Tổ chức Hội thi, giao lưu trong năm học

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG Năm học 2021-2022 (Trang 42 - 47)

V. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1 Thực hiện việc đổi mới đánh giá học sinh

14. Tổ chức Hội thi, giao lưu trong năm học

Giáo viên:

- Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường tổ chức từ tháng 10 đến tháng 11/2021

- Giao lưu Tiếng Anh (khối 3, 4, 5) tháng 12/2021

- Giao lưu Em yêu thắch toán, Tiếng Việt, Mỹ thuật (khối 3, 4, 5); Viết chữ đẹp (khối 1, 2, 3, 4, 5) tháng 10/2021

- Sân chơi giáo dục trực tuyến Trạng Nguyên Tiếng Việt ( từ lớp 1 đến lớp 5) - Olympic tiếng Anh trên Internet (Tiếng Anh IOE).

- Giao lưu Mỹ Thuật tháng 10/2021 - Rung chuông vàng tháng 11/2021

* Cấp trường: Địa điểm: Tại trường trường TH 1-5 TT Vị Xuyên. 15. Phát triển nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

15.1. Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học tắch cực; Tổ chức các chuyên đề và Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; Tổ chức thực hiện chuyên đề và Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; Tổ chức thực hiện điều chỉnh nội dung kế hoạch bài dạy.

a. Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học tắch cực

Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành tố tắch cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học.

Giáo viên vận dụng những ưu điểm của mô hình trường tiểu học mới để áp dụng vào dạy học theo sách giáo khoa hiện hành.

Tiếp tục triển khai dạy học theo phương pháp ỘBàn tay nặn bộtỢ đối với khối lớp từ lớp 2, 3 môn TNXH, khối lớp 4, 5 môn Khoa học.

Thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới. Khuyến khắch giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tắch cực như ỘDạy học theo dự ánỢ, ỘBản đồ tư duyỢ, Ầ vào dạy học để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Soạn, giảng lồng ghép QPAN, tư tưởng Hồ Chắ Minh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường. Đưa văn hóa dân tộc, lịch sử, địa lý địa phương vào giảng dạy.

Tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tắch cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tắnh chủ động, tắch cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học;

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định đánh giá học sinh tiểu học. Nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của

nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập, ...

Thực hiện dạy học gắn kết giữa kiến thức được học với vận dụng vào cuộc sống; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh. Lồng ghép, tắch hợp giáo dục đạo đức, xây dựng thói quen hình thành nhân cách; tăng cường giáo dục pháp luật; giáo dục nhận thức về quyền của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tắch; trú trọng giáo dục kĩ năng sống; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; Bảo vệ môi trường; Bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khắ hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục an toàn giao thôngẦ

Duy trì tốt nề nếp dạy học, thực hiện dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng để đổi mới phương pháp dạy học.

Hàng tháng Ban giám hiệu, tổ trưởng dự giờ, kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.

b. Xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Đối tượng: Toàn bộ GV trực tiếp giảng dạy các môn học từ khối lớp 1 đến khối lớp 5.

Nội dung: Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) các môn học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo tiến trình tổ chức các hoạt động trong bài dạy như sau: (1) Khởi động, (2) Khám phá kiến thức mới. (3) Luyện tập, thực hành. (4) Vận dụng.

* Ghi chú: Hai đ/c PHT trực tiếp dự Sinh hoạt chuyên môn tổ, hướng dẫn, chỉ đạo việc soạn, giảng đối với từng môn học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực (Bắch: Khối 4, 5; Hồng: khối 1,2, 3).

c. Tổ chức hội thảo về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

* Đối với tổ chuyên môn:

- Tắch cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các tổ chuyên môn trong nhà trường 2 lần/tháng, trong đó có 1 lần sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

- Nội dung SHCM tập trung vào các nội dung: Đánh giá HS theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT; Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT; Chương trình tổng thể và chương trình các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Rèn nền nếp lớp học; kiểm tra chất

lượng, sản phẩm của HS; Sinh hoạt chuyên môn mới; Dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS; Vận hành và dạy tiết đọc thư viện thân thiện ...

- Hội thảo: + Khối lớp 1, 2: mỗi môn học tối thiểu tổ chức 1 lần/năm học.

+ Khối 3 đến khối 5: tối thiểu tổ chức 3 lần/năm học kết hợp tổ chức chuyên đề.

* Cấp trường: Sinh hoạt chuyên môn 1 lần/tháng. - Đ/c Bắch các tháng 9, 11, 1, 3, 5

- Đ/c Hồng các tháng 10, 12, 2, 4

- Hội thảo: Tổ chức 2 lần/năm học kết hợp tổ chức chuyên đề, cụ thể: + Lần 1: Thời gian: Tháng 9/2021

Chủ trì: Đ/c Ngô Ngọc Bắch

Chuyên đề: Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học về soạn, giảng theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh (môn Toán lớp 5).

+ Lần 2: Thời gian: Tháng 10/2021 Chủ trì: Đ/c Lương Thị Hồng

Chuyên đề: Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học về soạn, giảng

theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh (Môn tập đọc lớp 3) d. Tổ chức thực hiện điều chỉnh nội dung kế hoạch bài dạy

Giao quyền tự chủ cho giáo viên trong xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục mà trọng tâm trong việc thực hiện chương trình, điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.

Tham gia giảng dạy các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải đăng kắ nội dung điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi về kế hoạch dạy học, soạn giảng ở từng bài học/ hoạt động chưa phù hợp.

Giáo viên dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, phù hợp với trình độ học sinh.

Tổ trưởng tổng hợp để xuất điều chỉnh nội dung chương trình của các giáo viên trong tổ với nhà trýờng và thực hiện điều chỉnh bổ sung trong các tuần.

15.2. Công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với CBQL, GV trong năm học:

Thực hiện theo kế hoạch số 01/KHBDTX-TrTH1-5 về Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý Năm học 2021 Ờ 2022

Mỗi giáo viên tự xây dựng kế hoạch cá nhân và bám vào kế hoạch để bồi dưỡng.

Tổ chức đánh giá kết quả tự bồi dưỡng của giáo viên vào cuối năm học.

15.3. Đánh giá chuẩn nghề nghiệp CBQL, GV trong năm học

Thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp CBQL, GV trong năm học 2021-2022 đối với GV theo thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 08 năm 2018 về việc ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở GDPT; Đánh giá theo 5 tiêu chuẩn.

Đối với CBQL theo thông tư 14/2018, ngày 20 tháng 07 năm 2018 về việc ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDPT;

15.4. Những quy định về công tác chuyên môn và công tác báo cáo trong năm học

a. Những quy định về công tác chuyên môn * Tổ chuyên môn:

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác.

Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục.

Tổ chức SHCM, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề theo đúng quy định hiệu quả, không hình thức.

Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; BDTX và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

* Đối với giáo viên:

- Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Phải học thực chất và dạy thực chất.

Các tiết dạy đều phải chuẩn bị và sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm.

Đảm bảo ngày công làm việc trong năm học. Lên lớp đúng giờ, đúng tiết, không được phép tùy tiện tự ý đổi tiết, bỏ lớp học, bỏ tiết dạy, đi muộn về sớm, cắt xén chương trình.

Giảng dạy, kiểm tra, xếp loại học sinh theo đúng quy định. Quy trình đánh giá phải chắnh xác, công bằng, khách quan, tuyệt đối không được chê bai, nhận xét phải theo hướng tắch cực, tôn trọng sự tiến bộ của học sinh.

Tham gia vào các tiết dạy chuyên đề của các cấp. Tắch cực SHCM theo hướng nghiên cứu bài học.

Nắm bắt thông tin kịp thời, báo cáo chắnh xác, đúng thời gian quy định của chuyên môn, của trường khi có yêu cầu.

Giáo viên thường xuyên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cải tiến phương pháp giảng dạy.

Quan tâm phụ đạo học sinh chưa tắch cực tham gia vào hoạt động học tập, bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Có kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh hòa nhập (nếu có).

Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh theo đúng TT 30, TT 22, TT 27 đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm trong hè, phải ở lại lớp, hoàn thành học bạ học sinh.

b. Về thực hiện chế độ báo cáo

Hoàn thiện đầy đủ, kịp thời tất cả các báo cáo với cấp trên đúng thời gian quy định.

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG Năm học 2021-2022 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)