28
Ngày nay, các ngân hàng trên thế giới đã trở thành loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục và dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Sự đa hạng trong các dịch vụ và chức năng của ngân hàng dẫn đến việc chúng được gọi là các “Bách hóa tài chính” (Financial department stores) hay “tập đoàn tài chính đa năng” và người ta bắt đầu thấy xuất hiện các khẩu hiệu quảng cáo tương tự như: Ngân hàng của bạn - Một tổ chức tài chính cung cấp đầy đủ dịch vụ (Your Bank - a full service financial
institution).
Sơ đồ 1.2: Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng
Không chỉ trên thế giới mà ngay trong khu vực châu Á, vai trò và vị trí của các tập đoàn tài chính đối với nền kinh tế đất nước ngày càng được khẳng định, thực sự đóng vai trò trụ cột trong nền tài chính - tiền tệ quốc gia. Có thể thấy được điều này từ kinh nghiệm của Hàn Quốc và Đài Loan.
Hoạt động của các tập đoàn tài chính đã giúp nhà nước duy trì sự ổn định của khu vực tài chính, thúc đẩy thị trường tài chính tại Đài Loan và Hàn Quốc trở nên cạnh tranh và hiệu quả hơn, lành mạnh hoá môi trường đầu tư và tăng lòng tin về thị trường tài chính. Mở rộng cơ hội đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường tài chính thông qua việc tăng cường các hoạt động mua bán sáp nhập, liên kết, liên
minh giữa các định chế tài chính. Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá các dịch vụ tài chính theo thông lệ quốc tế, nhất là khuyến khích phát triển các dịch vụ mới, tăng cường trao đổi với các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản có mô hình tương tự.
Các tập đoàn tài chính thực hiện tiết kiệm chi phí và tối đa hoá thu nhập, đổi mới quản trị doanh nghiệp, minh bạch hoá quá trình ra quyết định kinh doanh và thông tin đầy đủ đến các nhà đầu tư. Được phép bán chéo sản phẩm (cross - selling) với việc các công ty thành viên của tập đoàn có thể bán sản phẩm dịch vụ của mình tại mỗi chi nhánh hoặc kênh phân phối sản phẩm của các công ty thành viên khác. Nhân viên của công ty con có thể am hiểu và nắm bắt nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác nhau để chào bán cho khách hàng. Cho phép chia sẻ thông tin của khách hàng giữa các đơn vị thành viên của tập đoàn. Tích hợp được các chính sách quản trị rủi ro của tập đoàn, giảm thiểu rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Lợi ích về thuế rõ rệt do tập đoàn có chung một hệ thống báo cáo thu nhập và thuế. Các công ty con và tập đoàn có thể cùng tính lợi nhuận và chi phí.
1.3.1.2 Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển trong thời gian gần đây
- Các dịch vụ ngân hàng điện tử: Hiện nay, các dịch vụ ngân hàng điện tử đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và số lượng người sử dụng các dịch
vụ này
cũng tăng dần qua các năm. Các dịch vụ ngân hàng điện tử đang được ứng
dụng bao
gồm các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking hay Home Banking như: Dịch
vụ ngân hàng trực tuyến, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến
thông qua mạng Internet; Dịch vụ cho vay tự động, cho phép khách hàng thực hiện
các thủ tục vay tiền Ngân hàng thông qua các máy cho vay tự động ALM (Automated Loan Machines); Dịch vụ ngân hàng tự phục vụ với các máy ATM
30
hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư nhân về các cơ hội thị trường trong nước và ngoài nước cho các khách hàng kinh doanh của họ.
- Quản lý tiền mặt: Qua nhiều năm, các ngân hàng đã phát hiện ra rằng một số dịch vụ mà họ làm cho bản thân mình cũng có ích đối với các khách hàng. Một
trong những ví dụ nổi bật nhất là dịch vụ quản lý tiền mặt, trong đó ngân
hàng đồng
ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần
thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoản sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho
đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.
- Trong khi các ngân hàng có khuynh hướng chuyên môn hóa vào dịch vụ quản lý tiền mặt cho các tổ chức, hiện nay có một xu hường đang gia tăng về việc
cung cấp các dịch vụ tương tự cho người tiêu dùng. Sở dĩ khuynh hướng này đang
lan rộng là do các công ty môi giới chứng khoán, các tập đoàn tài chính khác cũng
cấp cho người tiêu dùng tài khoản môi giới với hàng loạt dịch vụ tài chính liên quan.
- Dịch vụ cho thuê tài chính: Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn mua các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua
hợp đồng
cho thuê tài chính, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. - Bán các dịch vụ bảo hiểm: Từ nhiều năm nay, các ngân hàng trên thế giới
đã bán bảo hiểm tín dụng cho khách hàng, điều đó bảo đảm việc hoàn trả trong
trường hợp khách hàng vay vốn bị chết hay bị tàn phế. Trong khi các quy
Ngân hàng cũng bán các kế hoạch tiền gửi hưu trí (được biết như IRAS và Keogle) cho các cá nhân và giữ nguồn tiền gửi cho đến khi người sở hữu các kế hoạch này cần đến.
- Cung cấp dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp: Do ngân hàng cung cấp các tài khoản tiền gửi truyền thống với lãi suất quá thấp, nhiều khách hàng đã hướng tới
việc sử dụng cái gọi là sản phẩm đầu tư (investment products) đặc biệt là các tài
khoản của quỹ tương hỗ và hợp đồng trợ cấp, những loại hình cung cấp triển vọng
thu nhập cao hơn tài khoản tiền gửi dài hạn cam kết thanh toán một khoản
tiền mặt
hàng năm cho khách hàng bắt đầu từ một ngày nhất định trong tương lai
(chẳng hạn
ngày nghỉ hưu). Ngược lại, quỹ tương hỗ bao gồm các chương trình đầu tư được
quản lý một cách chuyên nghiệp nhằm vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các
chứng khoán phù hợp với mục tiêu của quỹ (ví dụ: Tối đa hóa thu nhập hay đạt
được sự tăng giá trị vốn).
- Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn: Ngân hàng ngày nay đang theo chân các tổ chức tài chính hàng đầu trong việc cung cấp
dịch vụ
ngân hàng đầu tư và dịch vụ ngân hàng bán buôn cho các tập đoàn lớn.
Những dịch
vụ này bao gồm xác định mục tiêu hợp nhất, tài trợ mua lại Công ty, mua bán chứng
khoán cho khách hàng (ví dụ: bảo lãnh phát hành chứng khoán), cung cấp
32
1.3.2 Bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong khu vực và trên thế giới, có thể rút ra những bài học vô cùng to lớn đối với hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam. Đó là:
Thứ nhất, định hướng cho các ngân hàng thương mại phát triển thành các tập đoàn tài chính đa năng với đa dạng các loại hình dịch vụ.
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước và quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ nói riêng và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói chung có thể rút ra nhiều bài học quý về quá trình xây dựng tập đoàn kinh doanh. Đặc biệt về thực tiễn quản trị doanh nghiệp, quản lý giám sát hoạt động của công ty mẹ và công ty con trong tập đoàn; chiến lược đầu tư và kinh doanh bán chéo sản phẩm; cơ chế tài chính theo hướng tiết kiệm chi phí; xác định đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi có tầm quan trọng đặc biệt đảm bảo hiệu quả, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các cơ quan quản lý nhà nước nên ban hành cơ chế giám sát, quản lý hoạt động của các tập đoàn; cần thiết thành lập cơ quan trực thuộc Chính phủ để quản lý giám sát. Sớm tách bạch quyền sở hữu vốn của Nhà nước với quyền quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; tạo quyền chủ động đưa ra quyết sách kinh doanh thông qua các cơ chế đầu tư, kinh doanh, nhân sự, cơ chế phân phối tiền lương, tiền thưởng và thu nhập đối với đội ngũ lãnh đạo và người lao động. Tạo điều kiện cho các tập đoàn, tổng công ty tiếp cận và kêu gọi đầu tư các dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia và đầu tư ra nước ngoài mang lại lợi ích kinh tế, chính trị cho đất nước.
Thứ hai, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo hướng tăng dần doanh thu từ các dịch vụ ngân hàng hiện đại và giảm dần doanh thu từ các dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Sở dĩ cần phát triển các dịch vụ ngân hàng theo xu hướng này là do các hoạt động dịch vụ ngân hàng mới không đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải sử dụng nguồn vốn của mình. Đây là một thuận lợi lớn cho các ngân hàng thương mại có vốn tự có hạn hẹp như các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các hoạt động dịch vụ
mới có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng thương mại bởi chi phí ban đầu thường rất thấp. Đây được coi là một lĩnh vực kinh doanh rất hiệu quả, thu hút các ngân hàng thương mại hiện đại trên thế giới. Hoạt động dịch vụ ngân hàng mới cũng được xếp vào những lĩnh vực kinh doanh tương đối an toàn có rủi ro thấp hơn nhiều so với dịch vụ truyền thống như tín dụng ngân hàng. Vì thế, mở rộng hoạt động dịch vụ mới sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro như rủi ro lãi suất, đặc biệt là những
rủi do tín dụng do tính chất thông tin bất cân xứng của thị trường tài chính mang lại.
Thứ ba, phát triển các dịch vụ ngân hàng phải dựa trên nền tảng các công nghệ ngân hàng tiên tiến, hiện đại.
Ngày nay, khi thế giới đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thì không chỉ ngành ngân hàng mà tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế đều phải hướng đến các dịch vụ đáp ứng được
những yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Những dịch vụ đó phải có tính ứng dụng
công nghệ cao, đem lại sự thuận tiện và những lợi ích thiết thực cho người sử dụng.
Thứ tư, phát triển các dịch vụ ngân hàng phải đi đôi với việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cũng như nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành và trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên.
Hoạt động dịch vụ hiện đại luôn đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng tương xứng. Các ngân hàng thương mại không thể triển khai hoạt động dịch vụ phục vụ các khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp nếu cơ sở hạ tầng nghèo nàn. Bên cạnh đó, một đội ngũ nhân viên có trình độ cao không chỉ nắm vững lý thuyết, mà còn phải thành thạo trong các hoạt động nghiệp vụ cũng là một đòi hỏi đặc thù của hoạt động dịch vụ ngân hàng.
Chính vì vậy, quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam cũng cần định hướng theo các tiêu chí trên để đảm bảo đáp ứng được xu thế chung của thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập.
34
nhanh và vượt xa khả năng đáp ứng của các định chế trung gian tài chính hiện có trong nước. Đây chính là điểm thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài chiếm lĩnh thị trường nội địa, đặc biệt khi các rào cản thị trường tài chính ở Việt nam bị dỡ bỏ và từ ngày 01/04/2007 Nhà nước Việt nam cho phép các loại Định chế tài chính 100% vốn sở hữu nước ngoài được thành lập tại Việt nam theo những cam kết hội nhập WTO. Thực tế cũng chỉ ra rằng, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng của công chúng đang ngày một tăng, đặc biệt là ở thành thị. Nhu cầu đó gắn liền với quá trình ra đời với tốc độ nhanh chóng của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, cũng như quá trình chuyển đổi các Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần. Đó là nhu cầu về giao dịch cổ phiếu, tư vấn đầu tư, thuê mua tài chính, quản lý nợ v.v... Đồng thời, sự xuất hiện các doanh nghiệp nước ngoài trong nền kinh tế đóng vai trò như chất xúc tác, thúc đẩy sự ra đời và phát triển nhanh chóng nhu cầu thị trường về các dịch vụ tài chính ngân hàng. Đó là những dịch vụ liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, rút tiền tự động, dịch vụ kiều hối và kinh doanh các công cụ phái sinh như Option, Future, Forward v.v... Rõ ràng, nhu cầu về các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng mang tính tiên phong, đột phá, có vai trò tạo động lực kích thích sự ra đời và phát triển các nguồn cung ứng dịch vụ trong nước. Như vậy, thị trường dịch vụ mới, hiện đại của các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay là thị trường đầy tiềm năng, sẵn sàng đón nhận những công cụ tài chính và nguồn cung ứng mới trên thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng. Nội dung chương cũng đề cập tới quy trình phát triển sản phẩm, dịch vụ cũng như vấn đề quản trị rủi ro đối với hoạt động phát triển dịch vụ trong quá trình kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, từ những kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta có thể rút ra những bài học quý báu cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng trong thời gian tới ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI TECHCOMBANK
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG
VIỆT NAM (TECHCOMBANK) NHỮNGNĂMGẦNĐÂY
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Techcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - tên giao dịch quốc tế là: Vietnam Technological and Commercial Joint stock bank - Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993 theo giấy phép số 0040/NH-GP cấp ngày 06/08/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hiện nay, Hội sở chính của Techcombank được đặt tại 72 - 74 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Mạng lưới hoạt động cũng không ngừng được mở rộng, Techcombank hiện có gần 180 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Đội ngũ quản trị và điều hành được tăng cường về chất với một lượng đáng kể cán bộ cấp cao được tuyển mộ từ các ngân hàng quốc tế và từ đối tác chiến lược HSBC.
Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của Techcombank trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên.
Đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, với “siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói”, Techcombank hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài bao gồm tài khoản, tiền gửi, tín dụng, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý nguồn tiền, bao thanh toán, thuê mua, dịch vụ ngoại hối và quản trị rủi ro, các chương trìnhcho vay ưu đãi và hỗ trợ xuất nhập khẩu theo các thoả thuận ký với các tổ chức quốc tế.
36
Đối với khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn, Techcombank đang cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ hiện đại như quản lý ngân