAPACO GVN tại thời điểm 0h

ngày 01/01/2020 (VND)

Tỷ lệ nắm giữ

(%)

14 Công ty Lâm nghiệp Thanh Hòa 2.630.574.885 2.634.470.885 2.634.470.885 100% 15 Công ty Lâm nghiệp Sông Thao 2.867.527.505 2.867.527.505 2.867.527.505 100% 16 Công ty Lâm nghiệp Yên Lập 4.075.063.641 4.113.889.985 4.144.799.058 100% 17 Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn 6.034.660.605 6.038.944.905 6.038.944.905 100% 18 Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài 4.813.068.290 4.820.859.290 4.820.859.290 100% 19 Công ty Lâm nghiệp Tam Thắng 6.113.660.198 6.174.102.652 6.174.102.652 100% 20 Công ty Lâm nghiệp Tam Thanh 8.537.797.296 8.585.355.301 8.459.888.052 100% 21 Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch 3.218.840.727 3.221.927.727 3.221.927.727 100% 22 Công ty Chế biến và Xuất nhập khẩu Dăm mảnh 1.482.430.418 100%

II Đơn vị sự nghiệp

Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy 1.635.808.749 1.635.808.749 1.635.808.749 100%

III Công ty con

Công ty TNHH MTV Nguyên liệu Giấy Miền Nam 21.919.612.617 21.919.612.617 21.919.612.617 100%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại tổng công ty giấy việt nam (Trang 110 - 123)