Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu 154 HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TOÁN nội bộ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 103 - 104)

5. Kết cấu của Luận văn

3.4.1 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng

Thứ nhất, thành lập cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng là

một đơn vị thuộc Ngân hàng nhà nước. Trên cơ sở bộ máy Thanh tra Ngân hàng nhà nước hiện có, xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu (về thể chế, mô hình tổ chức, con người và phương pháp) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Qua đó từng bước tạo tiền đề để đến sau năm 2010 xây dựng được Cơ quan Giám sát tài chính tổng hợp, có vị thế và vai trò cao hơn trong việc thực hiện chức năng giám sát an toàn toàn bộ hoạt động tài chính, bao gồm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Mục tiêu và trách nhiệm chính của Cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng của Ngân hàng nhà nước là góp phần bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các Tổ chức tín dụn và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo vệ lợi ích của công chúng.

Thứ hai, hoàn thiện các điều kiện tiên quyết cho một hệ thống giám sát

có hiệu quả. Ưu tiên đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của Thanh tra Ngân hàng nhà nước hiện nay theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo, điều hành của Cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng dưới sự quản lý của Thống đốc ngân hàng nhà nước.

Mặt khác cũng cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng và hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng. Trước mắt, cần đưa các nội dung giám sát ngân hàng và định hướng đổi mới hệ thống giám sát ngân hàng, đặc biệt là đối với thanh tra, giám sát chuyên ngành ngân hàng vào các Luật ngân hàng nhà nước và Luật Tổ chức tín dụng

93

mới. Đồng thời bảo đảm để Cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng có đủ quyền lực cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống và việc chấp hành đúng các quy định pháp luật trong hoạt động của các Tổ chức tín dụng. Hiện đại hóa và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

Thứ ba, đổi mới và nâng cao hiệu quả phương pháp giám sát ngân hàng.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, trong đó giám sát từ xa được coi là nghiệp vụ quan trọng, có chức năng cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng; sử dụng kết quả và hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập làm công cụ hỗ trợ cho quá trình giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng; các quy định, chính sách quản lý các loại hình tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng; đồng thời đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát phù hợp sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng, từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel II) sau năm 2010.

Trong thời gian tới, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại, để phát huy được vai trò của KTNB trong công tác quản trị, ngân hàng cần đổi mới kiện toàn mô hình tổ chức bộ máy, quy chế KTNB trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu 154 HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TOÁN nội bộ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w