Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 160 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AGRIBANK – CHI NHÁNH mỹ ĐÌNH (Trang 60 - 64)

7. Kết cấu khóa luận

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Một là về nội dung phân tích: Khi thực hiện phân tích BCTC Chi nhánh Mỹ Đình có ưu điểm là tập trung đánh giá những đặc trưng của doanh nghiệp tuy nhiên cán bộ tín dụng vẫn chưa đi vào nội dung như vốn lưu động để thấy được mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn hay báo cáo lưu chuyển tiền tệ để tìm hiểu sự luân chuyển dòng tiền trong doanh nghiệp chủ yếu đến từ hoạt động nào. Hai nội dung phân tích trên sẽ giúp cán bộ tín dụng có cái nhìn chính xác hơn về tài chính của doanh nghiệp để đưa ra quyết định cho vay. Tiếp đó với những khách hàng doanh mới đến vay vốn, cán bộ phân tích mới thực hiện phân tích báo cáo tài chính trong giai đoạn từ 2-3 năm. Điều này khiến khó thấy được sự thay đổi của các khoản mục tài chính. Thời gian 2 hoặc 3 năm là không đủ để miêu tả rõ biến động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là về phương pháp phân tích. Tại Chi nhánh Mỹ Đình phương pháp khi sử dụng phương pháp so sánh cán bộ tín dụng mới chỉ so sánh hoạt động kinh doanh giữa các năm để thấy được sự thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp mà thiếu đi sự so sánh với các công ty cùng ngành để thấy được ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, phương pháp Dupont cũng chưa được sử dụng để làm rõ nguyên nhân tăng/giảm của lợi nhuận đến từ đâu.

Ba là về công tác lưu trữ và tra cứu thông tin của khách hàng. Các hồ sơ sau khi được phân tích và phê duyệt sẽ được đưa về kho để bảo quản nhưng do số lượng khách hàng đến xin được cấp vốn nhiều nên dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng quên không bàn giao hồ sơ cho bộ phận kho. Một số trường hợp khách hàng cũ cần tìm hồ sơ để kiểm tra nhưng hồ sơ vẫn chưa được lưu về kho và vẫn do cán bộ tín dụng giữ gây khó khăn trong khâu kiểm soát. Đối với khách hàng mới cần được cấp mã khách hàng nhưng do lỗi hệ thống hay do cán bộ phân tích nhầm lẫn nên vẫn xuất hiện tình trạng lấy mã khách hàng cũ sử dụng cho khách hàng mới gây ra rối loạn trong khâu tìm kiếm hồ sơ và tìm kiếm lịch sử vay vốn của khách hàng.

Bốn là nhân lực trong công tác phân tích. Hiện nay, tại Chi nhánh Mỹ Đình có số lượng doanh nghiệp đến vay vốn tương đối lớn nhưng do nguồn nhân lực bị hạn chế nên cán bộ tín dụng sẽ làm từ đầu khi tiếp xúc khách hàng cho đến khâu thực hiện phân tích BCTC. Việc đảm đương khối lượng công việc lớn sẽ khiến cho công tác phân tích khó đạt được độ chính xác cao.

2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan

Một là thiếu tính chuyên môn hóa trong công tác tổ chức. Mỗi ngày, cán bộ tín dụng ngoài việc thực hiện báo cáo phân tích họ còn phải thực hiện nhiều nghiệp vụ chuyên môn khác. Vì thế, cán bộ tín dụng chưa thể tập trung để thực hiện báo cáo phân tích chi tiết và đạt hiệu quả cao trong khoảng thời gian ngắn từ hai đến ba ngày với những doanh nghiệp nhỏ và mười ngày đối với những doanh nghiệp lớn. Điều này, khiến cán bộ tín dụng chịu nhiều áp lực khi thực hiện công việc dễ xảy ra lỗi khi thực hiện phân tích, hơn nữa nội dung phân tích được thực hiện trong thời gian ngắn sẽ không được đầy đủ, chi tiết và đạt chính xác cao.

Hai là cán bộ tín dụng tại chi nhánh có năng lực chưa đồng đều. Bên cạnh những cán bộ dày dặn kinh nghiệm trong công tác phân tích thì bên cạnh đó Chi nhánh vẫn còn những cán bộ mới vào nghề, kinh nghiệm còn non nên khi thực hiện phân tích vẫn xảy ra những sai xót không đáng có. Điều này, khiến cho chất lượng phân tích bị giảm, hơn nữa nếu lỗi sai không được kiểm soát sẽ gây ra nợ xấu, nợ khó đòi cho Chi nhánh Mỹ Đình.

b. Nguyên nhân khách quan

Một là khách hàng chưa tạo được độ tin cậy cao trong việc cung cấp hồ sơ. Tuy Chi nhánh Mỹ Đình đã yêu cầu các doanh nghiệp đến vay vốn phải cung cấp BCTC được kiểm toán nhưng cũng không thể tránh được các trường hợp khách hàng thực hiện các thủ thuật kế toán để qua mặt cơ quan kiểm toán. Sau đó, báo cáo tài chính đã qua chỉnh sửa được doanh nghiệp mang đến ngân hàng sẽ gây ra đánh giá không chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến kết luận cho vay sai từ cán bộ tín dụng.

Hai là hạn chế về số liệu vĩ mô. Hiện nay, các số liệu tài chính liên quan đến từng ngành nghề kinh tế vẫn chưa có được sự quan tâm từ phía Bộ Tài chính hay Tổng cục Thống kê gây khó khăn và bất lợi cho các ngân hàng khi thực hiện so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với ngành. Khi muốn so sánh Ngân hàng thường tự lấy số liệu mà mình tổng hợp được từ các khách hàng hoặc liên hệ với các công ty chứng khoán thực hiện phân tích ngành để lấy được số liệu phân tích. Điều này thì gây ảnh hưởng chung đến tính thống nhất của số liệu ngành khi so sánh vì mỗi một ngân hàng thì sẽ có các nguồn thông tin khác nhau gây ra sự thiếu chính xác khi thực hiện so sánh.

Ba là ảnh hưởng của nền kinh tế. Từ cuối năm 2019 đến nay, nền kinh tế biến động liên tục và khó để kiểm soát do ảnh hưởng ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19. Khi thực hiện phân tích tài chính các cán bộ tín dụng cần dựa vào tình hình kinh tế để đánh giá phương án kinh doanh của doanh nghiệp có khả quan với tình hình kinh tế không. Từ đây có thể đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhưng với nền kinh tế đoán định như hiện nay thì việc thực hiện khá khó khăn và đòi hỏi sự nhạy bén từ cán bộ phân tích.

Ket luận chương 2

Thông qua chương hai, đầu tiên ta thấy được Agribank Chi nhánh Mỹ Đình là một chi nhánh có tiềm lực kinh doanh và tài chính tương đối lớn trong hệ thống ngân hàng Agribank khi Chi nhánh luôn thực tốt các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra vào giai đoạn năm 2018-2020.

Sau khi xem xét tổng quan về chi nhánh thì chương 2 đề cập đến hoạt động phân tích tài chính KHDN tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình cụ thể ở đây là Công ty Cổ phần

Xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Ninh 2. Các bước phân tích được cán bộ tín dụng tại Chi nhánh thực hiện rõ ràng đầy đủ, các số liệu được phân tích từ nguồn chính là báo cáo tài chính hai năm liên tiếp của công ty là 2019 và 2020 để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận thực tế tại công ty và các tỷ số tài liên quan đến khả năng trả nợ cũng như dự đoán tình hình kinh doanh trong năm 2021 để quyết định cho vay.

Cuối cùng thông qua ví dụ thực tế ta thấy được điểm mạnh, yếu cần khắc phục cũng như nguyên nhân tồn động của ngân hàng Agribank chi nhánh Mỹ Đình khi thực hiện công tác phân tích tài chính KHDN.

Chỉ tiêu 2019 2020 So sánh

Tuyệt đối Tỷ lệ

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH

Một phần của tài liệu 160 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AGRIBANK – CHI NHÁNH mỹ ĐÌNH (Trang 60 - 64)