Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại NHTM

Một phần của tài liệu 160 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AGRIBANK – CHI NHÁNH mỹ ĐÌNH (Trang 26)

7. Kết cấu khóa luận

1.4. Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại NHTM

1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của của khách hàng qua các BCTC

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình phân tích quá trình chọn lọc, xử lý những chỉ số tài chính của KHDN trên báo cáo tài chính. Khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính của khách hàng, chuyên viên cho vay sẽ chú ý tới những khoản mục có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng

Bảng cân đối kế toán: Để phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn,

phương pháp chủ yếu thường được sử dụng là phương pháp so sánh với kỹ thuật so sánh

ngang và dọc. Mỗi loại tài sản cần được tài trợ bằng một nguồn vốn nhất định. Việc sử dụng nguồn vốn để tài trợ cho những nhu cầu vốn trong doanh nghiệp thường được xem

xét trên nguyên tắc cân đối, vấn đề này thường được xem xét trên các mối quan hệ trên bảng CĐKT, thể hiện qua 3 chỉ tiêu: Vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động và ngân quỹ ròng.

Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn (vốn thường xuyên) với tài sản dài hạn trong doanh nghiệp.Để xác định vốn lưu động ròng trên bảng CĐKT, có hai cách:

Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn dài hạn -Tài sản dài hạn. Trong đó nguồn vốn dài hạn gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

Vốn lưu động ròng > 0: nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp đang được tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đây là điều cần thiếttrong chính sách tài trợvốn nhằm duy trì sựổn

định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Nếu nguồn vốn dài hạn < tài sản dài hạn, vốn lưu động ròng < 0, doanh nghiệp có một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, tạo cơ cấu vốn rất mạo hiểm. Nhu cầu vốn lưu động: nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ ba trong quá trình đó.

Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản kinh doanh -Nợ kinh doanh. Khi tài sản kinh doanh > nợ kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động dương, thể hiện doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn do có một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ ba. Khi tài

sản kinh doanh < nợ kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động âm, thể hiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba của doanh nghiệp nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát

sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngân quĩ ròng = Ngân quĩ có - Ngân quĩ nợ = Vốn lưu động ròng - Nhu cầu vốn lưu động. Ngân quĩ có > Ngân quĩ nợ, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng hoàn trả ngay các khoản nợ ngắn hạn cho người cho vay nếu các khoản vay này đến hạn trả nợ. Trường hợp này còn gọi là doanh nghiệp dư thừa ngân qũi. Ngân quĩ có < Ngân quĩ nợ, doanh nghiệp chưa đủ tiền thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cho vay khi đến hạn, doanh nghiệp thiếu hụt ngân quĩ. Khi ngân quĩ ròng > 0 (nếu nhu cầu vốn lưu động

dương): ngoài việc tài trợ cho tài sản dài hạn, nguồn vốn dài hạn trong doanh nghiệp chưa sử dụng còn để trên khoản mục tiền hoặc đang dùng vào đầu tư chứng khoán ngắn

hạn. Nếu ngân quĩ ròng < 0 (nhu cầu vốn lưu động âm) nguồn vốn dài hạn chỉ tài trợ một phần nhu cầu vốn lưu động, phần còn lại dựa vào tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng. Nhu cầu vốn lưu động trong doanh nghiệp được tài trợ càng nhiều từ nguồn vốn vay thể

hiện doanh nghiệp càng phụ thuộc vào ngân hàng.Vốn lưu động ròng tăng, giảm do ảnh hưởng bởi: nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn.

Nguồn vốn dài hạn tăng có thể do tăng nguồn vốn chủ sở hữu như doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, bên liên doanh góp vốn hoặc doanh nghiệp tăng vốn từ việc tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của kì trước hoặc tăng vốn dài hạn do doanh

sắm thêm máy móc thiết bị, xây dựng mới hay mở rộng nhà xưởng kho tàng nhằm tăng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hoặc do bán bớt các tài sản không cần dung, do điều chuyển, thanh lý... làm giảm TSCĐ.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh

và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chuyên viên cho vay cần xem xét tình hình biến động trong các khoản mục của báo cáo kết quả kinh doanh. Khi phân tích cần tính ra và so sánh mức độ cũng như tỷ lệ biến động giữa các kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu, so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với doanh thu thuần. Cụ thể:

So sánh khoản chi phí với doanh thu thuần để biết để có được 1 đơn vị doanh thu thuần thì cần hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí tương ứng. Mức hao phí càng lớn so với kỳ gốc

thì hiệu quả kinh doanh càng giảm và ngược lại. So sánh các khoản lợi nhuận với doanh

thu thuần cho biết 1 đơn vị doanh thu thuần thì mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Giá trị lợi nhuận đem lại càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo LCTT cung cấp thông tin về các luồng tiền

thu vào và chi ra của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Nó cũng cho thấy sự liên hệ giữa số tiền dư ra cuối kỳ với số dư đầu kỳ trên bảng CĐKT của doanh nghiệp đó. Những

thông tin dựa trên cơ sở của báo cáo LCTT đối chiếu với những thông tin dựa trên cơ sở

dồn tích của báo cáo kết quả HĐKD sẽ cho người phân tích hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả HĐKD phản ánh doanh thu phát sinh thay vì tiền nhận được, ngược lại, báo cáo LCTT phản ánh tiền khi doanh nghiệp thu được thay

vì doanh thu khi nó phát sinh. Việc chuyển đổi giữa lợi nhuận kế toán và lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD sẽ cung cấp cho người phân tích thông tin hữu ích về việc khi nào, khả năng ra sao và bằng các nào mà công ty có thể tạo ra tiền nhờ các hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh thông tin về lượng tiền tạo ra hoặc sử dụng trong hoạt động kinh doanh,

báo cáo LCTT còn cung cấp thông tin về lượng tiền thu từ (hay chi cho) các hoạt động đầu tư và tài chính của công ty. Đánh giá báo cáo LCTT thường liên quan tới việc đánh

giá khách quan các nguồn tiền và việc sử dụng tiền của doanh nghiệp, các yếu tố chi phối dòng tiền trong từng giai đoạn hoạt động đó, cụ thể:

Bước 1: Đánh giá xem nguồn thu tiền và chi tiền chủ yếu là từ HĐKD, hoạt động

đầu tư hay hoạt động tài chính. Trong dài hạn, một công ty phải tạo ra tiền từ HĐKD, nếu dòng tiền thuần từ HĐKD liên tục bị âm, công ty phải vay tiền hoặc phát hành cổ phiếu (các hoạt động tài chính) để tài trợ cho phần thiếu hụt. Tiền được tạo ra từ HĐKD

có thể dùng cho hoạt động đầu tư hoặc tài chính. Tiền buộc phải đến chủ yếu từ HĐKD để doanh nghiệp có thể hoàn vốn cho người cho vay và đầu tư.

Bước 2: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền tệtừ HĐK. Tìm hiểu các nhân tố quan trọng nhất quyết định dòng tiền từ HĐKD. Báo cáo LCTT theo phương

pháp gián tiếp cho thấy sự tăng giảm của các khoản mục phải thu, tồn kho, phải trả... để biết công ty đang tạo ra tiền hay chi tiền cho HĐKD và lí do. Đối với công ty ở giai đoạn trưởng thành, dòng tiền thuần từ HĐKD phải lớn hơn lợi nhuận sau thuế. Một công

ty có lợi nhuận sau thuế lớn mà dòng tiền thuần từ HĐKD kém thì đó có thể là dấu hiệu của chất lượng lợi nhuận thấp.

Bước 3: Đánh giá các nhân tố chủyếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư. Cho biết doanh nghiệp đã đầu tư bao nhiêu tiền cho tương lai vào các khoản bất động sản, nhà xưởng, máy móc, thiết bị; bao nhiêu cho việc góp vốn vào đơn vị khác hoặc cho các khoản đầu tư tài sản tài chính.

Bước 4: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.

Người phân tích cần xem xét từng khoản mục để hiểu công ty đang thu hút vốn hay hoàn

trả vốn, bản chất của nguồn vốn, lượng cổ tức được chi trả cùng giá trị cổphiếu quỹ mà công ty mua lại.

Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính bổ sung thêm

thông tin về các báo cáo đã đề cập ở trên. Vì vậy người phân tích có thêm thông tin về chế độ kế toán đang được áp dụng tại doanh nghiệp vay vốn, phương pháp hạch toán,... từ đó có đánh giá tổng quá và cụ thể chi tiết hơn về tình hình tài chính, thu nhập và hiệu

doanh nghiệp, cần đi vào phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản: nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời và cơ cấu vốn.

1.4.2. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính

1.4.2.1. Nhóm tỷ số về hiệu quả hoạt động

a. Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán

Vòng quay hàng tôn kho = —---T—————--— Hàng tôn kho bình quân

Phản ánh số lần trung bình hàng tồn kho luân chuyển trong một kỳ.

, λi 365

Số ngày của một vòng quay = Vòng quay HTK

Tỷ số này phản ánh khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian hàng lưu kho. Hai chỉ tiêu vòng

quay HTK và số ngày một vòng HTK dùng để đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Vòng quay HTK giảm hay số ngày một vòng HTK tăng cho thấy thời

gian HTK tồn tại trong kho dài, vốn ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, có trường hợp vòng quay HTK giảm do kết quả của tăng dự trữ nhằm đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng, nhu cầu mùa vụ hay dự đoán xu hướng nhu cầu tăng.

b. Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

Doanh thu thuần

Vòng quay khoản phải thu = ——--- ———;- , ,— Bình quân khoản phải thu

Thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu bán hàng với các khoản phải thu của doanh

nghiệp. Vòng quay khoản phải thu đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá hiệu quả của chính sách đầu tư của doanh nghiệp, thông thường, vòng quay khoản phải thu cao nói lên rằng các doanh nghiệp đang quản lý các khoản phải thu hiệu quả, vốn đầu tư cho các khoản phải thu ít hơn.

365

Kỳ thu tiên bình quân = —---—— ---- — Vòng quay khoản phải thu

So với kỳ trước, vòng quay khoản phải thu giảm hoặc thời gian bán chịu cho khách hàng dài hơn, hay các khoản phải thu thu hồi chậm hơn, thể hiện vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh toán, nhu cầu vốn gia tăng trong điều kiện

qui mô sản xuất kinh doanh không đổi, cho thấy nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp

giảm hoặc khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của khách hàng kém đi. Chứng tỏ chính sách tín dụng kém hiệu quả hoặc chính sách nới lỏng tín dụng với bạn hàng nhằm mở rộng doanh số hoạt động. Ngược lại vòng quay khoản phải thu cao có thể do quản lý nợ phải thu tốt hoặc sự không hiệu quả trong khâu bán hàng do doanh nghiệp thắt chặt tín dụng hay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không tốt.

c. Vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản

Doanh thu thuần

Vòng quay tài sản cô định = ;----Ấ --- — Tài sản cô định bình quân

Phản ánh mức độ đầu tư vốn vào TSCĐ để tạo doanh thu hay một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Một doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng TSCĐ thấp thường được đánh giá là quản lý TSCĐ chưa hiệu quả. Tuy nhiên tỷ số này còn phụ

thuộc vào mức độ hiện đại của công nghệ, phương pháp khấu hao hoặc thời điểm hình thành TSCĐ.

, Doanh thu và thu nhập khác Vòng quay tông tài sản = ——T---——-———-— ----

Tông tài sản bình quân

Đo lường tổng quát về năng lực hoạt động của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp,

thể hiện qua mối quan hệ giữa tổng doanh thu và thu nhập khác trong doanh nghiệp với tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Tỷ số càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, doanh nghiệp cần ít tài sản hơn để duy trì mức doanh thu.

1.4.2.2. Nhóm tỷ số về khả năng thanh khoản

, Tài sản ngắn hạn

Tỷ sô khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = ——---7—---— Nợ ngắn hạn

với nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, tỷ số này quá cao cũng có thể doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả.

,, ι ι ι ι TVTĐT + ĐTNH + KPT

Tỷ sô khả năng thanh toán nhanh =---—---7— --- Nợ ngăn hạn

Tỷ số này cho biết khả năng huy động nhanh các nguồn tiền và chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngắn hạn trong đó bao gồm cả các khoản vay dài hạn đến hạn trả.

,, ι ι TVTĐT + ĐTNH

Tỷ sô khả năng thanh toán ngay = — ---7— --- Nợ ngăn hạn

Trong nhiều trường hợp, tuy doanh nghiệp có tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn và thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả năng trả nợ các khoản nợ đến hạn. Ta cần xem xét khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp.

1.4.2.3. Nhóm tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính

, Nợ phải trả

Tỷ sô nợ = ZTx ---Ã---— Tông nguôn vôn

Tỷ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ bên ngoài

là bao nhiêu phần trăm, thể hiện mức độ tài trợ cho số tài sản hiện có của doanh nghiệp từ nguồn vốn từ bên ngoài.

Nợ trên VCSH = Tông nợ VCSH

Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. Nó cho ta biết về tỷ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp

sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình.

Sự tăng và giảm của các chỉ số cho thấy sự phụ thuộc nhiều hoặc ít của nợ vào nguồn tài chính.

, Lợi nhuận trước lãi và thuế + Chi phí lãi vay

Hệ sô khả năng thanh toán lãi vay = —::--- —, ,--- Chi phí lãi vay

Là tỷ lệ nợ và tỷ suất sinh lời được sử dụng để xác định mức độ dễ dàng mà một công ty có thể trả lãi cho khoản nợ tồn đọng của mình. Tỷ lệ này càng thấp thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng khó đáp ứng các khoản thanh toán nợ của mình.

1.4.2.4. Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu 160 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AGRIBANK – CHI NHÁNH mỹ ĐÌNH (Trang 26)

w