5. Kết cấu của Luận văn
3.2 Nguyên tắc hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng
Trước những cảnh báo nguy cơ bị thu hẹp thị phần, bị thâu tóm cạnh trang, đòi hỏi Ngân hàng Á Châu phải cải cách đổi mới toàn diện, để nâng cao năng lực cạnh tranh, để có thể đứng vững và phát triển an toàn trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Một trong những yêu cầu cấp bách nhất trong công cuộc đổi mới là phải nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống KTNB. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng và hoàn thiện hệ thống KTNB tại ACB:
Nguyên tắc 1: Tổ chức KTNB phải tuân thủ pháp luật và các thông lệ quốc tế.
Tổ chức KTNB tại ACB phải tuân thủ tuyệt đối pháp luật của Nhà nước Việt Nam với tính chất là một đơn vị cơ sở chịu sự kiểm tra thường xuyên, liên tục của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức bộ máy, nội dung hoạt động của KTNB của ACB phải tuân thủ theo các qui định của pháp luật hiện hành đối với các tổ chức tín dụng về KTNB và phải áp dụng các thông lệ quốc tế về giám sát nghiệp vụ ngân hàng (theo trụ cột 2 của Basel II về quy trình đánh giá, giám sát).
Trong mọi hoạt động của KTNB, nếu các KTV phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì phải có trách nhiệm báo cáo cho các cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý.
Nguyên tắc 2: Tổ chức bộ máy KTNB phải đảm bảo tính độc lập cao đối với mọi bộ phận trong Ngân hàng.
Bộ phận KTNB phải có một mô hình tổ chức phù hợp, cho phép KTNB thực hiện kiểm toán mọi hoạt động một cách có hiệu quả và báo cáo kết quả KTNB một cách khách quan nhất. Để không mất đi tính độc lập đồng thời đề cao tính khách quan về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình tiến hành kiểm toán, bộ máy KTNB bắt buộc chịu sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao nhất trong Ngân hàng, không bị phụ thuộc hay chi phối bởi bất kỳ bộ phận nào
Nguyên tắc 3: Tổ chức bộ máy KTNB phải phù hợp với đặc điểm tổ chức, đặc điểm hoạt động và mục đích yêu cầu quản lý cũng như khả năng, trình độ quản lý của Ngân hàng.
Quy mô của Ngân hàng, các đặc thù về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh, loại hình và tính chất phức tạp của các hoạt động trong Ngân hàng là các nhân tố tác động đến mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của KTNB. Các yêu cầu quản lý cũng như khả năng quản lý của Ngân hàng sẽ xác định nội dung và phạm vi của KTNB trong Ngân hàng.
73
Nguyên tắc 4: Tổ chức bộ máy KTNB phải đảm bảo tính hiệu quả trong tổ chức hoạt động của KTNB.
Tại ACB, KTNB có ra đời, tồn tại và phát triển được hay không còn phải xem xét tính kinh tế và hiệu quả mà KTNB mang lại cho Ngân hàng. Bản thân KTNB là một hoạt động kinh tế, những lợi ích do KTNB mang lại phải có giá trị nhiều hơn những chi phí mà Ngân hàng đã phải bỏ ra cho bộ phận KTNB. Về nguyên tắc, có thể tiếp tục chi thêm cho các hoạt động kiểm toán miễn là những lợi ích phụ thêm của kiểm toán nhiều hơn những chi phí phụ thêm.
3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thươngmại cổ phần Á Châu