Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại cổ phầ nÁ Châu

Một phần của tài liệu 154 HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TOÁN nội bộ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 104 - 113)

5. Kết cấu của Luận văn

3.4.2 Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại cổ phầ nÁ Châu

Thứ nhất, Ngân hàng Á Châu cần nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của KTNB. Ban quản trị ngân hàng cần ý thức được rằng ngoài mục đích báo cáo quản lý nhà nước, KTNB còn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị ngân hàng. Đối với HĐQT và Ban điều hành cần quan

tâm, ưu tiên nguồn lực một cách thích đáng cho việc hình thành, hoàn thiện và phát triển của hệ thống này. Đối với các bộ phận, phòng ban trong Ngân hàng, cần phải hiểu rằng KTNB hỗ trợ trong việc thực hiện trách nhiệm của mình về KSNB và trao đổi thông tin về các sáng kiến kinh doanh và các thông lệ tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu đề ra để có sự phối hợp tốt trong công việc.

Thứ hai, bộ phận KTNB phải độc lập, khách quan. Để KTNB hoạt động hữu hiệu, tránh mâu thuẫn về nghiệp vụ, KTNB phải là hoạt động kiểm toán độc lập với các hoạt động nghiệp vụ và các thủ tục KSNB hàng ngày. Bộ phận KTNB có quyền thực hiện kiểm toán tất cả các phòng ban chức năng trong Ngân hàng, được quyền lập báo cáo các sai phạm phát hiện được.

Thứ ba, bộ máy KTNB phải tổ chức thành một hệ thống thống nhất trong Ngân hàng từ Hội sở đến Chi nhánh, theo phương thức vừa tập trung, vừa phân tán. Nhờ vậy, Hội sở có thể định dạng và kiểm soát tốt các rủi r o có thể hoặc đang xảy ra.

Thứ tư, phạm vi và nội dung hoạt động của KTNB phải là không giới hạn. Tất cả các hoạt động và chủ thể trong Ngân hàng đều có thể là đối tượng của KTNB. Nội dung kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng cần được phân chia theo các nghiệp vụ kinh doanh mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang áp dụng. Điều này cũng bao hàm yếu tố KTNB phải được cung cấp đầy đủ các nguồn lực thích hợp để thực hiệc các mục tiêu đề ra.

Thứ năm, trình độ và kỹ năng làm việc của các KTV nội bộ là nhân tố

quan trọng để hoạt động kiểm toán nội bộ có chất lượng, hiệu quả, KTV nội bộ có khả năng kiểm tra mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Khả năng chuyên môn còn nhằm đảm bảo KTNB sẽ đưa ra các đánh giá, khuyến nghị có giá trị nhằm cải tiến hoạt động của Ngân hàng. Để nâng cao khả năng chuyên môn của KTV nội bộ, đòi hỏi KTV nội bộ phải thường xuyên được đào tạo và tự đào tạo để nâng cao trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn.

95

Thứ sáu, cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán gồm quy chế, quy trình, kế hoạch KTNB phải được hoàn thiện theo hướng hội nhập và theo sát với các chuẩn mực quốc tế, tiêu chuẩn Basel II.

Thứ bảy, ACB cần hoàn thiện Điều lệ kiểm toán nội bộ nhằm tăng cường vị trí và quyền hạn của bộ phận này trong ngân hàng thương mại. Điều lệ phải nêu rõ mục tiêu, phương pháp tiến hành KTNB; xác định rõ nhiệm vụ của KTNB; xác định các nguyên tắc tiến hành KTNB và mối quan hệ với các phòng ban nghiệp vụ khác.

Thứ tám, ACB phải hoàn thiện môi trường KSNB tạo tiền đề cho hoạt

động KTNB hoạt động hiệu quả hơn.

Tóm lại, KTNB tại Ngân hàng Á Châu có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng;

cấu trúc nòng cốt của quản trị điều hành ngân hàng; là cơ sở, điều kiện tiên quyết của quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Do đó, ACB tổ chức tốt KTNB sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, gia tăng giá trị cho ngân hàng.

Kết luận Chương 3

Chương 3 của luận văn đã làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ trong ngân hàng, nêu lên nguyên tắc hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ và đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Từ đó, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.

KÉT LUẬN

Có thể khẳng định rằng kiểm toán nội bộ là nhu cầu hoạt động tất yếu của mỗi

doanh nghiệp nói chung và mỗi ngân hàng thương mại nói riêng. Điều này càng được khẳng định rõ nét đối với các nước vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường như ở nước ta hiện nay. Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống Ngân

hàng thương mại cần phải thiết lập và cải cách hệ thống quản trị, thực hiện quản lý

theo quản trị rủi ro. Một trong những công cụ quản trị rủi ro của ngân hàng là kiểm

toán nội bộ. Nhìn chung, hoạt động kiểm toán nội bộ vẫn chưa có một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về qui trình thực hiện cũng như phương pháp áp dụng.

Luận văn đã đặt ra và giải quyết khá toàn diện mặt lý luận về kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu; từ đó rút ra những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại trong tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Kèm theo đó, luận văn đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng này.

Tuy nhiên, do trình hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm của bản thân Tác giả, do phạm vi nghiên cứu chưa đầy đủ nên Luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong Trường học viện ngân hàng, của các anh (chị) tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Hà Nội để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn những kết quả đã đạt được của Luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alvin A.Arens và James K.Loebbecke, Kiểm toán, dịch và biên soạn Đặng Kim Cương và Phạm Văn Được, NXB Thống kê

2. Bộ Tài chính, Hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp Nhà nước, ban hành kèm Thông tư số 171/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Bộ Tài chính, Quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, ban hành kèm theo Quyết định số 832 TC/QĐ/CĐKT, ngày 28/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. GS.TS.Nguyễn Quang Quynh (2001), Kiểm toán tài chính, NXB Tài chính. 5. GS.TS.Nguyễn Quang Quynh (2001), Lý Thuyết kiểm toán, NXB Tài chính.

6. Ngân hàng Nhà nước, Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 của Thống đốc NHNN.

7. Ngân hàng Nhà nước, Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 03/1998/QĐ-NHH3 ngày 03/01/1998 của Thống đốc NHNN.

8. Ngân hàng Nhà nước, Quy chế kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước, ban hành kèm theo Quyết định số 486/2003/QĐ- NHNN ngày 19/05/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

9. PGS.PTS Đặng Văn Thanh, PTS Lê Thị Hòa (1997), Kiểm toán nội bộ - Lý luận và hướng dân nghiệp vụ, NXB Tài chính.

10. Ngân hàng TMCP Á Châu (2009) Báo cáo thường niên.

BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2010

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TOÁN CHI NHÁNH HÀ NỘI

1. Thời gian kiểm tra: dự kiến thực hiện bắt đầu từ ngày 09 tháng 01 năm 2010 đến ngày 09 tháng 02 năm 2010.

2. Thành phần đoàn KTNB: gồm 8 người, chia thành 4 nhóm nghiệp vụ: Nhóm tín dụng, gồm tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân: 3 người Nhóm thanh toán quốc tế: 1 người

Nhóm kế toán: 2 người

Nhóm Giao dịch và ngân quỹ: 2 người

Kết thúc quá trình kiểm tra hồ sơ, chứng từ, đoàn sẽ chia thành 2 nhóm thực hiện kiểm kê tài sản thế chấp/cầm cố và nhóm kiểm quỹ và ấn chỉ có giá.

3. Phạm vi và nôi dung kiểm tra:

3.1 Phân tích cơ cấu nhân sự của chi nhánh

- Kiểm tra sự phù hợp của việc phân công công việc tại chi nhánh;

- Kiểm tra việc phân quyền trên TCBS của các nhân viên, trên cơ sở đó đánh giá tình hình phân công công việc của Trưởng bộ phận có sự tách bạch công việc hay vẫn còn nhân viên kiêm nhiệm các chức danh khác nhau ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.

3.2 Nghiệp vụ tín dụng

- Khảo sát quy trình tín dụng thực tế tại chi nhánh, so sánh với quy trình chuẩn của ACB, từ đó đưa ra những điểm chưa hợp lý đồng thời đề xuất những kiến nghị khắc phục nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra;

- Phân tích cơ cấu dư nợ các loại cho vay tại đơn vị, để từ đó áp dụng các phương pháp chọn mẫu thích hợp;

12.Ngân hàng TMCP Á Châu (2006), Quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

13.Ngân hàng TMCP Á Châu (2006), Sổ tay kiểm toán nội bộ.

14.Tài liệu nội bộ khác của Ngân hàng TMCP Á Châu.

15.Victor Z.Brinhk và Herbert Witt (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại - Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát, NXB Tài chính. 16.Website: www.acb.com.vn, www.kiemtoan.com.vn .

chính với những chứng từ khách hàng cung cấp; phương pháp định giá tài sản đảm bảo; thẩm quyền ký duyệt trên Tờ trình thẩm định tài chính, phiếu thẩm định tài sản đảm bảo, thẩm quyền phê duyệt cho vay, ký kết các Hợp đồng; tính nhất quán và thống nhất các thông tin trên các hợp đồng và chứng từ khách hàng cung cấp cũng như đối chiếu với thông tin trên TCBS; việc điều chỉnh lãi, miễn giảm lãi vay, kiểm tra sự khớp đúng giữa hồ sơ và số liệu trên máy tính;

- Phân tích tình hình nợ quá hạn, phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, hướng xử lý và biện pháp khắc phục;

1.1 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Kiểm tra quy trình L/C, quy trình nhÔ0 thu, nghieap vuí chuyeân tieàn baèng

niean

1.2 Nghiệp vụ kế toán

- Kiểm tra việc tuân thủ quy chế chi tiêu nội bộ;

- Kiểm tra việc theo dõi, quản lý tài sản cố định và công cụ lao động tại đơn vị;

- Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền; 1.3 Nghiệp vụ giao dịch - ngân quỹ:

- Kiểm tra việc tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ giao dịch - ngân quỹ do ACB ban hành;

- Phân tích tính hiệu quả của các khâu kiểm soát trong nghiệp vụ giao dịch;

- Kiểm tra việc quản lý hồ sơ và lưu trữ chứng từ tại đơn vị;

- Kiểm tra tình hình an toàn kho quỹ theo quy chế hoạt động kho quỹ do ACB

ban hành.

101

TRƯỞNG Bộ PHẬN

Phụ lục 2.2: Trích Báo cáo KTNB chi nhánh Hà Nội năm 2010

NGAN HÀNG TMCP Á CHAU

BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2010

BÁO CÁO KIỂM TOÁN NỘI BỘ CHI NHÁNH HÀ NỘI NĂM 2007

Kính gửi: - Trưởng Ban Kiểm soát

- Chủ tịch HĐQT Ngân Hàng Á Châu. - Tổng Giám Đốc Ngân hàng Á Châu. - Giám Đốc Chi nhánh ACB Hà Nội.

- Căn cứ Quyết định số 1215/TCQĐ-KTNB.10 ngày 09 tháng 01 năm 2010 của Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng TMCP Á Châu V/v cử Đoàn tình hình hoạt động các nghiệp vụ giao dịch, tín dụng, thanh toán quốc tế tại ACB Chi nhánh Hà Nội.

- Căn cứ theo đề cương kiểm toán lập ngày 09 tháng 01 năm 2010 của Ban kiểm toán nội bộ Ngân hàng Á Châu.

- Đoàn KTNB đã thực hiện việc kiểm tra và đánh giá tình hình hoạt động của Chi nhánh ACB Hà Nội từ ngày 09/01/2010 đến 09/02/2010 bao gồm các lĩnh vực hoạt động như sau:

Phần A : Cơ cấu tổ chức nhân sự - Phân công nhiệm vụ - Đào tạo nghiệp vụ Phần B : Nghiệp vụ tín dụng

Phần C : Nghiệp vụ giao dịch-ngân quỹ Phần D : Nghiệp vụ TTQT

Phần E : Nghiệp vụ Kế toán Kết quả kiểm tra như sau :

Phần A. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN Sự - ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ - PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

PHẦN B. NGHIỆP VỤ T ,

1. Thẩm định tài chính của khách hàng vay và lập tờ trình:

a. Thẩm định khách hàng vay

Có 02 trường hợp tờ trình thẩm định khách hàng không có chữ ký trưởng bộ phận.

Có 02 trường hợp hồ sơ vay không có thông tin CIC của người bảo lãnh hoặc của các thành viên góp vốn vào doanh nghiệp

Chi tiết trong Phụ lục 01TD đính kèm b. Nhận xét và kiến nghị của Ban KTNB

- Trưởng các bộ phận tín dụng doanh nghiệp và cá nhân cần kiểm soát chi tiết bộ hồ sơ đối với tất cả các hồ sơ vay trước khi trình Ban Tín dụng phê duyệt, đồng thời cùng nhân viên A/O chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin trên tờ trình cũng như sự phù hợp của các kiến nghị đối với khoản vay đề xuất

- Đối với khách hàng dùng tài sản đảm bảo để vay vốn, nhân viên A/O cần

phải đề nghị khách hàng bổ sung các giấy tờ phù hợp để chứng minh mối quan hệ

giữa người vay và người bảo lãnh như: Giấy khai sinh, hộ khẩu, Giấy xác nhận của chính quyền địa phương.

Đề nghị Chi nhánh xem xét các nội dung kiến nghị cụ thể mà đoàn KTNB đã nêu theo từng nghiệp vụ để có biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Giám đốc Chi nhánh, trưởng phòng giao dịch thực hiện công tác rà soát lại và chỉnh sửa các vấn đề đã nêu ở trong báo cáo, gửi kết quả chỉnh sửa về Ban KTNB trước ngày 06 tháng 12 năm 2007.

Đối với các vấn đề chưa khắc phục kịp thời, vào ngày 02 hàng tháng, Chi nhánh phải làm báo cáo nguyên nhân gửi về Ban KTNB cho đến khi hoànTRƯỞNG ĐOÀN

Một phần của tài liệu 154 HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TOÁN nội bộ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w