Các cam kết khác có ảnh hưởng tới đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU đến đầu TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ HÀM ý CHÍNH SÁCH (Trang 57 - 75)

Ngồi các cam kết trên, EVFTA cịn đưa ra các cam kết mở rộng nhằm thúc đẩy cạnh tranh công bằng, minh bạch, khơng phân biệt đối xử, tạo thuận lợi hóa và phát triển bền vững.

Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, chỉ dẫn địa lý, cam kết liên quan tới dược phẩm, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Một số nét chính trong các cam kết sở hữu trí tuệ như sau:

− Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.

− Về nhãn hiệu: Hai bên cam kết áp dụng thủ tục đăng ký thuận lợi, minh bạch, bao gồm việc phải có cơ sở dữ liệu điện tử về đơn nhãn hiệu đã được công bố và nhãn hiệu đã được đăng ký để công chúng tiếp cận, đồng thời

56 6

○ cho phép chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký nhưng không sử dụng một cách thực sự trong vòng 5 năm.

○ Về thực thi: Hiệp định có quy định về biện pháp kiểm soát tại biên giới đối với hàng xuất khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

○ Cam kết về đối xử tối huệ quốc (MFN): Cam kết về nguyên tắc tối huệ quốc trong Hiệp định này đảm bảo dành cho các tổ chức, cá nhân của EU được hưởng những lợi ích về tiêu chuẩn bảo hộ cao khơng chỉ với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định của WTO về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) mà cịn cả các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia (như Hiệp định CPTPP).

○ Việc bảo hộ lợi ích cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ tại một nước có vai trị nhất định trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thu hút đầu tư từ các công ty xuyên quốc gia. Trong thời gian gần đây, mức đầu tư nước ngồi tập trung vào các quốc gia có chỉ số bảo hộ sở hữu trí tuệ cao. Trong điều kiện phát triển của kinh tế tri thức, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao là mong muốn của rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trường hợp này, chỉ số bảo hộ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Theo nghiên cứu của Keith Markus, cứ 1% tăng sức mạnh của hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ thì sẽ mở rộng 0,49% đơn vị FDI, xác suất sai số là 0,04 (4,4%). Việc thi hành các nghĩa vụ theo Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp Việt Nam có thể xác lập và bảo vệ thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo một cách dễ dàng, hiệu quả hơn, từ sáng tạo đổi mới công nghệ, mẫu mã, bao bì đến nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ. Ðiều này sẽ có nhiều tác động tích cực đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

○ Việc thực hiện các cam kết sở hữu trí tuệ cũng sẽ thúc đẩy đầu tư gắn với công nghệ và chuyển giao công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, cơng nghệ chế biến, chế tạo máy móc thiết bị,…và các lĩnh vực khác. Nhờ những điều khoản hỗ trợ chuyển giao công nghệ giúp cải thiện môi trường đầu tư, cũng như các quy định về Sở hữu trí tuệ nhằm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp nước ngồi mà dịng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng.

○ Về cam kết mua sắm Chính phủ, Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.

○ Về diện cam kết, ta cam kết mở cửa mua sắm của các Bộ, ngành trung ương, một số đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phịng (đối với các hàng hóa và dịch vụ mua sắm thông thường không phục vụ mục tiêu an ninh – quốc phịng), thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Tập đồn điện lực

57 7

Việt Nam, Tổng cơng ty đường sắt Việt Nam, 34 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ

58 8

● Chí Minh và một số Viện thuộc trung ương. Về ngưỡng mở cửa thị trường, ta có lộ trình 15 năm để mở cửa dần các hoạt động mua sắm.

○ Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước trong vịng 18 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

○ Đối với dược phẩm, Việt Nam cam kết cho phép các doanh nghiệp EU được tham gia đấu thầu mua sắm dược phẩm của Bộ Y tế và bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế với một số điều kiện và lộ trình nhất định.

○ Cam kết mở cửa thị trường mua sắm công cho các nhà đầu tư EU giúp họ có cơ hội cung cấp dịch vụ và hàng hóa cho khu vực cơng của Việt Nam, tạo sự liên kết giữa khu vực nhà nước và khu vực FDI. Đặc biệt trong đó có nhiều lĩnh vực Việt Nam đang cần thu hút FDI như cơ sở hạ tầng (xây dựng đường xá, cảng biển,…).

○ Đối với các cam kết về thương mại và phát triển bền vững, EVFTA bao gồm một chương khá toàn diện về thương mại và phát triển bền vững, bao gồm một số nội dung quan trọng như:

○ Cam kết thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), các Công ước của ILO (không chỉ các Công ước cơ bản), các Hiệp định Đa phương về Môi trường mà mỗi Bên đã ký kết/gia nhập; ○ Cam kết gia nhập/ký kết các Công ước cơ bản của ILO mà mỗi Bên chưa

tham gia;

○ Cam kết sẽ khơng vì mục tiêu thu hút thương mại và đầu tư mà giảm bớt các yêu cầu hoặc phương hại tới việc thực thi hiệu quả các luật về môi trường và lao động trong nước;

○ Thúc đẩy Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp, có dẫn chiếu tới các thơng lệ quốc tế về vấn đề này;

○ Một điều khoản về biến đổi khí hậu và các cam kết bảo tồn và quản lý bền vững đa dạng sinh học (bao gồm động thực vật hoang dã), rừng (bao gồm khai thác gỗ bất hợp pháp), và đánh bắt cá.

○ Các cơ chế tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự vào việc thực thi Chương này, cả từ góc độ nội địa (tham vấn các nhóm tư vấn nội địa) và song phương (các diễn đàn song phương);

○ Các điều khoản tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình.

○ Các cam kết này giúp hạn chế bớt những dòng vốn đầu tư có cơng nghệ lạc hậu và thúc đẩy phát triển các công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với mơi trường. Điều đó cũng làm giảm đi một phần chi phí thực hiện dự án FDI của các nước đầu tư về các vấn đề lao động, chuyển từ lao động bằng sức người là chính sang lao động bằng cơng nghệ. Bên cạnh đó, việc nhấn mạnh nghĩa vụ của hai bên với tư

59 9

● cách là thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư gắn với cải thiện điều kiện, quan hệ lao động.

Tác động của EVFTA đến đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào Việt Nam

Tác động tích cực

Thứ nhất, EVFTA có khả năng giúp các doanh nghiệp Việt Nam khai thác và sử dụng tốt những thành tựu về khoa học – công nghệ từ EU thông qua những cam kết hỗ trợ chuyển giao cơng nghệ.

○ EVFTA có hiệu lực mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ cao từ EU, bởi đây là một trong những trung tâm công nghệ của cả thế giới. Theo Báo Đầu tư (09/09/2019), một nghiên cứu cứu về lợi ích từ tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 với nền kinh tế Việt Nam cho thấy, nếu áp dụng những công nghệ mới, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ tạo được thêm 30 - 60 tỷ USD đến năm 2030. Hiện nay, Chính phủ đã và đang đề ra rất nhiều chính sách nhằm thúc đẩy q trình chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, cơng nghiệp, giao thơng, y tế, giáo dục, tài chính…và đã đạt được một số thành công ban đầu.

○ Hiệp định EVFTA sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp hai bên và là động lực thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ cao trong nông nghiệp, công nghệ chế biến, sản xuất hàng nông sản, thực phẩm, cơng nghiệp năng lượng, dược phẩm, chế tạo máy móc thiết bị…và nhiều lĩnh vực khác từ EU vào Việt Nam. Nhờ có những điều chỉnh trong cơ chế và chính sách kinh tế trong EVFTA mà quan hệ thương mại được mở rộng, tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận được những thành tựu mới của KHCN, từ đó đổi mới cơng nghệ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trình độ tay nghề của người lao động và năng suất lao động được nâng lên. Từ đó mơi trường đầu tư ngày càng được cải thiện.

○ Đối với những cam kết về Sở hữu trí tuệ, trong Hội nghị “Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) - Các cam kết quan trọng về sở hữu trí tuệ và những điều cần lưu ý”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết: riêng về sở hữu trí tuệ với một chương, 63 điều và 2 phụ lục, những cam kết cụ thể mức độ bảo hộ trong hiệp định EVFTA cùng với nguyên tắc tối huệ quốc nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hai bên được hưởng sự bảo hộ cao nhất mà mỗi bên dành cho bên thứ ba được cho là đã đặt ra một tiêu chuẩn mới trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng về bảo hộ của chủ thể quyền. Đồng thời, vẫn đảm bảo độ linh hoạt nhất định để một quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể hưởng lợi được từ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Đây là một thuận lợi lớn có thể phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp hai bên và là động lực thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghệ chế biến, chế tạo máy móc thiết bị,… và các lĩnh vực khác.

○ Như vậy, việc thi hành các nghĩa vụ theo Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho 6 0

các doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp EU có thể xác lập và bảo vệ thành quả cơng

● nghệ của mình. Ðiều này sẽ có nhiều tác động tích cực đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài cũng như thương mại của Việt Nam.

Thứ hai, EVFTA tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư như liên doanh cổ phần hay mua bán và sáp nhập giúp các doanh nghiệp EU có lợi thế mà mình chưa có, tạo điều kiện tốt để thu hút lượng lớn FDI của các doanh nghiệp EU vào Việt Nam.

○ EVFTA với những cam kết tự do hóa cao hơn trong các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư không chỉ giúp các nhà đầu tư EU dễ dàng tiếp cận được thị trường Việt Nam với hơn 96 triệu dân mà cịn tác động hồn thiện thể chế, môi trường kinh doanh tại Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư khác. Vì thế, việc các nhà đầu tư nước ngồi quan tâm góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam là tất yếu. Các cam kết trong EVFTA nới lỏng các quy định về tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư trong liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam ở một số ngành dịch vụ như dịch vụ viễn thơng, dịch vụ tài chính, dịch vụ phân phối, dịch vụ vận tải,…Điều này có thể thúc đẩy hình thức liên doanh phát triển. Cụ thể, Hiệp định EVFTA có mức cam kết cao hơn khi cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngồi lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần (ngoại trừ các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank) của Việt Nam trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với dịch vụ vận tải, với dịch vụ nạo vét, ta cho phép doanh nghiệp EU lập liên doanh tới 51% để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Đối với dịch vụ mặt đất ở sân bay, ta cam kết sau 05 năm kể từ khi ta mở cửa cho khu vực tư nhân sẽ cho phép các doanh nghiệp EU lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó vốn của phía nước ngồi khơng q 49%, để đấu thầu cung cấp dịch vụ này. 03 năm sau đó, hạn chế vốn nước ngoài sẽ là 51%.

○ Đối với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi thơng qua M&A, Ơng Châu Việt Bắc - Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - cho biết, trong thời gian vừa qua cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, hoạt động M&A ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do trong đó có EVFTA, giúp thu hút làn sóng đầu tư từ nước ngồi và một trong những hình thức để hiện thực hóa điều đó là phương thức M&A đã được nhiều doanh nghiệp lựa chọn rót vốn đầu tư. Tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA và CPTPP đòi hỏi Việt Nam cải cách thể chế pháp luật để tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu tư. Do đó, khn khổ pháp lý đối với hoạt động M&A tại Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực so với vài năm trước. Điển hình là việc ban hành Thơng tư số 06/2019/TT-NHNN (năm 2019) nhằm khắc phục những bất cập, chồng chéo trong quá trình thực hiện giao dịch chuyển nhượng vốn. Cơ chế pháp lý và thủ tục hành chính đơn giản, hiệu quả sẽ là những yếu tố quan trọng để thu hút nhà đầu tư. Đặc biệt, Luật Đầu tư (năm 2020) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 có nhiều thay đổi mang tính điểm nhấn, đó là: sửa đổi danh

mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; nêu bật những điều kiện cụ thể cho các ngành được hưởng ưu đãi đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phê duyệt chủ trương đầu tư, thủ tục đầu tư; nới rộng định nghĩa doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo quyền lợi cho cổ đông thiểu số trong nhiều ngành nghề kinh doanh được hưởng ưu đãi đầu tư. Ngoài ra,

● Luật Đầu tư (năm 2020) cũng đưa một số ngành nghề kinh doanh ra khỏi danh sách ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh đó, Luật Chứng khốn (năm 2019), có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, sẽ tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Luật này thắt chặt các tiêu chuẩn và điều kiện phát hành công khai chứng khốn lần đầu ra cơng chúng (IPO) nhằm nâng cao tính minh bạch thơng tin, đơn giản hóa các thủ tục, quy trình thực hiện. Nếu tất cả yếu tố trên được thực hiện đúng quy định, chất lượng của cổ phiếu sẽ được cải thiện đáng kể thì đầu tư nước ngồi vào Việt Nam sẽ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU đến đầu TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ HÀM ý CHÍNH SÁCH (Trang 57 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w