Các cam kết của Việt Nam về mở cửa dịch vụ ngânhàng

Một phần của tài liệu 043 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ NGÂN HÀNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 81 - 83)

Từ năm 1995, sau gần 10 năm đổi mới, nước ta đã chính thức làm đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Với rất nhiều những nỗ lực để hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, kiên trì đàm phán trên cả hai kênh song phương (mở cửa thị trường) và đa phương (thực hiện hiệp định của WTO), ngày 07/11/2006, nước ta đã chính thức được kết nạp vào tổ chức này.

Tham gia vào WTO, nước ta đứng trước rất nhiều cơ hội lớn. Chúng ta có điều kiện được tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ của tất cả các nước thành viên, từng bước cải thiện được môi trường kinh doanh trong nước nhằm đáp ứng được các thiết chế quản lý theo quy định của WTO.

Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải đối đầu với không ít thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Một trong những thách thức hàng đầu chính là sự cạnh tranh gay gắt khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường và thực hiện các cam kết đối với WTO trong lĩnh vực ngân hàng.

3.1.1.1 Các dịch vụ ngân hàng được đưa vào cam kết

- Nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng.

- Cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại.

- Thuê mua tài chính.

- Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng.

70

- Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch thỏa thuận hoặc bằng cách khác như dưới đây: Công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi); Ngoại hối; Công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn; Vàng khối.

- Môi giới tiền tệ.

- Quản lý tài sản, như quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác.

- Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác.

- Cung cấp và truyền thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng như các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác.

- Các dịch vụ tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác đối với tất cả các hoạt động đã được nêu, kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn đầu tư danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại, về tái cơ cấu và chiến lược kinh doanh.

3.1.1.2 Các nội dung cam kết của Việt Nam với WTO về các dịch vụ ngân hàng

a) Các ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

- Đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, ngân hàng thương mại liên doanh trong đó phần góp vốn của bên nước ngoài không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh và công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài và kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2007 được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

- Đối với các công ty tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài. - Đối với công ty cho thuê tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện, công ty

b) Trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh nước ngoài được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh phù hợp với lộ trình. Theo đó, đến ngày 1 tháng 1 năm 2011 sẽ áp dụng quy tắc đối xử quốc gia đầy đủ.

c) Tham gia cổ phần:

- Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hóa như mức tham gia cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Đối với việc tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần do các thể nhân và pháp nhân nước ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. d) Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài:

- Không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở chi nhánh của mình.

e) Kể từ khi gia nhập, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia.

Với một lộ trình mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng nhanh chóng, trong thời gian tới, các ngân hàng nước ngoài sẽ được mở hàng loạt tại Việt Nam. Như vậy, sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại trong nước là rất lớn vì các ngân hàng nước ngoài có những ưu thế về quy mô vốn lớn, chất lượng tài sản tốt, cơ chế quản lý linh hoạt, kinh nghiệm hoạt động trong môi trường cạnh tranh theo chuẩn mực quốc tế và đặc biệt là danh mục các sản phẩm dịch vụ đa dạng đạt trình độ công nghệ cao. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh chóng đưa ra những định hướng phát triển phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu 043 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ NGÂN HÀNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w