Con giống và thức ăn cho vùng nuôi của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn " nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa " ppsx (Trang 48 - 58)

2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Vòng quay Tổng

2.2.1 Con giống và thức ăn cho vùng nuôi của công ty

Ở bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố đầu vào bao giờ cũng quan trọng, tạo tiền đề cho những hoạt động về sau. Điều đó cũng lý giải tại sao Michael E. Porter- một nhà chiến lược xuất sắc hiện nay đã đưa yếu tố sản xuất vào trong bốn yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh quốc gia. Xét riêng trong ngành thủy sản, đối với người nuôi trồng, ngoài môi trường, kỹ thuật, thời tiết khí hậu…, thì một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi đó chính là yếu tố con giống. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, ông cha ta ngày xưa hay có câu “nhất nước - nhì phân - tam cần - tứ giống”, nhưng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày nay thì giống được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi.

Để đáp ứng cho nhu cầu chế biến, Công ty Cổ phần Nam Việt đã chọn chiến lược hội nhập dọc ngược chiều bằng việc qui hoạch riêng cho mình một vùng nuôi. Qui trình nuôi thủy sản khá phức tạp và muốn đảm bảo sản xuất được sản phẩm sạch thì cần thiết phải kiểm soát ngay từ khâu chọn giống và thức ăn, môi trường nước, dịch bệnh. Nhận thức được điều đó, cho nên yếu tố đầu vào cho nuôi trồng là con giống và thức ăn sử dụng được doanh nghiệp hết sức chú ý.

Con giống hoàn toàn được cung cấp bởi Trung tâm giống trong tỉnh với sự kèm theo của giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng. Tiếp đến, thức ăn sử dụng là một trong những yếu tố quyết định sản phẩm đầu ra có sạch hay không. Với việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong khi nuôi - được cung cấp từ những cơ sở cung cấp thức ăn có uy tín như Con Cò, Việt Thắng, Green feed … đã đáp ứng tốt cho vấn đề truy xuất. Thêm vào

đó các loại hóa chất, thuốc thú y thủy sản sử dụng đều được cung cấp bởi Công ty Vimedim – là công ty có uy tín đảm bảo chất lượng về cung cấp các loại vật tư và thuốc thú y.

2.2.2 Vùng nuôi

Nguồn nguyên liệu đầu vào được đảm bảo chất lượng là yếu tố hết sức cần thiết cho đầu ra của chuỗi cung ứng. Khâu nuôi nắm giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc cung ứng nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay nuôi là khâu trọng yếu nhất trong chuỗi cung ứng thủy sản nói chung và chuỗi cung ứng sản phẩm cá Tra, cá Basa của doanh nghiệp nói riêng.

Vùng nuôi của doanh nghiệp: Khu vực vùng nuôi thuộc Ấp Mỹ An, Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang bắt đầu nuôi Cá Tra, Cá Basa từ năm 1991. Đến năm 2003 thì nó mới thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Nam Việt với diện tích ban đầu là 6 ha và đối tượng nuôi là Cá Tra, Cá Basa. Năm 2006, vùng nuôi được cải tạo và áp dụng qui trình nuôi cá theo tiêu chuẩn SQF1000CM. Từ tháng 8 năm 2008 đến nay Công ty áp dụng việc nuôi cá theo tiêu chuẩn Global GAP. Trong thời gian đó, Công ty đã mua thêm đất để mở rộng diện tích ao nuôi, đến nay diện tích vùng nuôi là 104.134,7 m2. Toàn bộ sản phẩm cá của vùng nuôi được chuyển về các nhà máy chế biến trực thuộc Công ty để sản xuất và xuất khẩu.

Chất lượng Cá Tra, Cá Basa được kiểm tra bởi Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong tỉnh và Nafiqad. Quá trình nuôi từ lúc thả con giống cho đến khi thu hoạch của vùng nuôi đều được theo dõi ghi chép và lưu trữ hồ sơ.

Hình 2.2 Qui trình và tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi theo chuẩn Global GAP

Công đoạn Các yêu cầu và thông số kỹ thuật Trách

nhiệm kiểm tra, giám

sát

Chuẩn bị ao nuôi

- Tháo nước, thu gom sạch bùn đáy ao. Khử trùng ao (vôi bột 1kg/10m2 hoặc chlorine nồng độ 5ppm). - Phơi đáy ao trong thời gian 7 – 10 ngày.

- Thau rửa đáy ao để làm sạch chất khử trùng, phèn. - Lấy nước vào ao nuôi.

Tổ trưởng và cán bộ kỹ thuật

Thả giống

Yêu cầu chất lượng con giống:

- Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Đồng đều, đạt kích cỡ theo yêu cầu (1.7 – 2.5cm) - Không dị tật, khỏe mạnh, không bệnh (có giấy kiểm

dịch).

- Không bị nhiễm kháng sinh cấm.

Vận chuyển và thả giống:

- Quá trình vận chuyển con giống phải được giám sát về thời gian (<4h), sục oxy, mật độ, điều kiện vệ sinh. - Thao tác thả cá nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước cá. - Dùng Iodin 5ppm hoặc nước muối 10kg /100.000 con

giống để diệt khẩn trên con giống và sát khuẩn vết thương.

- Thời điểm thả vào khi trời không mưa, nhiệt độ nước từ 28-320C. Cán bộ kỹ thuật Quá trình nuôi (chăm Thức ăn: Cán bộ quản lý kỹ thuật

sóc và điều trị bệnh)

- Kích cỡ thức ăn phù hợp với size cá.

- Thành phần dinh dưỡng đảm bảo theo yêu cầu (có bảng tiêu chuẩn).

- Có giấy chứng nhận chất lượng và nguồn gốc rõ ràng. - Không bị mốc hoặc quá hạn sử dụng.

- Thời gian cho ăn và khối lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá (2 lần/ ngày).

Nước ao nuôi:

- Không bị ô nhiễm, nhiễm bẩn. Nồng độ O2 từ 1-5 mg/lit, PH 6.5 – 7.5, NO2 ≤ 1, NH3 ≤ 1.

- Nhiệt độ nước từ 28-320C.

Thuốc thú y, hóa chất:

- Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, nhãn mác bao bì nguyên vẹn, rõ ràng.

- Có trong danh mục được phép sử dụng.

- Việc sử dụng thuốc thú y và hóa chất tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thú y, cán bộ quản lý kỹ thuật.

Vệ sinh ao nuôi:

- Cá chết phải được thu gom và xử lý kịp thời (2 lần/ ngày).

- Thu dọn vệ sinh xung quanh ao nuôi hàng ngày. Chuẩn bị

thu hoạch cá

- Ngưng sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh 30 ngày trước khi thu hoạch.

- Lấy mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm (CAP, AOZ, MG/LMG, En/Cip).

- Ngưng cho cá ăn 2 ngày trước khi thu hoạch.

Cán bộ quản lý kỹ thuật

Thu hoạch và vận chuyển cá

- Kết quả kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong cá (CAP, AOZ, MG/LMG, En/Cip) không phát hiện.

- Không còn thức ăn tồn dư trong ruột cá.

- Hạn chế tối đa việc làm cho cá hoảng loạn, trầy xước cá.

Cán bộ quản lý kỹ thuật

- Thời gian thu hoạch không quá 7 ngày.

- Vận chuyển cá về nhà máy bằng thuyền thông thủy, mật độ phù hợp.

- Việc vận chuyển cá tới các nhà máy là trách nhiệm của Nhà máy thu mua cá.

Hiện tại vùng nuôi này gồm có 7 ao, trong đó có 5 ao là nuôi, 1 ao dùng làm bể lắng, và 1 ao dùng để thu gom xử lý bùn đáy. Tất cả các qui trình đều được thực hiện theo tiêu chuẩn Global GAP. Vùng nuôi thực hiện được hai năm ba vụ với tổng sản lượng bình quân mỗi năm cung cấp cho doanh nghiệp là 4.000-5.000 tấn cá. Với mức sản lượng ấy, vùng nuôi hiện tại chỉ mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu sản xuất của Công ty. Mặc dù với tỷ lệ đáp ứng thấp nhưng vùng nuôi đóng vai trò không nhỏ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Vào ngày 14/5/2010 Nam Việt đã được đơn vị Intertek đánh giá và chứng nhận vùng nuôi của công ty đạt đạt tiêu Global GAP. Với tờ chứng nhận vùng nuôi đạt chuẩn GAP, công ty được khai thông dễ dàng hơn khi xuất hàng qua các nước khác đặc biệt là những nước có đòi hỏi khắt khe về chất lượng VSATTP như EU... Không những vậy, với sự cung ứng của vùng nuôi, phần nào giúp công ty có thể ổn định nguồn cung nguyên liệu đồng thời giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu, chi phí mua ngoài cũng được giảm đáng kể.

Vùng nuôi từ các hộ nuôi bên ngoài: So với nhu cầu sản xuất của Công ty thì 20% cung ứng đầu vào từ vùng nuôi của công ty, còn lại gần 80% nguồn cung đầu vào cho công ty là từ những hộ nuôi của nông dân. Do đó, họ được xem là thành phần vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa của công ty. Có nắm được tình hình nuôi của họ như thế nào thì ta mới có những hướng đi đúng đắn trong quá trình cải thiện chuỗi cung ứng. Nhằm phục vụ cho yêu cầu của đề tài, tôi đã tiến hành một cuộc điều tra với bảng câu hỏi dành cho các hộ nuôi đã cung cấp nguyên liệu cho công ty (Phụ lục 1). Sơ lược về kết quả điều tra:

Cách thức tiến hành điều tra: Tác giả là người trực tiếp tham gia và điều hành trong một số lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu nên phần nào cũng rất thấu hiểu mối quan hệ giữa người nuôi và doanh nghiệp. Trên cơ sở tham khảo các tài liệu qua tạp chí thủy sản, tài liệu của công ty ... tôi đã xây dựng bảng câu hỏi điều tra:

Số phiếu phát ra : 30 bảng Số phiếu thu về đạt yêu cầu : 26 bảng

Thảo luận về kết quả điều tra: Qua phân tích tổng hợp từ số liệu điều tra, ta thu được một số thông tin về tình hình nuôi cá của các hộ nuôi cung cấp cá cho Nam Việt như sau:

Con giống được người nuôi sử dụng chủ yếu là lấy từ trại giống tư nhân chiếm 65,38 %; còn lại là lấy từ trung tâm giống và một số ít tự cung cấp. Trong nhiều lý do đưa ra để chọn cơ sở cung cấp con giống thì lý do giá rẻ được người nông dân chọn nhiều nhất và đều tập trung vào những hộ nuôi lấy con giống từ trại giống tư nhân và tự cấp.

Ngoài con giống thì yếu tố đầu vào quan trọng nữa đó là nguồn thức ăn cho cá. Đa phần người nông dân dùng thức ăn công nghiệp mua ngoài chiếm 61,54 %; có 23,08 % là các hộ nuôi tự chế dạng viên và 7,69 % là tự chế thủ công; còn lại là sử dụng thức ăn ở dạng kết hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng thức ăn tự chế đặc biệt là tự chế thủ công đã làm cho hệ số tiêu tốn thức ăn tăng lên.

Trong số các hộ nuôi được hỏi thì có đến 21 hộ là nuôi cá theo kinh nghiệm chiếm tới 80,77%. Hầu hết các hộ nuôi này đều lấy nước trực tiếp từ sông (có 23 hộ chiếm 88,46%) để nuôi cá cũng như thải trực tiếp nước sau khi thu hoạch ra thẳng sông (có 17 hộ chiếm 65,38 %). Con số ấy ít nhiều cho thấy việc nuôi cá của người dân chưa có được sự tổ chức bài bản. Đó cũng là một trong những nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản. Các chất thải nuôi trồng thủy sản như: nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại bùn thối…được thải ra sông sẽ là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước. Và mô hình chung, người dân khi sử dụng nguồn nước này để nuôi cá sẽ gây nhiễm chéo khiến cho tỷ lệ cá bị bệnh gia tăng, ảnh hưởng đến chất lượng cá thương phẩm. Đến khi lượng cá ấy được cung cấp cho các nhà máy chế biến sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm và hiển nhiên chúng ta khó có thể mở rộng, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng những sản phẩm kém chất lượng. Có thể thấy, từ việc ảnh hưởng tới khâu nuôi trồng, nguồn nước ô nhiễm sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho toàn bộ chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa.

Theo kết quả tổng kết thì có tới 20 hộ đã từng tham gia các buổi tập huấn khuyến nông khuyến ngư chiếm tới 76,92 %. Thế nhưng, cũng theo kết quả thu về có tới 22 hộ cho biết là thiếu sự hỗ trợ về đầu tư kỹ thuật. Điều này khiến chúng ta phải tự hỏi rằng: liệu những buổi tập huấn khuyến nông, khuyến ngư ấy đã có sự quan tâm đến trau dồi kiến thức kỹ thuật cho người nuôi hay chưa? Ngoài ra, dù đã có sự tồn tại của hiệp hội những người nuôi cá, nhưng 26 hộ được hỏi thì có đến 24 hộ chưa hề gia nhập vào tổ chức hiệp hội nào chiếm 92,31 %.

Qua kết quả điều tra cho thấy diện tích của vùng nuôi từ 0,35 ha đến 10,00 ha. Chúng được chia làm ba nhóm: vùng nuôi có diện tích nhỏ (< 1 ha), vùng nuôi có diện tích trung bình (1 -5 ha), vùng nuôi có diện tích lớn (> 5 ha). Do đó, chi phí đầu tư ở những vùng nuôi có kích thước khác nhau thì lợi nhuận cũng khác nhau.

Bảng 7: Một số các thông số khảo sát theo qui mô hộ nuôi

Các thông số khảo sát Nhỏ (<= 1 ha) Trung bình (1 -5 ha), (>= 5 ha)Lớn Số lượng hộ 5 18 3 Diện tích trung bình 0,54 2,64 7,73 Mật độ nuôi trung bình 45 47,56 40 Tỷ lệ sống sót trung bình (%) 82,4 78,67 85 Kích cỡ (cm) 2,2 2,06 2

Sử dụng thức ăn công nghiệp (%) 60 97 100

Số ngày/ vụ 180 198 190

Hệ số tiêu tốn thức ăn 1,72 1,65 1,7

Sản lượng (tấn/ha/vụ) 496 508 422

(Nguồn từ việc khảo sát thực tế)

Mật độ thả cá giống dao động từ 35 con/ m2 đến 65 con/ m2. Tỷ lệ sống của cá khi điều tra là 70 – 88 % và điều này có ảnh hưởng đến sản lượng cá thương phẩm thu được cũng như chi phí sản xuất. Tỷ lệ sống của cá cao nhất đối với vùng nuôi lớn (85 %) trong khi đó đối với vùng nuôi nhỏ là 82,4 % và vùng nuôi trung bình là 78,67 %. Sản lượng

đánh bắt cá ở vùng nuôi trung bình lớn nhất là 508 tấn/ha/vụ, theo sau là vùng nuôi nhỏ là 496 tấn/ha/vụ và vùng nuôi lớn là 422 tấn/ha/vụ.

Bảng 8: Chi phí sản xuất cho việc nuôi Cá Tra

Chi phí ĐVT Nhỏ Trung bình Lớn Thức ăn Đồng 13.367 13.419 13.447 % Thức ăn % 85,88 85,13 84,83 Con giống Đồng 650 678 750 % Con giống % 4,14 4,3 4,74 Hóa chất Đồng 538 488 435 % hóa chất % 3,46 3,04 2,76 Giá thành Đồng 15.565 15.766 15.852

(Nguồn từ việc khảo sát thực tế)

Theo bảng trên, ta tìm thấy chi phí thức ăn, chi phí con giống và hóa chất là 3 chi phí chính. Còn những chi phí khác như: khấu hao, bảo dưỡng, lãi ngân hàng và thuế sử dụng đất … người nuôi thường cung cấp thông tin không đáng tin cậy. Chi phí thức ăn là chi phí chủ yếu chiếm trên 80% trong tổng chi phí. Chi phí thức ăn của các hộ nuôi nhỏ chiếm 85,88%; các hộ nuôi trung bình chiếm (85,13%) và các hộ nuôi lớn chiếm (84,83%). Nguyên nhân là do các hộ nuôi nhỏ sử dụng thức ăn tự chế nhiều hơn với 40%, dẫn đến hệ số tiêu tốn thức ăn cao hơn so với các hộ nuôi trung bình và hộ nuôi lớn. Chi phí con giống chiếm 2,46% đến 6,49 % chi phí sản xuất và có xu hướng tăng lên theo quy mô của vùng nuôi. Tuy nhiên, ở vùng nuôi lớn do có sự quản lý tốt về chất lượng nước và phòng bệnh cho cá nên chi phí cho thuốc thú y thủy sản giảm.

(Nguồn từ việc khảo sát thực tế)

Mặc dù giá thành có xu hướng tăng theo quy mô, nhưng mức độ lỗ lại có xu hướng giảm dần. Các hộ nuôi nhỏ là những hộ nuôi bị lỗ nhiều nhất, trung bình cứ 1 kg cá thương phẩm thì các hộ nuôi nhỏ bị lỗ 165 đồng; các hộ nuôi trung bình lỗ 60 đồng và các hộ nuôi lớn lỗ 19 đồng. Tuy nhiên, trong 3 hộ nuôi có 2 hộ nuôi theo hợp đồng tư vấn thì cả 2 đều bị thua lỗ. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, khiến cho nông dân bị ép giá. Đó cũng chính là lý do vì sao người nuôi không muốn đầu tư nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP hoặc có hợp đồng tư vấn.

Một phần của tài liệu Luận văn " nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa " ppsx (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w