EVFTA góp phần thúc đẩy củng cố, hồn thiện hơn về pháp luật, môi trường kinh doanh và chiến lược đối ngoại nhằm nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là EU.
Hiệp định EVFTA là cơ hội để ta tiếp tục cải cách thể chế - pháp luật theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, hồn thiện mơi trường đầu tư theo hướng thơng thống, minh bạch và dễ dự đốn hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài cũng như các hoạt động kinh doanh khác, bao gồm các giao dịch xuyên quốc gia, các loại hình dịch vụ cung cấp qua biên giới…
Cam kết này là động lực để Việt Nam cải cách thể chế và khung pháp lý, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện đầu tư thuận lợi và an toàn hơn cho các nhà đầu tư. Như vậy, có thể thấy EVFTA có những tác động nhất định. Các cam kết cắt giảm thuế quan và thuận lợi hóa thương mại trong EVFTA ở mức độ rất cao là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy FDI vào Việt Nam. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, về mặt lý thuyết, các cam kết xóa bỏ thuế quan sẽ giúp gia tăng FDI nói chung từ các nước không tham gia FTA nhằm tận dụng những ưu đãi mà các nước thành viên FTA dành cho nhau. Trong khi đó, đối với FDI nội khối, FTA có thể
làm tăng FDI theo chiều dọc và giảm FDI theo chiều ngang. Tác động tổng thể của việc xóa bỏ rào cản thương mại do đó phụ thuộc vào bản chất của FDI giữa hai bên. Áp dụng vào trường hợp EVFTA, Hiệp định kỳ vọng sẽ giúp gia tăng FDI từ các nước ngoài khối EU, tăng FDI theo chiều dọc và giảm FDI theo chiều ngang từ các nước EU vào Việt Nam.
Nhằm thu hút các dự án FDI có chất lượng nói chung và FDI từ EU nói riêng, năm 2019, Bộ Chính trị đã ban hành NQ 50 về định hướng hồn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Trong đó xác định chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngồi có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ mơi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Cùng với mục tiêu đó, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cũng đưa ra nhiều giải pháp thu hút FDI từ EU, Mỹ... với chất lượng dòng vốn cao hơn, bảo vệ và thân thiện hơn với mơi trường.
Q trình thu hút FDI nói chung và từ EU nói riêng khi tham gia hiệp định EVFTA đã góp phần bổ sung động lực tăng trưởng kinh tế.
EVFTA thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo mơ hình phát triển dựa trên cơng nghệ hiện đại, hàm lượng tri thức cao, giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập cho hàng triệu lao động. EVFTA có tác động tồn diện đến nền kinh tế như: làm gia tăng thương mại, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuổi giá trị tồn cầu và EU, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế,… mở rộng quy mô thị trường, gia tăng GDP, từ đó thu hút dịng vốn FDI nhiều hơn.
FDI từ EU vào Việt Nam hiện nay chủ yếu là FDI hướng tới mục tiêu khai thác tài nguyên, nhiên vật liệu và lao động giá rẻ. Vì vậy, EVFTA đã làm gia tăng FDI vào Việt Nam từ cả các nước thành viên EU và các nước không thuộc EU.
Các cam kết cắt giảm thuế quan ở mức cao hơn so với WTO sẽ thúc đẩy FDI vào Việt Nam nhằm tận dụng những ưu đãi của EU dành cho Việt Nam.
Bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu cho xu thế dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp Mỹ, tăng từ 17% năm 2018 lên 36% năm 2019, trong khi mức độ hấp dẫn của các điểm đến đầu tư khác là Ấn Độ và Thái Lan đều giảm. Lợi thế từ việc tham gia các FTA và hiệu quả tốt trong phòng, chống dịch COVID - 19... đã giúp Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố để nâng cao hình ảnh, thu hút được NĐT nước ngồi. Bên cạnh đó, thu hút vốn FDI đang là chủ trương lớn của Chính phủ và được hiện thực hóa bằng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục, giá cho thuê đất… Đây là những động thái tích cực, làm tăng sức hấp dẫn đối với NĐT nước ngoài.
Các đối tác đầu tư từ các quốc gia ngoài EU đầu tư vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU thuận tiện hơn với các điều kiện, ưu đãi xóa bỏ thuế, mở của dịch vụ mà EU dành cho Việt Nam. Bên cạnh đó điều kiện, quy định nghiêm ngặt của EU cũng là điều kiện để các đầu tư FDI từ các quốc gia muốn xuất khẩu sang EU vào Việt Nam chất lượng hơn. Đồng thời những hồn thiện về chính
75 5
sách mơi trường đầu tư lành mạnh khi tham gia EVFTA cũng góp phần thu hút lượng lớn đầu tư FDI từ EU và các quốc gia ngồi đầu tư.
Bên cạnh đó, những điều chỉnh, sửa đổi quy định pháp luật để phù hợp với Hiệp định EVFTA trong một số lĩnh vực như sở hữu trí tuệ cũng sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp được hưởng sự bảo hộ cao hơn đối với thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo. Đây là động lực để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào hoạt động sáng tạo nhằm đổi mới công nghệ và tạo môi trường tốt cho việc thu hút chuyển giao công nghệ của nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm của Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA dự kiến giúp tăng thêm việc làm, khơng chỉ mang lại lợi ích về số lượng việc làm mà còn là động lực thúc đẩy nâng cao năng lực lao động để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, có khả năng khai thác tối đa các công nghệ mới, tiên tiến từ các dự án đầu tư, học tập được cách quản lý, làm việc của các đối tác từ EU.
Cuối cùng, trong bối cảnh đại dịch COVID - 19 đang lan rộng trên toàn cầu gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, trong đó khu vực đồng tiền chung châu Âu là một trong những nơi chịu tác động nặng nề nhất, dịng vốn FDI từ các nước EU có thể giảm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục có xu hướng gia tăng vì một số nguyên nhân. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Việt Nam gia tăng được uy tín và vị thế của mình khi ứng phó tương đối tốt với dịch COVID - 19 trong thời gian qua. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia có xu thế đa dạng hóa chuỗi cung ứng hoặc thay thế chuỗi cung ứng bị đứt gãy do ảnh hưởng của đại dịch, theo đó Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành lựa chọn thay thế Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng.