- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có quyết định chuẩn y BCH Chi đoàn
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Tiếp tục duy trì việc sử dụng đồ dùng dạy học đầy đủ và có hiệu quả. Tổ chức chuyên đề nâng cao chất lượng sử dụng đồ dùng dạy học.
- Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học bổ sung.
- Nhà trường có kế hoạch mua sắm đồ dùng dạy học thay thế những loại bị hư hỏng và bổ sung thêm.
- Hàng năm có kế hoạch xây dựng kinh phí hỗ trợ cho giáo viên.
5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt:
Không đạt: Không đạt: Không đạt:
5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt:
Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục. Tiêu chí 4. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
b) Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đã đề ra
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1. Mô tả hiện trạng:
a) Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Đầu năm học nhà trường lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thực hiện theo đúng qui định. [H4.4.04.01]. (Theo phân công chuyên môn, PPCT)
b) Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đã đề ra;
- Giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội, chi đoàn lên kế hoạch giảng dạy và nội dung của chủ đề sinh hoạt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đúng theo PPCT
[H4.4.04.02]. (giáo án của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và kế hoạch của Chi
đoàn và Liên đội)
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Mỗi học kỳ ban Giám hiệu nhà trường tổ chức kiểm tra hồ sơ của giáo viên chủ nhiệm rà soát đánh giá rút kinh nghiệm cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để học kỳ tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn [H4.4.04.03]
- Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa thật phong phú, chưa thu hút tự nguyện tham gia của học sinh.
- Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động này còn ít.
[H4.4.04.01].[H4.4.04.02].[H4.4.04.03]
2. Điểm mạnh:
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện liên tục và đạt hiệu quả. - Có sự phối kết hợp đồng bộ của các tổ chức trong nhà trường.
- Thực hiện đúng, đủ theo qui chế chuyên môn.
3. Điểm yếu:
- Tuy nhiên một số giáo viên còn hạn chế về năng khiếu hoạt động, kế hoạch còn đơn điệu chưa phong phú, khả năng giao tiếp của học sinh còn yếu.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Lãnh đạo nhà trường, tổ chức Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp nhịp nhàng hơn nữa. Các kế hoạch hàng tháng cần cụ thể, phong phú về nội dung và hình thức hoạt động.
5. Tự đánh giá:
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt:
Không đạt: Không đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt:
Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục
Tiêu chí 5. Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
a) Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công, theo quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định khác;
b) Mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ được giao
c) Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm tự rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp; có báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác chủ nhiệm lớp với Hiệu trưởng nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
a) Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công, theo quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định khác;
- Tất cả giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện đúng nhiệm vụ và trách nhiệm được qui định tại khoản 2 điều 31 của Điều lệ trường trung học ngày 02 tháng 04 năm 2007
[H4.4.05.01]
b) Mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ được giao
- Đầu năm học nhà trường đã thống nhất các nội dung trong sổ chủ nhiệm sổ chủ nhiệm.[H4.4.05.02] ( Biên bản họp hội đồng)
- Nội dung sổ chủ nhiệm được giáo viên ghi chép đầy đủ và được lãnh đạo duyệt, ký đóng dấu. Đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm nhiệt tình, bám sát lớp, kịp thời nắm bắt được hoàn cảnh của từng đối tượng học sinh trong lớp, đưa ra nhiều biện pháp giáo dục phù hợp.[H4.4.05.03] ( Hồ sơ chủ nhiệm của giáo viên).
c) Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm tự rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp; có báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác chủ nhiệm lớp với Hiệu trưởng nhà trường
- Mỗi học kỳ, năm học nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp đánh giá công tác chủ nhiệm, rà soát, bổ sung rút kinh nghiệm để thời gian tới hoàn thành tốt hơn.[H4.4.05.04] (Biên bản họp hội đồng, biên bản kiểm tra hồ sơ).
- Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm tự đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác chủ nhiệm lớp với Hiệu trưởng nhà trường.[H4.4.05.05]
( Biên bản họp hội đồng)
[H4.4.05.01].[H4.4.05.02].[H4.4.05.03].[H4.4.05.04].[H4.4.05.05]
2. Điểm mạnh:
- Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo, ra kế hoạch cụ thể cho công tác chủ nhiệm. - Đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm có kinh nghiệm, nhiệt tình với học sinh, sinh hoạt chủ nhiệm đầy đủ.
- Hồ sơ chủ nhiệm đầy đủ, nội dung sinh hoạt phù hợp, có đánh giá nhận xét sau mỗi tuần học.
3. Điểm yếu:
- Việc phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh chưa thường xuyên, liên tục.
- Còn một số ít học sinh chậm tiến bộ do gia đình chưa thật sự quan tâm. - Các lớp tự quản hiệu quả hoạt động chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm trong công tác chủ nhiệm, khắc phục những tồn tại.
- Cần có kế hoạch phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh thường xuyên liên tục để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
- Tăng cường kiểm tra giám sát các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, có sơ, tổng kết khen thưởng, nhắc nhở kịp thời.
- Nhân rộng mô hình lớp tự quản.
5. Tự đánh giá:
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt:
Không đạt: Không đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt:
Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục
Tiêu chí 6: Hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém đạt hiệu quả theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Đầu năm học rà soát phân loại học sinh học lực yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.
b) Đáp ứng được nhu cầu học tập văn hóa với các hình thức khác nhau của học sinh học lực yếu kém.
c) Mỗi học kỳ rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu kém.
1. Mô tả hiện trạng :
a) Đầu năm học rà soát phân loại học sinh học lực yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.
- Đầu năm học lãnh đạo nhà trường chủ trì cuộc họp với toàn thể giáo viên trong nhà trường với nội dung rà soát phân loại học sinh có học lực yếu kém và có biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.[H4.4.06.01] (Biên bản họp hội đồng nhà trường)
-Đầu năm học nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm 2 môn Văn, Toán để phân loại học sinh có học lực yếu kém.[H4.4.06.02] (lưu hồ sơ chuyên môn)
-Tổ chuyên môn tổ chức hội thảo chuyên đề biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém .[H4.4.06.03]
b) Đáp ứng được nhu cầu học tập văn hóa với các hình thức khác nhau của học sinh học lực yếu kém.
- Chuyên môn nhà trường lên kế hoạch thời gian và hình thức phụ đạo, giáo viên bộ môn soạn nội dung phù hợp với đối tượng học sinh. Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh qua 15 phút đầu giờ. Lớp tổ chức phân công giúp đỡ những bạn học yếu.[H4.4.06.04]
c) Mỗi học kỳ rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu kém.
- Mỗi học kỳ, mỗi năm học nhà trường đều tổ chức họp rà soát đánh giá cải tiến các biện pháp giúp đỡ học sinh học lực yếu kém.[H4.4.06.05] (Biên bản họp hội đồng)
- Học sinh yếu kém chưa có ý thức học tập.
- Chưa có văn bản về chế độ hỗ trợ cho giáo viên làm công tác phụ đạo.
- Mức độ tiếp thu bài của học sinh không đồng đều, việc soạn giáo án của giáo viên còn gặp khó khăn.
[H4.4.06.01].[H4.4.06.02].[H4.4.06.03].[H4.4.06.04].[H4.4.06.05]
2. Điểm mạnh:
- Đầu năm học nhà trường đã phân loại học sinh đúng thành phần đối tượng, cụ thể đã chọn ra mỗi khối 1 lớp chọn,lên kế hoạch phụ đạo cụ thể.
- Được sự nhất trí thống nhất của Hội cha mẹ học sinh đầu năm.
- Giáo viên bộ môn xây dựng nội dung kế hoạch phụ đạo sát với đối tượng học sinh yếu kém.
- Lớp đã dưa ra nhiều hình thức giúp đỡ bạn gặp khó khăn trong học tập.
- Sau mỗi học kì nhà trường có tổ chức sơ tổng kết kịp thời khen thưởng những em có tiến bộ.
3. Điểm yếu:
- Ý thức học tập của một số em chưa cao.
- Một số giáo án nội dung chưa phù hợp với tiết dạy.
- Chưa có chế độ hỗ trợ cho giáo viên làm công tác phụ đạo. - Một số hình thức phụ đạo chưa hiệu quả.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Duy trì các hình thức phụ đạo, tổ chức nhiều chuyên đề đưa ra nhiều biện pháp cải tiến công tác phụ đạo nhằm giúp đỡ học sinh học lực yếu kém.
- Đề xuất với cấp trên cần có văn bản hỗ trợ chế độ cho giáo viên.
- Nhà trường cần phải phân loại học sinh theo mức độ tiếp thu bài, giáo viên phụ đạo soạn giáo án phù hợp với từng đối tượng và thực tế của nhà trường.
5. Tự đánh giá:
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt: Không đạt: Không đạt: Không đạt:
Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục
Tiêu chí 7: Hoạt động giữ gìn phát huy truyền thống của nhà trường địa phương theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định khác của cấp có thẩm quyền.
a) Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của điều lệ trường trung học.
b) Giữ gìn phát huy truyền thống địa phương theo kế hoạch của nhà trường cà các quy định khác của cấp có thẩm quyền.
c) Hàng năm rà soát đánh giá để cải tiến hoạt động giữ gìn phát huy truyền thống nhà trường và địa phương
1. Mô tả hiện trạng :
a) Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của điều lệ trường trung học.
Nhà trường chưa có phòng truyền thống lưu giữ các hình ảnh hoạt động của các năm học trước, đã tổ chức hoạt động ngoại khóa.[H4.4.07.01] (Hình ảnh văn nghệ, sơ kết, tổng kết).
b) Giữ gìn phát huy truyền thống địa phương theo kế hoạch của nhà trường và các quy định khác của cấp có thẩm quyền.
-Nêu gương điển hình của các em học sinh qua các đợt thi đua.[H4.4.07.02] ( Kế hoạch của Liên đội)
-Toàn trường phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ năm học để giữ vững danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến trong nhiều năm liền.[H4.4.07.03]
-Phát huy truyền thống phong trào TDTT, văn nghệ của trường, tuyên truyền giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn truyền thống của nhà trường và địa phương.[H4.4.07.04]
-Liên đội trường tham gia tích cực các hoạt động do cấp trên đề ra.[H4.4.07.05]
-Tổ chức các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, giúp đỡ gia đình khó khăn, người già neo đơn. Mời các cơ quan, đơn vị có liên quan về tuyên truyền giáo dục truyền thống dân tộc, an toàn giao thông, an ninh học đường.[H4.4.07.06]
c) Hàng năm rà soát đánh giá để cải tiến hoạt động giữ gìn phát huy truyền thống nhà trường và địa phương
-Cuối học kì, cuối năm học nhà trường đều có sơ, tổng kết, đánh giá về hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường và địa phương.[H4.4.07.07]
-Một số học sinh còn ngại tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ gia đình khó khăn, người già neo đơn.
[H4.4.07.01].[H4.4.07.02].[H4.4.07.03].[H4.4.07.04].[H4.4.07.05].[H4.4.07.06]. [H4.4.07.07]
2. Điểm mạnh:
- Phát huy tốt truyền thống nhà trường theo qui định của điều lệ trường trung học. - Tổ chức thành công nhiều phong trào, đa số học sinh có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương.
-Có nhiều gương điển hình trong phong trào giữ gìn truyền thống nhà trường và địa phương.
3. Điểm yếu:
- Cần có Phòng truyền thống để u lưu trữ tư liệu, hình ảnh sinh hoạt. - Cơ cấu giải thưởng còn ít, chưa khích lệ được tinh thần của các em.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục duy trì, phát huy giữ gìn truyền thống nhà trường và địa phương, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ huyện. Thăm hỏi, giúp đỡ gia đình khó khăn, người già neo đơn.
- Giáo dục ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tại địa phương, tham gia tốt an toàn giao thông và an ninh học đường, tổ chức các cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt....
- Có kế hoạch xây dựng phòng truyền thống.
5. Tự đánh giá:
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt:
Không đạt: Không đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt:
Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục
Tiêu chí 8: Nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác của cấp có thẩm quyền.
a) Thực hiện đầy đủ các hình thức hoạt động giáo dục thể chất và các nội dung hoạt động y tế trường học.
b) Đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất và y tế trường học.
c) Mỗi học kỳ rà soát đánh giá để cải tiến hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học.
1. Mô tả hiện trạng :
a) Thực hiện đầy đủ các hình thức hoạt động giáo dục thể chất và các nội dung hoạt động y tế trường học.
-Nhà trường đã có nhân viên y tế sơ cứu ban đầu theo qui định của thông tư 35/ 2006/ TTLT-BGD&ĐT- BNV. Một số ít học sinh không tham gia BHYT . [H4.4.08.01]
-Có kế hoạch thực hiện đầy đủ các hình thức hoạt động thể chất theo đúng văn bản của cấp trên. Phân công giáo viên bộ môn thể dục đảm nhận công tác tổ chức hoạt động giáo dục thể chất. [H4.4.08.02]
b) Đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất và y tế trường