Mục tiêu của Agribank chi nhánhMỹ Đìnhtrong hoạt động cho vay của

Một phần của tài liệu 160 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AGRIBANK – CHI NHÁNH mỹ ĐÌNH (Trang 64 - 71)

7. Kết cấu khóa luận

3.1. Mục tiêu của Agribank chi nhánhMỹ Đìnhtrong hoạt động cho vay của

Agribank — chi nhánh Mỹ Đình

3.1.1. về phát triển tín dụng

về tăng trưởng dư nợ: Tập trung đầu tư các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn phù hợp với định hướng của Agribank Việt Nam. Chủ động tiếp cận, chọn lọc khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, phương án khả thi, hiệu quả, các dự án đầu tư để thẩm định và cho vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng bền vững. Về kiểm soát nợ xấu: Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ rủi ro trình Agribank Việt Nam phê duyệt xử lý rủi ro nhóm khách hàng kinh doanh phân bón Sumagrowth, duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Tập trung thu lãi và gốc đến hạn, xử lý dứt điểm nợ xấu và hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thường xuyên bám sát thu thập thông tin căn cứ các công tác cảnh báo ngăn ngừa nợ xấu phát sinh của Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro và các kênh thông tin khác.

3.1.2. Về chính sách tín dụng

Công tác xử lý nợ xấu, nợ XLRR: Tập trung mọi nguồn lực, thực hiện nhiều biện pháp trong đó có xử lý nợ xấu theo nghị quyết 42/2017/QH14 để xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, không để nợ xấu phát sinh.

Thực hiện miễn giảm lãi đối với các khách hàng khó khăn có phương án trả nợ khả thi nhằm thu hồi nợ tạo điều kiện để khách hàng trả nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro.

3.1.3. Về công tác nhân sự tín dụng

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính khách hàng, phát triển dư nợ bền vững hữu hiệu. Giao khoán triệt để đến từng cán bộ kế hoạch tăng trưởng, thu lãi, thu hồi nợ xấu, nợ XLRR... gắn liền với việc chi lương, thưởng. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát huy được hiệu quả công việc, tăng năng lực cạnh tranh, phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hóa Agribank.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Agribank — chi nhánh Mỹ Đình

3.2.1. Bổ sung nội dung phân tích

Đầu tiên, khoảng thời gian mà chi nhánh Mỹ Đình sử dụng để phân tích đối với khách hàng mới chưa có sự thống nhất khi có cán bộ sử dụng số liệu 2 năm, cán bộ sử dụng số liệu 3 năm để phân tích. Chính vì vây, chi nhánh Mỹ Đình cần thống nhất lại thời gian sử dụng số liệu phân tích để đảm bảo độ chính xác cao cho cán bộ phân tích. Khoảng thời gian 5 năm là phù hợp để xác định rõ được biến động của các chỉ số tài chính. Trong khoảng thời gian này cũng giúp các cán bộ phân tích xác định được lý do thay đổi của các khoản mục dựa trên tình hình kinh tế-xã hội. Khoảng thời gian 2-3 năm là chưa phù hợp cho việc phân tích.

Thứ hai, khi phân tích bảng cân đối kế toán cần kết hợp phân tích mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng để thấy được doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cơ cấu vốn tại doanh nghiệp hiện nay có an toàn hay không.

Bảng 3.1. Vốn lưu động ròng CTCP Thủy sản 2 Quảng Ninh giai đoạn 2019-2020

Tài sản ngắn hạn 5161.900.803.63 9179.442.708.96 417.541.905.33 10,83% - Hàng tồn kho 133.453.092.79 9 7133.903.334.04 450.241.248 0,34% - Khoản phải thu 17.288.007.790 35.991.929.605 518.703.921.81 108,19 % Nợ ngắn hạn 4145.127.391.55 7161.817.360.26 316.689.968.71 11,50 % - Vay ngắn hạn 4133.748.881.26 8150.615.003.79 416.866.122.53 12,61 % Nợ ngắn hạn - vay ngắn hạn 11.378.510.290 11.202.356.469 -176.153.821 -1,55%

Vốn lưu động ròng 16.773.412.081 17.625.348.702 851.936.621 5,08% Nhu cầu VLĐ ròng 133.967.688.508 158.692.907.183 24.725.218.675 18,46 % Ngân quỹ ròng -117.194.276.427 -141.067.558.481 -23.873.282.054 20,37 %

TT CHỈ TIÊU Thủy sản 2 Quảng Ninh Thủy sản Năm Sao Thủy sản Minh Phú

Γ- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 100 100 100 2 Giá vốn hàng bán 93,51 89,76 89,33 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 6,49 10,24 10,67

Nguồn: Báo cáo đề xuất cho vay CTCP xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh

Cụ thể có thể đánh giá Vốn lưu động ròng tại Công ty Cổ phần Thủy sản 2 Quảng Ninh như sau: Vốn lưu động tăng từ năm 2019 là hơn 16 tỷ đồng lên gần 18 tỷ đồng năm 2020 và tăng 5,08%. Vốn lưu động dương cho thấy cho thấy nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp đủ để hỗ trợ cho tài sản ngắn hạn để duy trì sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Tương tự như vốn lưu động, nhu cầu vốn lưu động tăng từ 134 tỷ đồng năm 2019 lên 159 tỷ đồng năm 2020 với mức tăng 18,46%. Nhu cầu vốn lưu động ròng tăng do mức tăng của khoản phải thu tại doanh nghiệp tăng 17 tỷ đồng năm 2019 lên đến gần 36 tỷ đồng năm 2020 tăng 108,19% do ảnh hưởng từ dịch Covid 19 khiến khách hàng của doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến mua hàng chưa thể trả tiền ngay. Tương tự, hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng tăng 0,34% từ 2019 đến 2020 do doanh nghiệp thực hiện phương án mở rộng sản xuất vào cuối năm 2010. Năm 2020, doanh nghiệp đã thực hiện trả nợ ngắn hạn tốt khi nợ ngắn hạn (không bao gồm vay ngắn hạn) giảm 1,55% do với 2019.

Dù vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng đều dương cho thấy doanh nghiệp sử dụng tương đối tốt nguồn vốn vay từ phía ngân hàng nhưng ngân quỹ ròng cùa doanh nghiệp âm trong hai năm 2019 và 2020 hơn 100 tỷ đồng cho thấy nguồn vốn vay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

Thông qua xem xét ba tiêu chí về vốn lưu động cho thấy với việc có nhu cầu vay vốn 130 tỷ đồng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là khá hợp lý nhưng cán bộ tín dụng cũng cần lưu ý đến việc doanh nghiệp sử dụng quá nhiều vốn vay từ ngân hàng có thể dẫn đến mất cân đối vốn tại doanh nghiệp.

Thứ ba, cán bộ phân tích cũng cần lưu ý đến việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện rõ được tính thanh khoản,

thanh toán cũng như khả năng chuyển đổi trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xem xét sự luân chuyển của các dòng tiền hoạt động, đầu tư hay tài chính bên cạnh việc đánh giá doanh thu, chi phí và lợi nhuận sẽ giúp cho cán bộ phân tích nhìn rõ hơn doanh thu đến có đến chủ yếu từ hoạt động sản xuất chính của doanh nghiệp không để tránh gian lận. Hơn nữa khi dòng tiền tài chính như tiền gửi ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn tốt cũng chứng minh cho doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi tiền mặt nhanh để thanh toán nợ. Cán bộ phân tích dựa vào BCLCTT sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Trong quá trình thu thập dữ liệu, khóa luận mới chỉ tiếp cận được báo cáo đề xuất cho vay của Chi nhánh nên khó để thực hiện phân tích bổ sung BCLCTT tại doanh nghiệp do thiếu thông tin.

3.2.2. Hoàn thiện, bổ sung thêm phương pháp phân tích

Chi nhánh Mỹ Đình nên thực hiện so sánh tình hình tài chính của công ty vay vốn với các công ty khác cùng ngành để thấy rõ hơn tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Lấy ví dụ điển hình là Công ty Cổ phần xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh mà Chi nhánh đã thực hiện phân tích so sánh với Công ty Cổ phần Thủy sản Năm Sao (công ty đang thực hiện vay vốn tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (công ty hàng đầu trong ngành sản xuất thủy sản tại Việt Nam) để thấy được tình hình sản xuất của công ty đang được phân tích là Thủy sản 2 Quảng Ninh so với công ty đầu ngành và so với công ty đang thực hiện vay vốn tại cùng Chi nhánh Mỹ Đình.

Bảng 3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một số công ty ngành sản xuất Thủy sản năm 2020

4 Doanh thu hoạt động tài chính 0,33 0,11 1,39

5 Chi phí tài chính 3,58 4,90 0,85

Trong đó: chi phí lãi vay 3,56 3,99 0,62

6 Chi phí bán hàng 0,61 0,96 4,68

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,35 3,62 1,43

8 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 0,28 0,88 5,35

9 Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 0,28 0,88 5,32

10 Chi phí thuế TNDN hiện hành 0,04 0,40 0,49 11 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

Chỉ tiêu 2019 2020

LNST/Doanh thu và thu nhập khác 0,0013 0,0024 Doanh thu và thu nhập khác/Tổng tài sản bình quân 0,8602 0,8320 Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân 12,4066 8,6621

ROE 1,42 1,73

Nguôn: Báo cáo đê xuât cho vay CTCP xuât khâu Thủy sản 2 Quảng Ninh và CTCP Thủy sản Năm Sao, BCTC hợp nhât CTCP Tập đoàn Thủy Sản Minh Phú

Đầu tiên về giá vốn hàng bán, Thủy sản 2 Quảng Ninh mất 93,51 đồng thì Thủy sản Năm Sao hay Thủy sản Minh Phú chỉ mất hơn 89 đồng chi phí. Do mất nhiều chi phí cho giá vốn hàng bán nên lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ của doanh nghiệp cũng thấp hơn so với hai doanh nghiệp còn lại. Nguyên nhân đến thì nguồn cung nguyên

liệu của mỗi doanh nghiệp là khác nhau dẫn đến sự khác biệt về giá vốn hàng bán. Thứ hai về chi phí bán hàng Thủy sản 2 Quảng Ninh ít hơn chi phí bán hàng của hai doanh nghiệp còn lại. Nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính lại cao hơn Thủy sản Minh Phú. Thủy sản 2 Quảng Ninh là công ty nhỏ trong ngành sản xuất thủy sản tại Việt Nam nên chi phí tài chính lớn hơn Thủy sản Minh Phú đến từ chi phí tài chính hầu hết là chi phí lãi vay của Thủy sản 2 Quảng Ninh đi vay tại Ngân hàng

để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba về lợi nhuận tù hoạt động kinh doanh của Thủy sản 2 Quảng Ninh cũng thấp hơn so với hai công ty còn lại. Do tốn nhiều nhiều chi phí vào giá vốn hàng bán,

lại các chi phí chi cho hoạt động lãi vay và quản lý doanh nghiệp để giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận của Công ty hơn nữa.

Để thấy rõ được sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến tỷ số ROE Chi nhánh nên kết hợp sử dụng thêm phương pháp Dupont trong phân tích. Nếu áp dụng phương pháp tính Dupont cho ROE đối với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy 2 Quảng Ninh sẽ cho ra kết quả như sau:

Bảng 3.3. Chỉ tiêu tính ROE theo phương pháp Dupont

Nguồn: Báo cáo đề xuất cho vay CTCP xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh

Theo báo cáo đề xuất cho vay thì năm 2019, ROE của doanh nghiệp là 1,42% và tăng lên 1,73% vào năm 2020 chủ yếu do hệ số lợi nhuận ròng tăng do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 0,71% (từ 165 tỷ đồng năm 2019 lên 166 tỷ đồng năm 2020) và đặc biệt là lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 80,76% (từ 221 triệu đồng năm 2019 lên 399 triệu đồng năm 2020). Hiệu suất sử dụng tài sản và hệ số nợ giảm đã được hệ số lợi nhuận ròng bù đắp cho thấy hai năm gần đây công ty đã quản lý chi phí tốt hơn, doanh thu tăng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Yếu tố có tác động tích cực lên lợi nhuận vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp đang muốn mở rộng quy mô kinh doanh và sản xuất trong năm 2021 khi tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều tăng lần lượt 8,24% và 98,26% trong năm 2020.

3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin phân tích

Agribank Chi nhánh Mỹ Đình hiện nay có lượng khách hàng đến vay vốn lớn nhưng các nguồn thông tin sử dụng để so sánh hiện nay mới chỉ đến từ doanh nghiệp vay vốn cung cấp và trong nội bộ Ngân hàng tự thu thập thiếu sự liên kết với các nguồn thông tin bên ngoài, chính vì vậy Chi nhánh nên tăng cường đối thoại đa chiều với các cơ quan quản lý, các ngân hàng thương mại khác và khách hàng để nắm được nhiều

thông tin về môi trường vĩ mô, môi trường ngành và hiểu rõ hơn về khách hàng để tăng độ chính xác cũng như chuyên sâu hơn khi thực hiện phân tích báo cáo tài chính KHDN.

Bên cạnh đó, với khối lượng thông tin lưu trữ lớn từ các khách hàng, Chi nhánh Mỹ Đình cũng nên sử dụng chính những nguồn nội nộ đó để thực hiện đối chiếu các khách hàng với nhau. Đối với hai đối tượng khách hàng cùng đến vay vốn cũng có thể là đối tác làm ăn, bạn hàng của nhau trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Khi thực hiện phân tích phát hiện được mối liên hệ đó không chỉ giúp ta đánh giá được tình hình sản xuất của doanh nghiệp mà còn tránh được rủi ro gian lận giữa hai doanh nghiệp giúp ngân hàng tránh được những rủi ro gian lận mà không tìm thấy được từ báo cáo tài chính.

3.2.4. Hoàn thiện tổ chức công tác phân tích

Cán bộ tín dụng tại chi nhánh làm việc từ khâu đầu tiên khi tiếp xúc với khách hàng cho đến khi được phê duyệt hồ sơ cho vay. Việc này gây lãng phí thời gian và khiến cho cán bộ không phát huy hết được khả năng của mình tại lĩnh vực thế mạnh. Chi nhánh nên phân chia lại các đầu công việc thành 2 nhóm cụ thể. Nhóm đầu tiên chuyên tiếp xúc và xử lý hồ sơ đầu vào của các công ty đăng ký vay vốn tại chi nhánh. Nhóm này sẽ xử lý, thu hồ sơ đầy đủ của doanh nghiệp sau đó chuyển cho nhóm thứ 2. Nhóm thứ 2 là nhóm chuyên phân tích, thẩm định các bộ hồ sơ đầy đủ và đưa ra phương án cho vay. Khi làm như vậy, có thể giảm tải lượng công việc mà các cán bộ đang phải xử lý. Đồng thời giúp cho tiến độ gặp gỡ khách hàng cũng như phân tích tài chính diễn ra nhanh hơn. Nâng cao hiệu suất công việc.

Một phần của tài liệu 160 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AGRIBANK – CHI NHÁNH mỹ ĐÌNH (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w