1 SOUTH VINA 3,
3.4 Giải pháp về truy xuất nguồn gốc
Trong các nước thuộc khối EU thì thị trường Tây Ban Nha là thị trường chiếm thị phần rất lớn về nhập khẩu Cá Tra của Việt Nam và đã trở thành sản phẩm thủy sản phổ biến tại thị trường Tây Ban Nha. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa người tiêu dùng Tây Ban Nha có hiểu biết đầy đủ về sản phẩm này và nguồn gốc của nó. Qua khảo sát mẫu 812 hộ gia đình mua thủy sản tại thành phố Santander ở phía Bắc Tây Ban Nha vào tháng 11/2008 cho thấy người tiêu dùng khi đi chợ quen với tên Pangasius hay với tên được ghi sai là “phi lê cá bơn” hơn, 74% số người được hỏi khẳng định họ quen tên cá Pangasius và 25,7% quen với tên ghi sai. Khảo sát về sự hiểu biết về nước xuất xứ và phương pháp thu hoạch theo trình độ học vấn (xem Bảng 19).
Bảng 19: Hiểu biết về nước xuất xứ và phương pháp thu hoạch theo trình độ học vấn
Biết Không biết Không rõ
Nước xuất xứ
Trình độ thấp 13,64% 9,09% 77,27%
Tiểu học 16,89% 11,49% 71,62%
Trung học 30,81% 12,43% 56,76%
Đại học 29,17% 10,83% 60,00%
Phương pháp thu hoạch
Trình độ thấp 9,09% 4,55% 86,36%
Tiểu học 13,51% 8,11% 78,38%
Đại học 15% 12,50% 72,50%
(Nguồn: Tạp chí TMTS Vasep số 121-tháng 1/2010)
Qua bảng trên cho thấy người tiêu dùng vẫn chưa hiểu biết rõ về nguồn gốc sản phẩm Cá Tra và sự nhầm lẫn giữa cá Tra với cá Bơn, nếu như chúng ta không mô tả rõ ràng về thông tin sản phẩm trên bao bì theo đúng qui định (tên thương mại, tên khoa học, vùng thu hoạch, xuất xứ, mã số lô hàng, mã số cơ sở sản xuất ….)
Ông Nguyễn Xuân Khôi, Giám đốc Chứng nhận Intertek Việt Nam, chia sẻ: “Thị trường EU chiếm một vị trí đặc biệt trong xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam. Trong số gần 4,2 tỉ USD giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2009 thì EU chiếm gần 26%”. Theo ông Khôi, EU là một thị trường khó tính với rất nhiều quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và chú trọng nguồn gốc của sản phẩm. Nếu như trước đây các doanh nghiệp chế biến thủy sản chỉ cần áp dụng HACCP, ISO 9000 thì hiện nay áp dụng tiêu chuẩn BRC và IFS cho các nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ và ISO 22000 (chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm) đang là điều kiện mua hàng của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới. Đồng thời, các vùng nuôi cũng phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định IUU (bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010) đối với hải sản khai thác và đối với thủy hải sản nuôi trồng. Theo quy định IUU, tất cả hải sản khai thác nhập nhẩu vào EU phải chứng minh được hải sản của mình có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ hoạt động khai thác. Sản phẩm có đánh mã vạch và truy nguyên nguồn gốc từ nhà xuất khẩu, nhà máy sản xuất, vùng nuôi, nguồn cung cấp con giống, loại thức ăn đã sử dụng, thời gian nuôi, ngày bắt và chế biến... [44].
Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Minh Phú, từ năm 2009, các siêu thị ở châu Âu yêu cầu nhà cung cấp phải có chứng nhận Global GAP. Năm 2009, sản phẩm tôm của Minh Phú chỉ bán được ở một số siêu thị nhất định. Đến khi có chứng nhận Global GAP, Minh Phú đã thực sự làm gia tăng giá trị thương hiệu của mình cũng như niềm tin của khách hàng vào sản phẩm do công ty làm ra.[44]
Còn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lương Lê Phương cho rằng: Đến hết quý II-2010, việc đánh mã vạch cho vùng nuôi sẽ thực hiện xong, trên cơ sở đó các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản thực hiện việc ghi xuất xứ sản phẩm
trên bao bì và thương hiệu hàng hóa của mình. Doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư trực tiếp cơ sở ở nước ngoài để cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mặt khác, chú trọng thị trường nội địa, đây là thị trường đầy tiềm năng và ổn định.[44]
Do đó, nếu Nam Việt đã chọn cho mình thị trường mục tiêu là thị trường Liên minh Châu Âu – một thị trường nhiều tiềm năng theo đánh giá chung của ngành cũng như Nam Việt thì ngoài các giải pháp nêu trên, Nam Việt cần phải có 1 hệ thống truy xuất nguồn gốc mới đảm bảo chuỗi cung ứng hoàn thành sứ mệnh từ “con giống đến bàn ăn”. Một trong những bước đầu thuận lợi cho việc thực hiện hệ thống truy xuất là Nam Việt đã được chứng nhận vùng nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP và các nhà máy chế biến đã đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn BRC, IFS, ISO 22000 và chỉ cần tích hợp các hệ thống quản lý chất lượng lại sẽ dễ dàng hơn.
Hiện nay, ở nước ta chỉ áp dụng việc truy xuất nguồn gốc trên văn bản, giấy tờ và rất khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, chúng ta có thể sử dụng công nghệ RFID giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng và truy nguồn gốc sản phẩm. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng truy xuất nhanh và chính xác; Khả năng lưu trữ thông tin lớn không bị hạn chế; Dễ dàng nhập dữ liệu và tìm kiếm dữ liệu; Gọn nhẹ không gây phức tạp khi sử dụng; Thông tin được bảo mật và an toàn. Tuy nhiên, không nên liều lĩnh sử dụng phương pháp truy xuất hiện đại RFID, trong lúc khả năng của doanh nghiệp đáp ứng không đủ các yêu cầu về chi phí và năng lực. Do đó, có thể sử dụng phương pháp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại là một sự cải tiến từng bước cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Nam Việt nói riêng.