Theo địa phương

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU đến đầu TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ HÀM ý CHÍNH SÁCH (Trang 35 - 39)

Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD) TP. Hồ Chí Minh 9952 48190,477 Hà Nội 6384 35904,274 Bình Dương 3932 35499,806 Bà Rịa - Vũng Tàu 496 32748,639 Đồng Nai 1739 31962,346 Hải Phịng 849 20202,620 Bắc Ninh 1642 19912,828 Thanh Hóa 158 14533,485 Hà Tĩnh 79 11739,238 Thái Nguyên 181 8721,981 Khác 7658 124628,512 Tổng 33070 384.044,21

Bảng 3. 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương, lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

Biểu đồ 3. e: FDI vào Việt Nam theo địa phương, lũy kế đến tháng 12/2020 (%) Nguồn: Cục đầu tư nước ngồi

Các nhà đầu tư nước ngồi đã có mặt ở tất cả 64 tỉnh, thành trên cả nước. Các tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi nhất là TP.Hồ Chí Minh với 9952 dự án, chiếm 12,55% tổng vốn đầu tư cả nước, TP.Hà Nội 9,35%, Bình Dương 9,24%, Bà Rịa – Vũng Tàu 8,53%, Đồng Nai 8,52%, Hải Phòng 5,26%,… Đây đều là những thành phố lớn hoặc là các tỉnh có các khu cơng nghiệp phát triển. Đặc biệt các tỉnh thuộc Khu kinh tế trọng điểm phía nam như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai rất thu hút các nhà đầu tư. Trong nhiều năm qua, TP. Hồ Chí Minh ln nằm trong danh sách những địa phương thu hút FDI nhiều nhất nước nhờ môi trường đầu tư hấp dẫn và sự quan tâm, hỗ trợ hiệu quả của Chính quyền thành phố cho các nhà đầu tư nước ngoài.

35 5

Biểu đồ 3. f: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh 2016-2020 (triệu USD)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

Tổng vốn đăng ký đầu tư của TP.Hồ Chí Minh đã tăng lên khá nhiều kể từ năm 2016, đỉnh điểm là năm 2019, TP.Hồ Chí Minh thu hút hơn 8 tỷ USD vốn đầu tư. Sang năm 2020, vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID – 19 nên tổng vốn đăng ký giảm đáng kể xuống cịn 4,355 tỷ USD, tuy vậy năm 2020, TP.Hồ Chí Minh vẫn đứng thứ nhất cả nước về cả tổng lượng vốn đăng ký và số dự án cấp mới (950 dự án).

Đối chiếu lượng vốn FDI với Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh thành thì không thấy nhiều sự tương quan, tức là chỉ số PCI cao chưa chắc đã kéo theo lượng vốn FDI cao.

Tỉnh thành Điểm số Xếp hạng Quảng Ninh 73,40 1 Đồng Tháp 72,10 2 Vĩnh Long 71,30 3 Bắc Ninh 70,79 4 Đà Nẵng 70,15 5

Bảng 3. 2: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019 (PCI) Nguồn: pcivietnam.vn

Với điểm số PCI được VCCI cập nhật mới nhất vào năm 2019, đối chiếu với tổng lượng vốn đăng ký năm 2019 thì những tỉnh có chỉ số PCI cao như Quảng Ninh, Đồng Tháp hay Vĩnh Long đều không nhận được nhiều vốn FDI. Năm 2019, Quảng Ninh có 16 dự án cấp mới với hơn 242,11 triệu USD, xếp thứ 23 cả nước; Vĩnh Long

có 18 dự án với 150,50 triệu USD và Đồng Tháp chỉ có 2 dự án với 13,02 triệu USD, xếp thứ 48 trên cả nước về tổng lượng vốn. Tuy nhiên, nếu đối chiếu lượng FDI với chỉ số GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) thì sẽ thấy nhiều sự tương quan hơn khi mà những tỉnh thành có GRDP cao và GRDP/đầu người cao thì cũng sẽ thu hút được một lượng vốn FDI cao. Theo Cục thống kê của từng địa phương, TP. Hồ Chí Minh đạt quy mơ GRDP năm 2020 là 1.372 nghìn tỷ đồng, Hà Nội 1.016 nghìn tỷ đồng; Bình Dương: 389,5 nghìn tỷ đồng; Đồng Nai: 366, 6 nghìn tỷ đồng; Bà Rịa - Vũng Tàu 314,2 nghìn tỷ đồng; Hải Phịng 276,6 nghìn tỷ đồng; Bắc Ninh 205,1 nghìn tỷ đồng. Đây đều là những tỉnh thành nằm trong top về lượng vốn đầu tư năm 2020 theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài. Ngược lại, lượng FDI khá thấp ở những địa phương có thu nhập bình qn đầu người thấp. Điều này chứng tỏ FDI khó tác động trực tiếp đến

vấn đề bất bình đẳng thu nhập và cải thiện đời sống người dân ở những vùng khó khăn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU đến đầu TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ HÀM ý CHÍNH SÁCH (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w