Nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ công nhân viên đặc biệt là

Một phần của tài liệu 154 HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TOÁN nội bộ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 100 - 102)

5. Kết cấu của Luận văn

3.3.6 Nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ công nhân viên đặc biệt là

của kiểm toán viên.

về bố trí nhân sự và đào tạo nhân sự cho Ban KTNB. Các cuộc kiểm toán nội bộ được thực hiện với trình độ chuyên môn cao (kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần thiết khác) và với sự cẩn trọng nghề nghiệp cần thiết. Điều này có nghĩa là tất cả những cán bộ kiểm toán nội bộ cần nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực thông qua việc bồi dưỡng thường xuyên phát triển chuyên môn. Phòng kiểm toán nội bộ cần đưa ra các yêu cầu nhất định về kỹ năng nghiệp vụ để thực hiện công việc kiểm toán cụ thể, trên cơ sở đó xác định chương trình đào tạo cần thiết. Các chương trình đào tạo cần tập trung cả vào hai lĩnh vực là kỹ năng chuyên môn và kỹ năng ứng xử, giao tiếp.

Ngân hàng cũng cần xây dựng một chương trình làm việc theo đó một số kiểm toán viên nôi bộ sẽ tập trung vào kiểm toán một mảng hoạt động kinh doanh của ngân hàng để trở thành các chuyên gia thực sự trong các mảng này. Cách thức này sẽ tạo điều kiện cho các kiểm toán viên đưa ra các khuyến nghị và tư vấn kinh doanh mang tính thực tế cao cho ban điều hành.

Kiểm toán nội bộ cần được tham gia tích cực hơn vào các hiệp hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế, ví dụ như Viện kiểm toán viên nội bộ, Hiệp hội Kiểm toán viên và Kiểm soát hệ thống thông tin...) nhằm giúp họ nắm bắt kịp thời các bước phát triển mới nhất trong hệ thống kiểm toán nội bộ.

về thực hiện chức năng chuyên môn, nhiệm vụ. Phòng kiểm toán nội bộ nên chuyển từ phương pháp kiểm toán tuân thủ sang phương pháp kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro. Phương pháp này dựa vào các rủi ro của Ngân hàng để đảm bảo là các hệ thống quản lý rủi ro của Ngân hàng là phù hợp và đầy đủ tính hiệu quả. Mục đích chính của phương pháp này là cung cấp cho ban lãnh đạo ngân hàng sự đảm bảo là hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng bao gồm quản lý rủi ro cấp doanh nghiệp, cấp phòng ban, cấp chi nhánh.được tuân thủ và hoạt động theo đúng mong muốn của ban lãnh đạo; quy trình quản lý rủi ro đượ thiết lập; các quyết định xử lý của ban lãnh đạo là đầy đủ để hạn chế rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được.

Phương pháp này bắt đầu từ các mục tiêu kinh doanh, sau đó xác định các rủi ro ảnh hưởng đến các mục tiêu đó. Tiếp theo kiểm toán viên đánh giá các chính sách, quy trình mà Ban lãnh đạo áp dụng nhằm giảm thiểu các rủi ro xuống mức mà Hội đồng quản trị cho phép như thế nào. Dựa trên cơ sở đó Kiểm toán viên xác định phương pháp và phạm vi công việc của mình.

Về mặt số lượng: cùng với sự phát triển về qui mô, sản phẩm của ngân hàng, Ban KTNB cũng cần kết hợp với Khối Quản trị nguồn lực, Trung tâm đào tạo có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp. Hiện nay ACB có 253 chi nhánh và Phòng Giao dịch trên cả nước và theo chiến lược phát triển thì đến cuối năm 2010 thì ACB có tới 300 chi nhánh và Phòng Giao dịch. Thêm vào đó, sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm ngân hàng cùng với các dịch vụ gia tăng thì số lượng KTV (125 nhân viên) như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được.

91

về cấp bậc và phụ cấp của các KTV. Hiện nay, ngoài các vị trí Trưởng /Phó Ban KTNB, các vị trí Trưởng Bộ phận kiểm toán, Ban KTNB chưa có sự phân cấp

đối với năng lực và trình độ của đội ngũ nhân viên KTNB. Điều này không tạo được động lực cho nhân viên kiểm toán. Cần có chính sách về việc phân cấp nhân viên kiểm toán. Đề xuất cấp bậc của đội ngũ nhân viên kiểm toán sẽ như sau:

Kiểm tra viên cấp I là người chỉ làm tốt được một trong các nghiệp vụ ngân hà ng;

Kiểm tra viên cấp II là người làm tốt được hai nghiệp vụ ngân hàng trở lên; Kiểm tra viên cấp III là người làm tốt được tất cả các nghiệp vụ ngân hàng. Song song với việc phát triển đội ngũ KTV nội nộ về mặt chất lượng và số lượng thì yếu tố không kém phần quan trọng để có được đội ngũ KTV nội bộ giỏi là chính sách đãi ngộ. Ngoài lương áp dụng theo cấp bậc, chức vụ cần qui định cho KTV nội bộ được hưởng phụ cấp trách nhiệm tương ứng với trình độ và cống hiến của từng KTV nội bộ.

Một phần của tài liệu 154 HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TOÁN nội bộ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w